Tiểu Luận Phần mềm Quản lý điểm học sinh phổ thông

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Phần mềm Quản lý điểm học sinh phổ thông
    Information
    [TABLE]
    [TR]
    [TD="width: 5%"][/TD]
    [TD="width: 90%"]Muc luc

    CHƯƠNG I: HIỆN TRẠNG VÀ YÊU CẦU 5
    I.1. Hiện trạng 5
    I.1.1 Giới thiệu về thế giới thực: 5
    I.1.2 Chức năng: 5
    I.1.3 Người dùng: 6
    I.1.4 Tiêu chuẩn đánh giá: 6
    I.1.5 Quy định: 7
    CHƯƠNG II: THIẾT KẾ PHẦN MỀM 7
    I.Thiết kế dòng dữ liệu: 7
    1. Sơ đồ logic: 7
    THAMSO (MaTS, HeSoNhan) 8
    PHUTRACH(MaGVPT,MaLop) 8
    3. Danh sách các thành phần của sơ đồ: 8
    4. Danh sách các thuộc tính của từng thành phần 9


    MỞ ĐẦU
    Sau một thời gian học môn Công Nghệ Phần Mềm, nhóm chúng em đã tiếp thu được một số kiến thức cơ bản về Phần Mềm. Đó là giai đoạn quan trọng nhất trong quy trình Phát triển phần mềm. Nếu có sơ xót trong quá trình thiết kế dữ liệu có thể cho ra một sản phẩm phần mềm kém chất lượng hoặc không thể sử dụng,
    Hiện nay, Công nghệ thông tin được xem là một ngành mũi nhọn của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hoá như nước ta. Sự bùng nổ thông tin và sự Phát triển mạnh mẽ của công nghệ kỹ thuật số, yêu cầu muốn Phát triển thì phải tin học hoá tất cả các ngành, các lĩnh vực.
    Cùng với sự Phát triển nhanh chóng về phần cứng máy tính, các phần mềm ngày càng trở nên đa dạng, phong phú, hoàn thiện hơn và hỗ trợ hiệu quả cho con người. Các phần mềm hiện nay ngày càng mô phỏng được rất nhiều nghiệp vụ khó khăn, hỗ trợ cho người dùng thuận tiện sử dụng, thời gian xử lý nhanh chóng, và một số nghiệp vụ được tự động hoá cao.
    Do vậy mà trong việc Phát triển phần mềm, sự đòi hỏi không chỉ là sự chính xác, xử lý được nhiều nghiệp vụ thực tế mà còn phải đáp ứng các yêu cầu khác như về tốc độ, giao diện thân thiện, mô hình hoá được thực tế vào máy tính để người sử dụng tiện lợi, quen thuộc, tính tương thích cao, bảo mật cao (đối với các dữ liệu nhạy cảm), Các phần mềm giúp tiết kiệm một lượng lớn thời gian, công sức của con người, và tăng độ chính xác và hiệu quả trong công việc (nhất là việc sửa lỗi và tự động đồng bộ hoá).
    Ví dụ như việc quản lý điểm số học sinh trong trường trung học phổ thông. Nếu không có sự hỗ trợ của tin học, việc quản lý này phải cần khá nhiều người, chia thành nhiều khâu, mới có thể quản lý được toàn bộ hồ sơ học sinh (thông tin, điểm số, học bạ, ), lớp học (sỉ số, giáo viên chủ nhiệm, ), giáo viên, cũng như các nghiệp vụ tính điểm trung bình, xếp loại học lực cho học sinh toàn trường (số lượng học sinh có thể lên đến hàng ngàn). Các công việc này đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, mà sự chính xác và hiệu quả không cao, vì đa số đều làm bằng thủ công rất ít tự động. Một số nghiệp vụ như tra cứu, thống kê, và hiệu chỉnh thông tin khá vất vả. Ngoài ra còn có một số khó khăn về vấn đề lưu trữ khá đồ sộ, dễ bị thất lạc, tốn kém, Trong khi đó, các nghiệp vụ này hoàn toàn có thể tin học hoá một cách dễ dàng. Với sự giúp đỡ của tin học, việc quản lý học vụ sẽ trở nên đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả hơn rất nhiều.
    Tuy nhiên, trong quá trình làm không tránh khỏi những mặt hạn chế, thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được những nhận xét, đóng góp chân thành từ thầy để cho đồ án của chúng em thêm hoàn thiện hơn.
    Cuối lời chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Minh Đương đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức quan trọng và tận tình hướng dẫn chúng em trong suốt thời gian học môn Công nghệ phần mềm.
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]




     
Đang tải...