Tài liệu Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro

Thảo luận trong 'Tài Chính - Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BANKING AND FINANCE


    PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO


    Trương Nhật Quang
    Dương Thu Hà


    Tiếp theo Quyết Định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3 tháng 2 năm 2005 về quy chế cho vay của tổ
    chức tín dụng đối với khách hàng, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành một loạt
    quyết định và chỉ thị nhằm mục đích nâng cao chất lượng tín dụng và kiểm soát rủi ro, trong đó có
    Quyết Định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 ban hành quy định về phân loại nợ,
    trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín
    dụng. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày các nét chính của Quyết Định 493.


    Phạm Vi Áp Dụng


    Theo Quyết Định 493, tất cả các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam (trừ Ngân Hàng Chính Sách
    Xã Hội) phải thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong
    hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, khác với các quy định trước đây, Quyết Định 493 cho phép chi
    nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam được áp dụng chính sách trích lập dự phòng của ngân
    hàng nước ngoài nếu được NHNN chấp thuận bằng văn bản.


    Mục đích của việc sử dụng dự phòng là để bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ của tổ chức tín dụng.
    Dự phòng rủi ro chỉ tính theo dư nợ gốc của khách hàng và được hạch toán vào chi phí hoạt động của
    tổ chức tín dụng.


    Khái niệm nợ được định nghĩa rất rộng theo Quyết Định 493. Nợ không chỉ bao gồm các khoản cho
    vay, cho thuê tài chính, chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, tiền trả thay
    cho người được bảo lãnh, mà còn bao gồm các khoản ứng trước, thấu chi, các khoản bao thanh toán
    (một hình thức cấp tín dụng mới được phép theo Quy chế bao thanh toán của các tổ chức tín dụng
    ban hành kèm theo Quyết Định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 6/9/2004 của Thống Đốc NHNN) và
    các hình thức tín dụng khác.


    Nợ Phải Phân Loại Nhưng Không Phải Trích Lập Dự Phòng


    Các khoản cho vay bằng nguồn vốn tài trợ, uỷ thác của bên thứ ba mà bên thứ ba cam kết chịu toàn
    bộ trách nhiệm xử lý rủi ro và các khoản cho vay bằng nguồn vốn góp đồng tài trợ của tổ chức tín
    dụng khác mà tổ chức tín dụng không chịu bất cứ rủi ro nào thì tổ chức tín dụng chỉ cần tiến hành
    phân loại nợ mà không phải trích lập dự phòng rủi ro.


    Không rõ khái niệm trách nhiệm xử lý rủi ro trong quan hệ uỷ thác ởđây có bao hàm ý nghĩa là xử lý
    tài sản bảo đảm hoặc thực hiện các biện pháp cần thiết khác để thu hồi nợ hay không. Khi cho vay uỷ
    thác, hợp đồng vay và hợp đồng bảo đảm thông thường được ký kết giữa tổ chức tín dụng và khách
    hàng vay, mà không có sự tham gia của bên uỷ thác vốn vay. Vì không có quan hệ hợp đồng trực
    tiếp với khách hàng vay, sẽ khó có trường hợp bên uỷ thác cam kết chịu trách nhiệm xử lý rủi ro nếu
    hiểu trách nhiệm xử lý rủi ro có nghĩa là trách nhiệm xử lý tài sản bảo đảm hoặc thực hiện các biện
    pháp cần thiết khác để thu hồi nợ. Thông thường tổ chức tín dụng nhận uỷ thác sẽ có trách nhiệm xử
    lý rủi ro và nếu như vậy tổ chức tín dụng đó vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro đối với vốn nhận uỷ
    thác.


    Dự Phòng Cụ Thể và Dự Phòng Chung


    Quyết Định 493 yêu cầu trích lập hai loại dự phòng là dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Dự
    phòng cụ thể là loại dự phòng được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ mà hiện nay
    các tổ chức tín dụng đang thực hiện và được quy định rõ hơn theo Quyết Định 493. Ngoài ra, Quyết
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...