Luận Văn Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn biển sinh bacteriocin từ tu hài (Lutraria philippinarum)

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn biển sinh bacteriocin từ tu hài (Lutraria philippinarum)


    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CẢM ƠN i
    MỤC LỤC . ii
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
    LỜI MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
    1.1.Tình hình dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản . 3
    1.1.1.Tình hình dịch bệnh . 3
    1.1.2.Các biện pháp phòng trừ 7
    1.2.Tình hình nuôi trồng và đặc điểm sinh học của tu hài 8
    1.2.1.Tình hình nuôi tu hài 9
    1.2.2.Đặc điểm sinh học 9
    1.3.Tổng quan về bacteriocin . 11
    1.3.1.Đặc điểm chung của bacteriocin . 11
    1.3.2.Phân loại bacteriocin 12
    1.3.2.1.Bacterioin của vi khuẩn Gram âm 14
    1.3.2.2.Bacteriocin của vi khuẩn Gram dương . 15
    1.3.2.3.Bacteriocin của cổ khuẩn . 16
    1.3.3.Di truyền bacteriocin 16
    1.3.4.Sinh tổng hợp bacteriocin . 19
    1.4.Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn biển sinh bacteriocin . 20
    1.5.Tiềm năng ứng dụng của bacteriocin biển 23
    CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 26
    2.1. Vật liệu . 26
    2.1.1. Mẫu tu hài . 26
    2.1.2. Chủng vi sinh vật chỉ thị 26
    2.1.3. Môi trường và hóa chất chuyên dụng 27
    iii
    2.1.4. Thiết bị chuyên dụng . 27
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 28
    2.2.1. Phân lập vi khuẩn biển 28
    2.2.2. Xác định đặc điểm hình thái 29
    2.2.2.1. Hình thái khuẩn lạc . 29
    2.2.2.2. Nhuộm Gram 30
    2.2.3. Xác định hoạt tính kháng khuẩn của vi khuẩn . 32
    2.2.3.1. Thu dịch chiết tế bào . 32
    2.2.3.2. Khảo sát sơ bộ khả năng sinh chất kháng khuẩn 32
    2.2.4. Xác định hoạt tính sinh bacteriocin . 33
    2.2.5. Định danh vi khuẩn . 34
    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 36
    3.1. Phân lập tổng số vi khuẩn hiếu khí từ tu hài 36
    3.2. Sàng lọc vi khuẩn có hoạt tính kháng khuẩn . 37
    3.3. Tuyển chọn chủng vi khuẩn biển sinh bacteriocin . 38
    3.4. Một số đặc điểm sinh học của các chủng vi khuẩn biển sinh bacteriocin . 42
    3.4.1. Hình thái khuẩn lạc . 42
    3.4.2. Nhuộm Gram 45
    3.5. Định danh vi khuẩn 47
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 50
    Kết luận
    Kiến nghị
    TÀI LIỆU THAM KHẢO


