Luận Văn Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn và vi nấm có khả năng khử aflatoxin nhiễm trên ngô lạc ở m

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Mit Barbie, 25/11/11.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN 1 - MỞ ĐẦU

    1.1. Đặt vấn đề
    Là một nước nông nghiệp đang phát triển như nước ta, các nông sản và các sản phẩm từ chăn nuôi đóng một vai trò rất quan trọng. Lạc và ngô là hai nông sản, ngoài việc sử dụng làm thực phẩm, chúng chủ yếu còn được làm thức ăn trong chăn nuôi. Với điều kiện khí hậu nóng ẩm của nước ta thì lạc và ngô lại là nguồn cơ chất lí tưởng cho nấm mốc phát triển. Khi phát triển trên ngô, lạc nấm mốc đã sử dụng các chất dinh dưỡng, gây ra tổn thất về lượng cũng như về chất của hạt. Không những thế, một số loài nấm mốc khi phát triển chúng sinh ra các loại độc tố khác nhau và được gọi chung là mycotoxin. Nguy hiểm hơn, những độc tố này có khả năng theo thức ăn vào cơ thể, gây độc cho con người và động vật kinh tế.
    Việc sử dụng các biện phòng trừ độc tố nấm mốc đã được khuyến cáo sử dụng. Tuy nhiên, sự nhiễm nấm mốc và các độc tố nấm mốc nói chung và sự nhiễm aflatoxin trên ngô lạc ở mức độ cao quá giới hạn cho phép là không thể tránh được. Chính vì vậy cần phải có những biện pháp khử nhiễm độc tố nấm mốc, đặc biệt là aflatoxin bởi độc tính và nguy cơ gây ung thư của nó.
    Trên thế giới hiện nay, việc nghiên cứu để tìm ra những pháp làm giảm lượng độc tố aflatoxin trong lương thực nói chung và trong ngô, lạc nói riêng đã và đang được các nhà khoa học rất quan tâm.
    Ở nước ta, từ những năm 1970 Nguyễn Phùng Tiến và cộng sự [9] đã nghiên cứu mức nhiễm nấm mốc trên thóc ở kho bảo quản lương thực miền Bắc Việt Nam và một số lương thực như đậu, đỗ, lạc . , Đặng Hồng Miên [5] cũng đã nghiên cứu sự nhiễm nấm mốc aflatoxin trên lạc.
    Nguyễn Thùy Châu và cộng sự [1] đã nghiên cứu tình hình nhiễm độc tố nấm mốc trên ngô gạo và các biện pháp phòng trừ.
    Một số công trình của Đậu Ngọc Hào về sự nhiễm nấm mốc và aflatoxin trên thức ăn gia súc và các biện pháp khử độc tố aflatoxin bằng NH4OH cũng đã được nghiên cứu và công bố [7].
    Nguyễn Thùy Châu và cộng sự [1] cũng đã nghiên cứu khử aflatoxin trên ngô bằng NH3 và Ca(OH)2, kết quả cho thấy tác dụng khử aflatoxin bằng hai hóa chất rất rõ rệt và hiệu quả cao. Tuy nhiên, việc khử nhiễm aflatoxin bằng các hóa chất như NH3 có giá thành cao và để lại mùi khó chịu cho nông sản bị xử lý.
    Để khắc phục nhược điểm này, trong những năm qua, nhiều công trình nghiên cứu khử nhiễm aflatoxin bằng biện pháp sinh học đã được nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu và đã thu được một số kết quả hứa hẹn.
    Để góp phần vào việc nghiên cứu khử nhiễm aflatoxin bằng biện pháp sinh học, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài :
    “Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn và vi nấm có khả năng khử aflatoxin nhiễm trên ngô lạc ở mức độ cao”.


    1.2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
    1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
    Tìm được một số chủng Flavobacterium aurantiacum và Rhizopus delemar có hoạt tính khử nhiễm aflatoxin ở mức độ cao và khả năng ứng dụng chúng trong khử nhiễm aflatoxin trên ngô và trên lạc.
    1.2.2. Nội dung nghiên cứu
    - Phân lập một số chủng Flavobacterium aurantiacum từ một số mẫu đất thu thập ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam.
    - Phân lập một số chủng Rhizopus delemar từ một số mẫu nông sản, thực phẩm như quýt, xoài, gạo mốc, bánh men thuốc bắc.
    - Xác định hoạt tính khử aflatoxin của các chủng Flavobacterium aurantiacum phân lập được.
    - Xác định hoạt tính khử aflatoxin của các chủng Rhizopus delemar phân lập được.




