Luận Văn Phân loại và phương pháp giải bài tập điện động lực vĩ mô

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần một: Mở đầu
    I. Lý do chọn đề tài
    Bài tập vật lý có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình nhận thức và phát
    triển năng lực tư duy của người học, giúp cho người học ôn tập đào sâu mở rộng kiến
    thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo ứng dụng vật lý vào thực tiễn, góp phần phát triển tư
    duy sáng tạo. Vì vậy, phân loại và đề ra phương pháp giải bài tập vật lý là việc làm
    rất quan trọng và cần thiết đối với sinh viên sư phạm.
    Vật lý học hình thành bằng con đường thực nghiệm nên tính chất cơ bản của nó
    là thực nghiệm. Và để biểu diễn các quy luật vật lý, trình bày nó một cách chính xác,
    chặt chẽ trong những quan hệ định lượng phải dùng phương pháp toán học. Vật lý lý
    thuyết là sự kết hợp giữa phương pháp thực nghiệm và toán học. Như vậy, vật lý lý
    thuyết có nội dung vật lý và phương pháp toán học. Điện động lực học là một môn
    học của vật lý lý thuyết, nên cũng có những đặc điểm đó. Điện động lực vĩ mô
    nghiên cứu và biểu diễn những quy luật tổng quát nhất của trường điện từ và tương
    quan của nó với nguồn gây ra trường.
    Sau khi học xong học phần Điện động lực, tôi cảm thấy đây là môn học tương
    đối khó. Nguyên nhân, đây là môn học mới, có nhiều hiện tượng, khái niệm, định
    luật, mới. Ngoài ra, muốn làm được bài tập Điện động lực, chúng ta phải biết được
    quy luật, bản chất vật lý và phải biết sử dụng phương pháp toán học (phương trình,
    hàm số, phép tính vi tích phân, các toán tử, phương pháp gần đúng, ). Trong khi
    vốn kiến thức về toán học thì hạn chế. Nên việc tìm ra một phương pháp giải cho bài
    tập Điện động lực là khó khăn.
    Với mục đích tìm hiểu sự tương ứng giữa những hiện tượng vật lý có tính quy
    luật (được biểu diễn dưới dạng những bài tập) với những mô hình toán học cụ thể, để
    qua đó xây dựng khả năng đoán nhận ý nghĩa vật lý của các mô hình toán học trong
    Điện động lực học nói riêng và vật lý lý thuyết nói chung mà tôi đã chọn đề tài:
    ”Phân loại và phương pháp giải bài tập Điện động lực học vĩ mô”.
    II. Đối tượng nghiên cứu
    Hệ thống các bài tập Điện động lực vĩ mô và các mô hình toàn học tương ứng
    với các mức độ nhận thức.
    III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    1. Mục đích nghiên cứu
    ã Trang bị cho bản thân nội dung lý thuyết về quy luật nhận thức.
    ã Phân loại bài tập dựa theo mức độ nhận thức.
    ã Tìm phương pháp giải cho các loại bài tập.
    ã Soi sáng nội dung lý thuyết, áp dụng thực tế.
    2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    ã Tìm hiểu các quy luật của quá trình nhận thức và mức độ nhận thức.
    ã Sưu tầm hệ thống bài tập liên quan nội dung lý thuyết được học.
    ã Xác định nội dung lý thuyết tương ứng với các mức độ nhận thức.
    2
    ã Xây dựng các tiêu chí để phân loại bài tập.
    ã Đưa ra phương pháp giải chung và áp dụng phương pháp chung cho một số
    bài tập.
    ã Một số bài tập đề nghị.
    IV. Phạm vi nghiên cứu
    Hệ thống các bài tập thuộc ba chương (Trường tĩnh điện, Trường tĩnh từ,
    Trường chuẩn dừng) của Điện động lực vĩ mô thuộc học phần Điện động lực học.
    V. Giả thuyết khoa học
    Căn cứ vào mức độ nhận thức, nếu phân loại và đề ra phương pháp giải bài tập
    Điện động lực học phù hợp với chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông
    thì giúp nâng cao được chất lượng học tập của sinh viên.
    VI. Phương pháp nghiên cứu
    1. Phương pháp đọc sách và nghiên cứu tài liệu.
    2. Phương pháp lấy ý kiến của chuyên gia.
    3. Phương pháp gần đúng.
    4. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.
    VII. Đóng góp của đề tài
    ã Xây dựng hệ thống bài tập theo mức độ nhận thức phần Điện động lực vĩ mô.
    ã Làm tài liệu tham khảo cho sinh viên đặc biệt là sinh viên ngành vật lý. Nhằm
    nâng cao chất lượng học tập học phần Điện động lực học của sinh viên.
    VIII. Cấu trúc khóa luận
    Phần I: Mở đầu.
    I. Lý do chọn đề tài.
    II. Đối tượng nghiên cứu.
    III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
    IV. Phạm vi nghiên cứu.
    V. Giả thuyết khoa học.
    VI. Phương pháp nghiên cứu.
    VII. Đóng góp của đề tài.
    VIII. Cấu trúc khóa luận.
    IX. Kế hoạch nghiên cứu.
    Phần II: Nội dung.
    Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài.
    Chương II: Phân loại phương pháp giải.
    Phần III: Kết luận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...