Luận Văn Phân lập và xác định cấu trúc một số hợp chất từ cây diếp cá (houttuynia cordata thumb) của việt nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT: Phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất Sesamin, β-sitosterol và
    Quercitrin trong cao ete dầu hỏa và cao etyl acetat thu được từ cây Diếp cá.
    1. MỞ ĐẦU
    Cây Diếp cá từ lâu đã được biết đến như một loại rau ăn sống phổ biến trong bữa ăn của
    ngườI Việt Nam. Không những vậy Diếp cá còn được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian
    để trị các bệnh ho, trĩ, viêm nhiễm đường tiết niệu, nhiễm trùng, v.v [1] Công trình này
    nghiên cứu phân lập và xác định cấu trúc một số hợp chất từ cây Diếp cá (Houttuynia cordata
    Thumb.) của Việt Nam để góp phần tạo cơ sở khoa học và nâng cao giá trị sử dụng của loại
    cây này.
    2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1. Đối tượng nghiên cứu
    Cây Diếp cá thu hái tại huyện Châu Thành, Tiền Giang. Cây tươi được rửa sạch, loại bỏ lá
    sâu, phần gốc già được sấy khô ở 50 –60oC (độ ẩm dưới 13%). Diếp cá khô được bảo quản
    trong túi ny long và được xay nhỏ trước khi sử dụng.
    2.2. Phương pháp nghiên cứu
    - Phân lập các hợp chất trong cao ete dầu hoả không xà phòng hoá và cao etyl acetat bằng
    phương pháp sắc ký cột trên nhôm oxyt và silicagel Merck 60 F254
    - Phân tích cấu trúc các hợp chất thu được bằng các phương pháp phổ nghiệm: IR, MS,
    NMR.
    3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM – BÀN LUẬN
    3.1. Chiết xuất cao ete dầu hoả và cao etyl acetat từ cây Diếp cá
    Bột Diếp cá khô được trích kiệt với dung môi ete dầu hoả 60 –90oC trên hệ thống Shoxlet.
    Dịch trích được lọc, loại dung môi bằng hệ thống cô quay chân không để thu được cao ete dầu
    hoả.
    Bã dược liệu được để bay hơi hoàn toàn dung môi ở nhiệt độ phòng, sau đó tiến hành trích
    kiệt với dung môi etyl acetat như qui trình trên để thu được cao etyl acetat.
    3.2. Phân lập các hợp chất từ cao ete dầu hoả
    3.2.1. Xà phòng hóa
    Tiến hành xà phòng hoá 5 g cao ete dầu hoả với 100 ml KOH 10% trong cồn, đun hồi lưu
    cách thủy cho hỗn hợp sôi nhẹ trong 2 giờ. Hỗn hợp thu được chiết với ete dầu hoả 60 –90oC.
    Sau đó rửa dịch chiết đến hết kiềm, cô quay loại dung môi để thu được phần không xà phòng
    hoá.
    Science & Technology Development, Vol 11, No.07 - 2008
    Trang 74
    3.2.2. Sắc ký cột chậm cao ete dầu hoả không xà phòng hoá
    Tiến hành sắc ký cột trên chất hấp phụ nhôm oxyt với các hệ dung môi rửa giải theo thứ tự
    tăng dần độ phân cực: ete dầu hỏa 60-90oC (100%), ete dầu hỏa-benzen (95:5, 9:1, 3:1, 1:1),
    benzen (100%), benzen-diclometan (9:1, 3:1, 1:1), diclometan (100%), diclometan-metanol
    (7:3), metanol (100%).
    Kết quả thu được 16 phân đoạn, trong đó phân đoạn ứng với hệ dung môi rửa giải benzen
    100% cho cao màu vàng, có tinh thể. Tiến hành tinh chế phân đoạn này bằng cách hòa tan vào
    dung môi ete dầu hỏa. Phần tan trong ete dầu hỏa đem loại dung môi, rửa tinh thể nhiều lần
    bằng ete dầu hỏa 30-600C thu được hợp chất O-03. Phần không tan được hòa tan trong
    metanol, lọc lấy phần không tan, rửa nhiều lần bằng ete dầu hỏa 30-600C thu được hợp chất
    O-04. Hai hợp chất O-03 và O-04 có dạng tinh thể trắng. Sắc ký lớp mỏng 2 hợp chất trên với
    hệ dung môi cloroform- metanol (9:1), phun thuốc thử H2SO4 20%, sấy ở 1050C cho vết tròn
    màu tím có Rf lần lượt là: 0.64 và 0.66.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...