    MỤC LỤC
    Trang

    PHẦN 1 - MỞ ĐẦU 1
    1.1. Đặt vấn đề 1
    1.2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 3
    1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu 3
    1.2.2. Nội dung nghiên cứu 3
    PHẦN 2 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    2.1. Đại cương về độc tố nấm mốc 4
    2.2. Độc tố aflatoxin 5
    2.2.1. Sự tạo thành aflatoxin do các nấm mốc 8
    2.2.2. Sự nhiễm aflatoxin trên ngô và lạc. 9
    2.2.3. Độc tính của aflatoxin 11
    2.2.4. Ảnh hưởng của aflatoxin đối với sức khỏe con người 11
    2.2.5. Giới hạn aflatoxin cho phép 12
    2.3. Vấn đề khử nhiễm aflatoxin 15
    2.3.1. Phương pháp vật lí 15
    2.3.2. Phương pháp khử độc tố bằng hóa chất 17
    2.3.3 Khử nhiễm aflatoxin bằng con đường sinh học 18
    2.3.3.1. Khử nhiễm aflatoxin bằng Flavobacterium aurantiacum 19
    2.3.3.2. Khử nhiễm aflatoxin bằng Rhizopus delemar 19
    3.1. Đối tượng nghiên cứu 21
    3.1.1. Vật liệu 21
    3.1.2. Môi trường 21
    3.1.3. Các hóa chất dùng cho phân tích độc tố aflatoxin 22
    3.1.4. Dụng cụ thí nghiệm 23
    3.2. Phương pháp 24
    3.2.1. Phương pháp lấy mẫu đất 24
    3.2.2. Phương pháp phân lập 24
    3.2.2.1. Phương pháp phân lập Flavobacterium aurantiacum 24
    3.2.2.2.Phương pháp phân lập Rhizopus delemar 24
    3.2.3. Phương pháp định loại Flavobacterium aurantiacum 25
    3.2.4. Phương pháp định loại Rhizopus delemar 25
    3.2.5. Phương pháp làm tiêu bản quan sát F.aurantiacum 25
    3.2.6. Phương pháp làm tiêu quan sát nấm mốc 26
    3.2.7. Phương pháp phân tích aflatoxin 26
    3.2.6. Phương pháp xác định hiệu quả khử nhiễm aflatoxin trên ngô, lạc bằng các chủng Flavobacterium aurantiacum và Rhizopus delemar 30
    3.2.6.1. Phương pháp xác định hiệu quả khử nhiễm aflatoxin trên ngô, lạc bằng các chủng Flavobacterium aurantiacum 30
    3.2.6.2. Phương pháp xác định hiệu quả khử nhiễm aflatoxin trên ngô, lạc bằng các chủng Rhizopus delemar 31
    PHẦN 4 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32
    4.1. Phân lập các chủng Flavobacterium aurantiacum và Rhizopus delemar 32
    4.1.1. Phân lập các chủng F.aurantiacum từ mẫu đất ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam 32
    4.1.2. Phân lập các chủng Rhizopus delemar từ một số mẫu nông sản, thực phẩm 36
    4.1.2.1. Kết quả phân lập các chủng R.delemar từ một số mẫu nông sản và thực phẩm thu thập ở một số tỉnh miền Bắc 36
    4.1.2.2. Đặc điểm phân loại chủng R.delemar được tuyển chọn 38
    4.2.3. Khả năng khử aflatoxin trên ngô của một số chủng F.aurantiacum và R.delemar đã phân lập 42
    4.2.4. Khả năng khử aflatoxin trên ngô của một số chủng Flavobacterium được tuyển chọn 42
    4.2.5. Khả năng khử aflatoxin trên ngô của một số chủng Rhizopus delemar được tuyển chọn 43
    4.2.6. Khả năng khử aflatoxin trên lạc của một số chủng Flavobacterium aurantiacum 44
    PHẦN 5 - KẾT LUẬN 46
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
    LỜI CẢM ƠN 51
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...