Thạc Sĩ Phân lập, xác định một số đặc tính sinh vật hóa học của vi khuẩn Pasteurella multocidagây bệnh Tụ hu

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Phân lập, xác định một số đặc tính sinh vật hóa học của vi khuẩn Pasteurella multocidagây bệnh Tụ huyết trùng ở chim và gà cảnh nuôi tại Vườn Thú Hà Nội nhằm chọn chủng chế vacxin phòng bệnh
    Mô tả bị lỗi font vài chữ, tài liệu thì bình thường


    Mục lục
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu v Danh mục bảng vi
    Danh mục ảnh viii
    1 Mở đầu i
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2 Mục tiêu của đề tài 2
    1.3 ýnghĩa khoa học và thực tế của đề tài 2
    2 Tổng quan tài liệu 3
    2.1 Tình hình nghiên cứu về bệnh Tụ huyết trùng gia súc, gia cầm
    trên thế giới và trong nước 3
    2.2 Một số đặc tính của vi khuẩn Pasteurella multocida 6 2.3 Dịch tễ học và con đường truyền bệnh 22
    2.4 Triệu chứng, bệnh tích bệnh Tụ huyết trùng gia cầm 23
    2.5 Tính mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn Pasteurella
    multocida 25
    2.6 Vacxin phòng bệnh 26
    3 Đối tượng - nội dung- nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu 30
    3.1 Đối tượng nghiên cứu 30
    3.2 Nội dung nghiên cứu 30
    3.3 Nguyên liệu 30
    3.4 Phương pháp nghiên cứu 33
    4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 44
    4.1 Tình hình nhiễm bệnh và tỉ lệ chết của chim, gàcảnh do vi khuẩn
    Pasteurella multocida 44
    4.2 Tỷ lệ nhiễm bệnh Tụ huyết trùng theo lứa tuổi. 47
    4.3 Kết quả phân lập và xác định vi khuẩn Pasteurella multocidagây
    bệnh Tụ huyết trùng trên đàn chim, gà tại Vườn Thú Hà Nội 49
    4.3.1 Kết quả phân lập vi khuẩn Pasteurella multocidagây bệnh: 49
    4.3.2 Kết quả kiểm tra đặc điểm hình thái khuẩn Pasteurellaphân lập được. 51
    4.3.3 Kết quả nghiên cứu các đặc tính sinh hóa củacủa vi khuẩn 52
    4.4 Kết quả định type các chủng Pasteurella multocida phân lập
    được tại Vườn Thú Hà Nội 56
    4.5 Kết quả xác định độc lực của vi khuẩn Pasteurella multocida
    phân lập được. 58
    4.6 Kết quả xác định LD50 trên chuột bạch (liều gâychết 50% động
    vật thí nghiệm 60
    4.7 Kết quả thử kháng sinh đồ các chủng Pasteurella multocidaphân
    lập được trên đàn chim, gà nuôi tại Vườn thú hà nội. 62
    4.8 Kết quả chế tạo thử nghiệm vacxin phòng bệnh Tụhuyết trùng
    chim, gà cảnh nuôi tại Vườn Thú Hà Nội. 65
    4.8.1 Chế tạo thử nghiệm vacxin vô hoạt có bổ trợ keo phèn phòng
    bệnh Tụ huyết trùng cho chim, gà cảnh tại Vườn thú Hà nội. 65
    4.8.2 Kết quả kiểm tra an toàn và hiệu lực của vacxin trên động vật thí
    nghiệm. 66
    4.8.3 Kết quả kiểm tra an toàn và hiệu lực của vacxin trên gà thả vườn. 68
    4.7.4 Kết quả thử hiệu lực của Vacxin trên chim, gà tại vườn thú Hà
    Nội bằng phương pháp bảo hộ thụ động trên chuột (Passive
    mouse protection test- PMPT) 71
    5 Kết luận và đề nghị 74
    5.1 Kết luận 74
    5.2 Đề nghị 75
    Tài liệu tham khảo 76

