Thạc Sĩ Phân lập và tuyển chọn các chủng vi sinh vật hữu ích phục vụ cho việc sản xuất các chế phẩm probioti

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Trong dinh dưỡng động vật, việc tăng cường sức khoẻ hệ thống tiêu hoá của vật nuôi thông qua những tác động tới hệ vi sinh vật đường ruột được coi là một giải pháp rất hữu hiệu. Hệ vi sinh vật đường ruột của vật nuôi rất phong phú về chủng loại và số lượng, những biến động về cơ cấu, số lượng các loài vi sinh vật đường ruột là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những rối loạn trong tiêu hoá và hấp thu. Bởi vậy, việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật thông qua thức ăn và nuôi dưỡng nhằm tạo nên một thế cân bằng tối ưu giữa các loài vi sinh vật đường ruột theo hướng có lợi cho vật chủ đã và đang là hướng nghiên cứu được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Có nhiều biện pháp để cải thiện quan hệ cân bằng giữa các nhóm vi khuẩn có lợi và có hại trong đường tiêu hoá của gia súc, gia cầm. Biện pháp cổ điển được ứng dụng rộng rãi từ những năm 1950 của thế kỷ trước là sử dụng kháng sinh liều thấp. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi ngày càng bị hạn chế (kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006, các nước thuộc EU cấm hoàn toàn việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi -Hector Cervanter, 2006), nên nhu cầu tìm ra các giải pháp thay thế kháng sinh ngày càng trở thành cấp bách. Một trong những giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay là probiotic. Probiotic - theo Fuller (1992)- là chất bổ sung vi sinh vật sống hữu ích trong thức ăn nhằm cải thiện sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột theo hướng có lợi cho vật chủ.
    Các sản phẩm probiotic nhập khẩu dùng trong chăn nuôi có mặt trên thị trường Việt Nam nhiều nhưng các đáp ứng tích cực cho vật nuôi chưa được rõ ràng. Các nhà khoa học cho rằng có thể là các vi sinh vật đó không phù hợp với hệ vi sinh vật đường ruột của vật chủ bản địa. Mặt khác, các nghiên cứu sản xuất các chế phẩm probiotic dùng trong chăn nuôi ở nước ta còn rất hạn chế. Chúng tôi thực hiện đề tài: “Phân lập và tuyển chọn các chủng vi sinh vật hữu ích phục vụ cho việc sản xuất các chế phẩm probiotic dùng trong chăn nuôi” với định hướng đưa ra được các giải pháp công nghệ để sản xuất các chế phẩm nói trên bằng các nguyên liệu trong nước. Đề tài này được thực hiện thành công sẽ mở ra triển vọng trong việc sản xuất các sản phẩm sinh học chất lượng cao, đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của ngành chăn nuôi hữu cơ (hoàn toàn dựa vào các nguyên liệu từ thiên nhiên) theo hướng công nghiệp ở nước ta, hạn chế nhập khẩu.

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1 – TỔNG QUAN 3

    1.1. Lịch sử và định nghĩa probiotic 3
    1.1.1. Lịch sử probiotic 3
    1.1.2. Định nghĩa probiotic 4
    1.2. Hệ vi sinh vật đường ruột và tác động của hệ vi sinh vật đến sức khỏe của vật nuôi 4
    1.3. Vai trò và cơ chế hoạt động của probiotic 7
    1.3.1. Vai trò của probiotic 7
    1.3.2. Cơ chế tác động 8
    1.4. Tiêu chuẩn lựa chọn chủng vi sinh vật probiotic 10
    1.4.1. Lựa chọn các chủng probiotic 10
    1.4.2. Các chủng vi sinh vật dùng phổ biến trong probiotic 11
    1.4.3. Công thức chế phẩm probiotic 12
    1.4.4. Yêu cầu an toàn đối với các chủng vi sinh vật probiotic 12
    1.4.5. Phân loại vi sinh vật 13
    1.5. Tình hình nghiên cứu và sử dụng probiotic trên thế giới và Việt nam 13
    1.5.1. Tình hình nghiên cứu sản xuất và sử dụng các chế phẩm probiotic trên thế giới 13
    1.5.2. Tình hình nghiên cứu sản xuất và sử dụng các chế phẩm probiotic ở Việt nam 15
    Chương 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
    2.1. Nguyên liệu 18
    2.1.1. Nguồn vi sinh vật 18
    2.1.2. Hóa chất và thiết bị sử dụng 18
    2.1.3. Môi trường nghiên cứu 19
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 20
    2.2.1. Các phương pháp định tính và định lượng 20
    2.2.2. Phương pháp phân lập 21
    2.2.3. Phương pháp tuyển chọn 22
    2.2.4. Phương pháp phân loại 23
    2.2.5. Phát triển chế phẩm 33
    Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 36
    3.1. Phân lập các chủng vi sinh vật hữu ích. 36
    3.2. Tuyển chọn các vi sinh vật có đặc tính probiotic 37
    3.2.1. Vi khuẩn lactic. 37
    3.2.2. Vi khuẩn Bacillus 39
    3.2.3. Nấm men 42
    3.3. Phân loại các chủng được tuyển chọn 43
    3.3.1. Nghiên cứu phân loại vi khuẩn lactic 43
    3.3.2. Nghiên cứu phân loại vi khuẩn Bacillus 45
    3.3.3. Nghiên cứu phân loại vi khuẩn nấm men 47
    3.4. Nghiên cứu điều kiện nuôi cấy thích hợp lên khả năng sinh trưởng của các chủng vi sinh vật được lựa chọn 48
    3.4.1. Ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy lên khả năng sinh trưởng của vi khuẩn lactic 48
    3.4.2. Ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy lên khả năng sinh trưởng của vi khuẩn Bacillus 52
    3.4.3. Ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy lên khả năng sinh trưởng của nấm men 53
    3.5. Phát triển chế phẩm 55
    3.5.1. Kết quả về tính đối kháng của các chủng được lựa chọn 55
    3.5.2. Các kết quả nghiên cứu về tính tương thích của các chủng được lựa chọn với một số thành phần có hoạt tính bổ sung trong thức ăn 55
    3.5.3. Kết quả đánh giá khả năng bám dính của các chủng probiotic 57
    3.5.4. Ảnh hưởng của việc bổ sung các chế phẩm probiotic vào khẩu phần đến tốc độ sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con. 58
    Chương 4 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
    PHỤ LỤC 69
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...