Phân luồng sau trung học phổ thông (thường diễn ra ở các nước phát triển) và phân luồng học sinh từ

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi dtv2612, 17/10/16.

  1. dtv2612

    dtv2612 New Member

    Bài viết:
    1
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kinh nghiệm thế giới cho thấy, muốn đẩy mạnh kinh tế của một quốc gia không phải chỉ cần có các nhà khoa học, các giáo viên, kỹ sư, các nhà kinh doanh, nhà quản lý . mà còn phải có đội ngũ đông đảo các công nhân, kỹ thuật viên lành nghề, các nhà công nghệ; nói khác đi là còn cần phải có một đội ngũ nhân lực phong phú, thạo việc và đồng bộ trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội.
    Bởi vậy, trong khu vực giáo dục đại học nếu chỉ chú ý phát triển phân hệ giáo dục hàn lâm hay học thuật (Academic/University Education) chú trọng cung cấp kiến thức lý luận cho người học như ở Việt Nam hiện nay thì chưa đủ, nhất là khi đã triển khai các công nghệ cao.
    Một đặc điểm hết sức quan trọng của giáo dục sau trung học tại các quốc gia "Con rồng Châu Á" là bên cạnh phân hệ giáo dục học thuật (không trùng hoàn toàn với phân hệ giáo dục đại học nghiên cứu như ở Việt Nam vẫn gọi) còn có phân hệ giáo dục công nghệ (Technological Education).
    Điều này cho phép các trường công nghệ nhấn mạnh kỹ năng thực hành và khía cạnh huấn luyện của giáo dục công nghệ, và cũng cho phép các trường uyển chuyển hơn trong vấn đề thiết kế nội dung chương trình đào tạo để đáp ứng các nhu cầu của thị trường nhân lực một cách nhanh chóng hơn.
    Hai phân hệ này sẽ rất khác biệt về cấu trúc nội dung chương trình đào tạo cũng như về tiêu chuẩn đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, chi phí đào tạo .Nhờ có được cả 2 loại nhân lực ở trình độ đại học như vậy nên các nước này đã rút ngắn được tiến trình công nghiệp hoá của mình, lẽ ra phải diễn ra trong hàng thế kỷ, song trên thực tế chỉ cần vài ba thập kỷ.
    Trong khi đó ở Việt Nam những cố gắng của cả cấp vĩ mô cũng như ở cấp vi mô lại vẫn hướng dẫn các trường chủ yếu đi theo hướng thứ nhất.
    Phân luồng học sinh – sinh viên như thế nào cho hợp lý?
    Kinh nghiệm thế giới cho thấy càng đi sâu vào tiến trình công nghiệp hóa thì cơ cấu trình độ và cơ cấu ngành nghề sẽ càng đa dạng hơn; và để đáp ứng được sự đa dạng đó, hệ thống giáo dục của quốc gia bắt buộc phải phân luồng mạnh.
    Có hai hướng phân luồng chính: Phân luồng học sinh bắt đầu từ sau trung học phổ thông (thường diễn ra ở các nước phát triển) và phân luồng học sinh từ sau trung học cơ sở (diễn ra ở các nước đang phát triển).
    Đối với Việt Nam, định hướng phân luồng từ sau trung học cơ sở của hệ thống giáo dục đã thể hiện ngày càng rõ hơn qua các văn bản pháp quy (Luật Giáo dục, Luật Giáo dục Đại học, Nghị quyết 29-NQ/TW, ).
    Tuy nhiên, thực tiễn đào tạo nguồn nhân lực của nước ta trong nhiều năm qua lại diễn ra hoàn toàn theo chiều hướng trái ngược. Thí dụ, theo thống kê giáo dục năm 2010-2011, 81,1% học sinh sau tốt nghiệp THCS được tuyển vào THPT, 9,86% gia nhập thị trường lao động.
    Chính tỷ lệ nhập học THPT cao như vậy đã dẫn tới tình trạng quy mô học sinh hệ trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề quá thấp so với quy mô sinh viên đại học – cao đẳng (mặc dù tỷ lệ nhập học đại học của Việt Nam vẫn còn ở dưới mức trung bình của thế giới) cũng như nhiều gay cấn khác có liên quan tới sự quá tải của các kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hàng năm.
    Vừa qua Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, Hội Khuyến học Việt Nam và Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người đã trình lên Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bản kiến nghị tái cấu trúc hệ thống giáo dục cho các thập niên đầu thế kỷ 21.
    Sơ đồ tái cấu trúc chủ yếu chỉ động chạm tới các phân hệ đào tạo nguồn nhân lực, với giả định giữ nguyên phân hệ giáo dục phổ thông (theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW). Các căn cứ để thiết kế sơ đồ này là:
    Thứ nhất, những định hướng cơ bản của Nghị quyết Trung ương 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế (hình thành một hệ thống giáo dục mở, thực hiện liên thông giữa các bậc học và trình độ,đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, phân luồng mạnh học sinh sau trung học cơ sở, .).
     
Đang tải...