Tiểu Luận Phân loại sếp

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Phân loại sếp:
    a)Người lính không ngừng nghỉ
    Một ông “sếp” kiểu này thực sự là một người lính đầy năng lượng, ham mê hoạt động, làm việc quên ngày quên đêm và lúc nào cũng có mặt ở văn phòng rất sớm bất kể mưa bão, thiên tai, động đất hay các ngày lễ tết.
    Nhân viên nên làm gì? – Đối với một ông “sếp” như thế này, bạn không nên chống đối. Hãy sẵn sàng tâm lý tích cực, không nên có tâm trạng bị ép buộc khi phải làm muộn, làm ngoài giờ hay thậm chỉ làm cả trong ngày nghỉ, lễ tết.

    b)“Miếng bọt biển” không ngừng cập nhật

    “Sếp” luôn khuyến khích các ý tưởng, chỉ cần đó là ý tưởng mới. “Sếp” rành tất cả các lĩnh vực: tài chính, quản lý, xu hướng xã hội, Tất cả đều cần được xây dựng hoàn hảo ngay từ đầu và “sếp” muốn nhân viên luôn chọn được hướng đi đúng.
    Bạn “xoay sở” như thế nào? – Vận dụng hết các kinh nghiệm của mình cùng sự nhạy bén về các ứng dụng và kỹ thuật mới nhất (kể cả trong thời gian ngắn) để củng cố vị trí của bạn.

    c)“Hung thần” bất khả thi

    “Sếp” chỉ thích đưa ra những chỉ tiêu “trên trời” và không ngừng mắng mỏ nhân viên giữa văn phòng vì không đạt được chỉ tiêu đề ra.
    Liệu có giải pháp? – Những ông “sếp” thuộc kiểu này có rất ít tinh thần hợp tác. Điều duy nhất bạn có thể làm là thực hiện chiến lược “khuất mắt trông coi” và sẵn sàng tinh thần đối phó với tình huống trở thành đối tượng bị rầy la tiếp theo.

    d)“Lá cờ đỏ”

    Nhóm của bạn đang đứng thứ 7/9 trên đường đua, với 2/9 đã bỏ cuộc. Ngay lúc này, “sếp” xuất hiện với một món quà trong dịp Giáng Sinh, một chương trình chăm sóc răng miệng cho gia đình hay những bữa trưa miễn phí cùng “sếp.”
    Rõ ràng là bạn rất may mắn, hãy luôn trang bị cho mình một tinh thần làm việc thật tốt, nhưng không có nghĩa cho phép mình lơ lửng trên không trung bởi những nhận xét lúc nào cũng tốt, ngay cả từ phía “sếp.”

    e)Người bạn tốt

    “Sếp” bỏ qua tất cả các chức danh trong công việc. Bất kể vị trí của bạn là gì, bạn đều công bằng với tất cả mọi người và đều là bạn tốt của “sếp” – trong phòng họp hội đồng, tình cờ gặp trên phố hay trên Yahoo!Messenger.
    Đừng nhầm tưởng – Dù là bạn hay không thì công việc không bao giờ là một trò chơi. Điểm mấu chốt ở đây là bạn cần phải cân bằng giữa công việc và sự thân mật trong mối quan hệ với “sếp”.

    f)“Kẻ săn vịt”

    Cứ mỗi tuần “sếp” lại đưa ra đường hướng, chiến lược phát triển mới, và kết quả là chẳng ai quan tâm cho đến lần công bố chiến lược thứ 5. Không bao giờ nhớ đến dự án của tháng trước, “sếp” như một kẻ săn vịt, bắn tất cả các vật thể bay rồi nhanh chóng chuyển sang một trò chơi mới.
    Với một ông “sếp” như thế, bạn không nên quá kỳ vọng và bỏ nhiều tâm sức cho bất kỳ một dự án nào. Tránh bị ảnh hưởng từ “sếp”, bạn hãy xét đến quá trình, không nên chỉ nhìn nhận kết quả.

    g)Ông chủ thường xuyên vắng nhà

    “Hành tung” của “sếp” rất khó đoán biết và thường khiến nhân viên cảm thấy nơm nớp. Khi “sếp” vắng mặt, nhân viên sẽ thêu dệt những chủ đề như: Hình như “sếp” đang ăn trưa với Bill Gates? Hay đang trượt tuyết ở Thụy Sỹ? Hay đang lãnh đạo một Tập đoàn khác? Ai mà biết được.
    Ngược lại, bạn nên có tâm thế của một người sống trong tập thể. Một điều thú vị là khi “sếp” vắng nhà, các nhân viên lại thường rất đoàn kết hỗ trợ nhau trong công việc.

    h)Người “giữ lửa”

    Bất chấp thế giới có thay đổi như thế nào, “sếp” vẫn giữ một cái nhìn rất truyền thống, luôn nhắc đến những nếp sinh hoạt thành quy định không văn bản tại công sở.
    Hãy trang bị một lòng kiên nhẫn tốt. “Sếp” thích sự trung thành và thích bạn có mặt ở mọi nơi.

    k)Người không có trí nhớ tốt

    Bạn được “sếp” khen ngợi với thành tích công việc trong bản tổng kết hàng năm và hứa hẹn một món thưởng không nhỏ, và ngay tuần sau quên tất cả những điều đã nói. Thực tế, “sếp” chẳng hề nhớ là đã thảo luận một vấn đề với bạn bởi ngay hôm sau vấn đề đó lại được đề cập trong cuộc thảo luận giữa “sếp” và một đồng nghiệp khác.
    Còn bạn – hãy xác định mọi việc với “sếp” bằng giấy tờ.



    II.Để trơ thanh một vị sếp tốt:

    Thật không may mắn nếu bạn phải làm việc cùng với một vị sếp tồi. Nhưng cũng đã có cách để giúp bạn lạc quan hơn trong công việc. Vậy, với bản thân bạn thì sao, nếu bạn là một vị sếp tồi?

    Bạn có năng lực nhưng không biết cách quản lý hoặc không có kỹ năng lãnh đạo thì thật khó có thể chèo lái công ty phát triển và đạt được mục tiêu lâu dài. Khi bạn là sếp thì tất nhiên bạn luôn muốn mình trở thành một người hoàn hảo, một vị sếp được lòng nhân viên và gây dựng được hình ảnh uy tín trước mắt mọi người, nhưng phải làm sao đây?
    Những cách của chúng tôi dưới đây không chỉ giúp bạn phát triển kỹ năng quản lý của mình mà còn là cách để bạn tạo được lòng tin và có một hình ảnh đẹp trong mắt nhân viên.
    Quan sát những vị sếp tài. Người lãnh đạo là phải biết quan sát, lắng nghe và học hỏi, cho nên, hãy dành thời gian tập trung chú ý đến những người quản lý thành công trong công ty xem họ khác với những người quản lý khác như thế nào. Đặc biệt là chú ý đến cách họ thành công trong giao tiếp với nhân viên cấp dưới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...