Tài liệu phân loại tội phạm đối với tội cướp giật tài sản

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    phân loại tội phạm đối với tội cướp giật tài sản

    1. Căn cứ vào khoản 3 điều 8 BLHS, hãy phân loại tội phạm đối với tội cướp giật tài sản
    Khoản 3 điều 8 BLHS quy định: “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 7 năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”.
    Điều 136 BLHS quy định về tội cướp giật tài sản:
    1.Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
    a) Có tổ chức;
    b) Có tính chất chuyên nghiệp;
    c) Tái phạm nguy hiểm;
    d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
    đ) Hành hung để tẩu thoát;
    e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%
    g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng
    h) Gây hậu quả nghiêm trọng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
    c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
    c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
    Như vậy, căn cứ vào khoản 3 điều 8 BLHS và theo quy đinh tại :
    - khoản 1 điều 136 BLHS: mức cao nhất của khung hình phạt của tội này là 5 năm nên tội này thuộc loại tội phạm nghiêm trọng;
    - khoản 2 điều 136 BLHS: mức cao nhất của khung hình phạt của tội này là 10 năm nên tội này thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng;
    - khoản 3 diều 136 BLHS: mức cao nhất của khung hình phạt của tội này là 15 năm nên tội này thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng;
    - khoản 4 điều 136 BLHS: mức cao nhất của khung hình phạt của tội này là 20 năm hoặc tù chung thân nên tội này thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
    2. Xác định khách thể và đối tượng tác động của tội phạm trong vụ án
    Để xác định được khách thể và đối tượng tác động của tội phạm trong vụ án trước hết cần làm rõ các khái niệm về khách thể và đối tượng tác động của tội phạm
    2.1 Xác định khách thể của tội phạm trong vụ án
    Khách thể của tội phạm là một yếu tố quan trọng của cấu thành tội phạm. Đó là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Khách thể của tội phạm được phân thành ba loại là: khách thể chung, khách thể loại và khách thể trực tiếp. Một tội phạm cụ thể bao giờ cũng xâm hại đến khách thể trực tiếp là quan hệ xã hội cụ thể thuộc nhóm quan hệ xã hội nào đó được luật hình sự bảo vệ- tức khách thể loại. Khách thể chung của tội phạm là tổng thể các các khách thể loại và các khách thể trực tiếp. Quan hệ giữa ba loại khách thể này phản ánh mối tương quan giữa các phạm trù về cái chung, cái đặc thù và cái riêng biệt.
    + Khách thể chung của tội phạm: là các quan hệ xã hội được quy định tại khoản 1 Điều 8.
    + Khách thể loại của tội phạm: là nhóm quan hệ xã hội cùng tính chất được nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của nhóm tội phạm
    + Khách thể trực tiếp của tội phạm: là quan hệ xã hội cụ thể bị loại tội phạm cụ thể trực tiếp xâm hại.
    Nghiên cứu khách thể có ý nghĩa giá trị sâu sắc, cho ta thấy bản chất của giai cấp tội phạm, khách thể của tội phạm nói lên tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.
    Trong vụ án trên, hành vi phạm cướp giật của A, B đã cấu thành tội cướp giật tài sản được quy định tại điều 136 BLHS, khách thể của tội cướp giật tài sản mà A, B đã xâm phạm là một trong những khách thể quan trọng được luật hình sự bảo vệ. Khách thể của tội này là quyền sở hữu, quản lý đối với tài sản và quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của công dân. Có thể thấy khách thể của tội phạm này phản ánh tính nguy hiểm cao cho xã hội của tội phạm. Quyền sở hữu, quyền được tôn trọng bảo vệ sức khỏe là những quyền cơ bản, quan trọng của công dân được pháp luật ghi nhận và đảm bảo thực hiện
    Quyền sở hữu, quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe con người là khách thể của nhiều tội khác nhau chứ không chỉ tại Điều 136 BLHS (ví dụ như các tội phạm được quy định tại chương XIV BLHS các tội xâm hại sở hữu, tội vi phạm các quy định về GTVT ). Nhưng vấn đề cần quan tâm ở đây là quyền sở hữu và quyền được tôn trọng, bảo vệ sức khỏe trong trường hợp vụ án cụ thể này có nghĩa rất quan trọng trong việc xác định tội danh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...