    1. Mở đầu
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    Vườn Thú Hà Nội là một cơ sở nuôi dưỡng và trưng bày động vật phục
    vụ khách tham quan nâng cao dân trí. Đây còn là cơ sở để nghiên cứu khoa
    học về động vật, là nơi bảo tồn và nhân nuôi, phát triển nguồn gen quý của
    nước ta. Trong số 96 loài và phân loài động vật đang được nuôi dưỡng tại đây
    có 35 loài thuộc diện quý hiếm và đặc hữu được ghi trong sách đỏ Việt Nam.
    Trong nhiều năm qua vườn thú đu tập trung nghiên cứu bảo tồn đàn chim, thú
    đặc biệt là các loài chim và gà cảnh. Tuy nhiên mộttrong những khó khăn
    hiện nay là dịch bệnh còn rải rác xảy ra quanh năm và làm thế nào để phòng
    chống dịch bệnh có hiệu quả trong điều kiện chăn nuôi của vườn thú.
    Loài chim và gà cảnh được đưa vào nuôi nhốt trong một không gian chật
    hẹp, chúng luôn bị tác động bởi các yếu tố stress như: Thời tiết, khí hậu, thức ăn
    và các hoạt động xu hội của con người làm thay đổi các tập tính tự nhiên, ảnh
    hưởng đến sức khoẻ, trạng thái sinh lý, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, dinh
    dưỡng, nội khoa .v.v dẫn đến tử vong. Chính vì vậy việc nghiên cứu tìm các giải
    pháp và phòng trị bệnh cho các loài này trong điều kiện nuôi nhốt là cần thiết.
    Một trong những bệnh truyền nhiễm xảy ra với chim và gà cảnh đó là
    bệnh Tụ huyết trùng (Pasteurellosis). Bệnh đu gây chết chim và gà cảnh đặc
    biệt trên các loài quý hiếm như gà lôi lam mào trắng, gà lôi lam đuôi trắng, trĩ
    khoang, công, trĩ sao và đu làm ảnh hưởng lớn đến việc bảo tồn của loài này.
    Vì vậy việc sử dụng vacxin tiêm phòng tạo miễn dịchchủ động là biện pháp
    quan trọng để phòng bệnh cho đàn chim, gà cảnh.
    ởnước ta cũng như nhiều nước trên thế giới đu ứng dụng nhiều phương
    pháp chế tạo vacxin và việc chế vacxin đu có nhiều cải tiến. Nhưng cho đến
    nay việc dùng vacxin Tụ huyết trùng gia cầm phòng bệnh cho đàn chim, gà
    cảnh vẫn chưa cho kết quả phòng bệnh như mong muốn.Nguyên nhân chủ
    yếu là do vi khuẩn Pasteurellacó cấu trúc kháng nguyên phức tạp, độc lực
    thay đổi theo cơ thể động vật và điều kiện môi trường. Đây là đặc điểm sinh
    học quan trọng của mầm bệnh.
    Vì vậy sử dụng vacxin tự chế (Autovacxin) để nâng cao hiệu lực phòng
    bệnh của vacxin phòng bệnh Tụ huyết trùng do vi khuẩn Pasteurella gây ra
    trên đàn chim, gà cảnh nuôi tại vườn thú Hà Nội là một trong những giải pháp
    tốt để bảo vệ cho đàn chim, gà nuôi tại Vườn thú HàNội. Dựa trên các cơ sở
    khoa học và đòi hỏi của thực tiễn, chúng tôi tiến hành đề tài:
    “Phân lập, xác định một số đặc tính sinh vật hóa họccủa vi khuẩn
    Pasteurella multocida gây bệnh Tụ huyết trùng ở chim và gà cảnh nuôi tại
    Vườn Thú Hà Nội nhằm chọn chủng chế vacxin phòng bệnh"
    1.2. Mục tiêu của đề tài
    - Phân lập, xác định một số đặc tính vi sinh vật học quan trọng của các
    chủng vi khuẩn Pasteurella multocidagây bệnh Tụ huyết trùng cho chim và
    gà cảnh nuôi tại Vườn thú Hà Nội.
    - Chọn chủng vi khuẩn Pasteurella multocida sử dụng chế vacxin
    phòng bệnh cho đàn chim, gà cảnh nuôi tại Vườn thú Hà Nội.
    1.3. ýnghĩa khoa học và thực tế của đề tài
    - Xác định được đặc tính vi sinh vật học của vi khuẩn Pasteurella
    multocidagây bệnh Tụ huyết trùng cho đàn chim và gà cảnh nuôi tại Vườn
    thú Hà Nội.
    - Xác lập cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp về bệnh Tụ huyết
    trùng ở loài chim, gà cảnh đặc hữu của Việt Nam gópphần trong công tác bảo
    tồn nguồn gen của loài này.
    - Đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi cấp thiết của Vườn ThúHà Nội về phòng
    trị bệnh Tụ huyết trùng của đàn chim và gà cảnh.

    2. Tổng quan tài liệu
    2.1. Tình hình nghiên cứu về bệnh Tụ huyết trùng gia súc, gia cầm trên
    thế giới và trong nước
    Theo De Alwis (1992)[35], người đâu tiên phát hiệnmầm bệnh gây Tụ
    huyết trùng gà (Fowl cholera) là Louis Pasteur từ những năm 1880. Sau khi
    phân lập được mầm bệnh từ xác gà chết, ông đu nuôi cấy trên môi trường nước
    thịt rồi làm giảm độc lực để chế vacxin phòng bệnh.
    Năm 1886 nhà giải phẫu học người Đức Hueppe nhận thấy những nét
    tương đồng của một loại bệnh ở các loài động vật khác nhau được gây ra do
    cùng một loại vi khuẩn và Trevisan (1887) đu đề nghị đặt tên vi khuẩn là
    Pasteurellađể ghi nhớ công lao của Louis Pasteur.
    Vi khuẩn Pasteurella multocidathuộc giống (Genus): Pasteurella, loài
    (Type species): Pasteurella multocida (Bergey’s manual of Determinative
    bacteriology- 1994). Trước đây vi khuẩn Pasteurella sp.được gọi bằng nhiều
    tên khác nhau như Micrococcus gallicium (1883), Octopsis cholerae
    gallinarrum (1885), Pasteurella cholerae gallinarum (1887), Pasteurella
    avicida(1889), Bacterium bipolar multicidum(1893), Bacterium avicepticus
    (1912). Đến năm 1939, Rosenbusch và Merchant [61] đặt tên vi khuẩn là
    Pasteurella multocidavà được thế giới chính thức công nhận.
    Từ đó đến nay nhiều loại Pasteurellamới được liên tục được xác định:
    P. haemolytica (1932); P. pneumotropica (1950); P. gallinarum (1955);
    P. uerae (1962) nay gọi là Actinobacillus ureae và loại vi khuẩn sinh khí
    P. aeroganis(1974).
    Bệnh Tụ huyết trùng do vi khuẩn Pasteurella multocidagây ra là bệnh
    truyền nhiễm cấp tính, xảy ra ở tất cả các loại giacầm, các loại chim, gia cầm

    tài liệu tham khảo
    I. Tiếng Việt
    1. Nguyễn Xuân Bình- 1995. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh tụ huyết
    trùng gia cầm ở Long An và biện pháp phòng trừ thích hợp.Luận án
    Phó tiến sĩ khoa học nông nghiệp, Hà Nội- 1995.
    2. Đặng Xuân Bình và cs- 2010. Khảo sát sự lưu hành của vi khuẩn
    Pasteurella multocida ở gia súc một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt
    nam. Tạp chí KHKT thú y XVII, số 2- 2010. Hà Nội, tr 56-57.
    3. Sa Đình Chiến (2000). Nghiên cứu Bệnh Tụ huyết trùng gà ở Sơn la, một
    số đặc tính của Pasteurella multocida phân lập được, biện pháp phòng
    trị.Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp. Hà nội 2000.
    4. Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp (1997). Giáo trình Dược lý, thú y-
    NXB Nông nghiệp - 1977, trang 89 - 94; 102 - 105.
    5. Lê Lập (1996). Nghiên cứu một số đặc tính sinh học và miễn dịch của
    chủng vacxin N41 và các chủng Pasteurella multocidaphân lập ở gia
    cầm tại một số tỉnh miền Trung, nhằm nâng cao hiệu qủa sử dụng
    vacxin.Luận án Phó Tiến sĩ khoa học nông nghiệp, Hà Nội -1996.
    6. Dương Thế Long và Lê Văn Tạo (1995). Xác định serotype kháng nguyên
    capsullar của vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập từ vật nuôi ở
    Sơn La.Tạp chí nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm 1995,số 1,
    trang 35.
    7. Nguyễn Ngu (1994). Tính kháng nguyên và độc lực vi trùng ở khu vực
    miền Trung và biện pháp phòng trị - Báo cáo tại Hội nghị tổng kết
    công tác KHKT 1993 - 1994, Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực
    phẩm.
    8. Hoàng Đạo Phấn (1983). Nghiên cứu định type Pasteurella multocida.
    Luận án Phó Tiến sĩ khoa học Xophia, Bungari 1983.
    9. Hoàng Đạo Phấn (1986). Về đặc tính của Pasteurella multocida và type
    huyết thanh của chúng.Tạp chí KHKT thú y, 1986, trang 1 - 7.
    10. Nguyễn Vĩnh Phước (1978). Giáo trình bệnh truyền nhiễm gia súc,NXB
    Nông thôn 1978, trang 223 - 231.
    11. Phan Thanh Phượng (1989). Cơ sở miễn dịch và dịch tễ điều khiển phòng
    chống đặc hiệu bệnh tụ huyết trùng gia súc và gia cầm ở Việt Nam.
    Luận án Tiến sĩ khoa học Matxcơva, 1989.
    12. Phan Thanh Phượng (1993). Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vacxin nhũ
    hoá tụ huyết trùng gia cầm.Tạp chí nông nghiệp và công nghiệp thực
    phẩm, 1993, số 9, trang 337 - 338.
    13. Nguyễn Thị Thanh, Lê Văn Phước, Trần Đình Từ (1992). Nghiên cứu một
    số đặc điểm sinh hoá và sự mẫn cảm kháng sinh của các chủng
    Pasteurella multocida phân lập ở Thừa Thiên Huế. Kỷ yếu khoa học,
    Trường Đại học Nông nghiệp Huế, 1992, trang 150 - 154.
    14. Nguyễn Thiên Thu (1996). Nghiên cứu về khả năng mang khuẩn tụ huyết
    trùng ở trâu, bò miền Trung. Luận án Phó Tiến sĩ khoa học nông
    nghiệp, Hà Nội - 1996.
    15. Đỗ Ngọc Thúy và cộng sự (2007). ứng dụng kỹ thuật PCR để định type
    giáp mô của các chủng vi khuẩn P. multocida phân lập được ở vật
    nuôi.Tạp chí KHKT Thú y XIV- Số 1- 2007. tr 38- 41.
    16. Đặng Gia Tùng (1998). Một số đặc điểm sinh thái học của gà lôi lam
    đuôi trắng. Luận án thạc sỹ sinh vật học. Hà nội, 1998
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...