    LỜI MỞ ĐẦU
    Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.260 km, với diện tích vùng biển rộng hơn 1
    triệu km
    2
    , gấp 3 lần diện tích đất liền. Nuôi trồng thủy sản hiện là một trong những
    lĩnh vực sản xuất thực phẩm phát triển mạnh nhất ở nước ta. Hoạt động nuôi trồng
    thủy sản đang tạo ra nguồn thu nhập chính cho ngư dân các vùng ven biển nước ta
    nhờ có điều kiện tự nhiên phù hợp cho nuôi trồng một số loài hải sản chủ lực và nhờ
    có nguồn thu lớn từ xuất khẩu. Tuy nhiên, dịch bệnh thường xuyên xảy ra đã gây
    thiệt hại kinh tế hàng triệu đô la Mỹ mỗi năm. Trong số các tác nhân gây bệnh thì vi
    khuẩn điển hình là các loài Vibrio, được coi là một trong những nguyên nhân chính.
    Hơn nữa, cùng với hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, những quan ngại đối các vi
    khuẩn gây bệnh ngày càng tăng lên, bởi vì ở nhiệt độ cao hơn thì khả năng gây bệnh
    và truyền nhiễm cũng tăng theo.
    Để giải quyết vấn đề này, ngư dân thường xuyên sử dụng các chất kháng
    sinh để điều trị các bệnh do vi khuẩn (Cabello, 2006). Tuy nhiên chất kháng sinh
    dường như đã mất hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản do việc lạm dụng quá mức.
    Việc sử dụng các chất kháng sinh không chỉ làm tăng khả năng kháng bệnh của vi
    khuẩn, phá vỡ hệ vi sinh bình thường và gây ra hiện tượng mất cân bằng vi sinh
    (microdysbiosis) mà còn làm tích lũy các gốc kháng sinh trong sản phẩm thủy sản
    có hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Vì vậy, các giải pháp thay thế thân thiện với
    con người và môi trường đang được quan tâm nghiên cứu và ứng dụng như sử dụng
    vaccine. Nhưng việc sử dụng vaccine thường tốn chi phí sản xuất, chi phí nhân
    công và gây stress mạnh cho động vật nuôi (Corripio-Myar et al, 2007; Smith,
    2007). Hơn nữa vẫn chưa có vaccine ngừa bệnh cho tôm và nhuyễn thể
    (Subasinghe, 2009).
    Vấn đề đặt ra là cần tìm một chất kháng sinh thế hệ mới có hiệu quả tốt trong
    phòng và trị bệnh, an toàn, thân thiện với sức khỏe con người và môi trường.
    Những nghiên cứu gần đây cho thấy bacteriocin là chất kháng sinh thế hệ mới đáp
    ứng đủ các yêu cầu mong muốn do bản chất là protein an toàn và thân thiện với môi
    trường, phổ kháng khuẩn hẹp giúp hạn chế sự kháng thuốc của vi khuẩn. Tuy nhiên
    2
    các nghiên cứu gần đây mới chỉ tập trung nghiên cứu về bacteriocin của vi khuẩn
    lactic nhằm ứng dụng bảo quản thực phẩm.
    Hệ vi sinh vật biển đa dạng và phong phú là tiềm năng lớn cho các nghiên
    cứu các hoạt chất sinh học đặc biệt là các hợp chất kháng khuẩn. Tuy nhiên, các
    nghiên cứu về vi sinh vật biển sản xuất bacteriocin hoặc các hợp chất tương tự
    bacteriocin (Bacteriocin-Like Inhibitory Substances, BLIS) đặc biệt là các vi sinh
    vật biển sống bám trên động vật biển lại rất ít. Cho đến nay, những nghiên cứu như
    vậy vẫn hoàn toàn bỏ ngỏ ở Việt Nam.
    Vì những lý do trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Phân lập và tuyển chọn các
    chủng vi khuẩn biển sinh bacteriocin từ tu hài (Lutraria philippinarum)” với các
    nội dung chính:
    - Phân lập vi khuẩn biển từ tu hài
    - Sàng lọc vi khuẩn có khả năng kháng khuẩn
    - Xác định hoạt tính bacteriocin của các chủng phân lập


    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
    1.1. Tình hình dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản
    Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc, nuôi trồng thủy
    sản đang phát triển nhanh chóng hơn so với tất cả các ngành sản xuất thực phẩm
    động vật khác (Romero et al, 2012). Đóng góp vào nguồn cung toàn cầu của một số
    loài cá, động vật giáp xác và động vật thân mềm đã tăng từ 3,9% tổng sản lượng
    tính theo trọng lượng trong 1970 đến 33% trong năm 2005. Ước tính ngành thủy
    sản và nuôi trồng thủy sản cung cấp cho thế giới với khoảng 110 triệu tấn thủy sản
    mỗi năm(FAO, State of World Fisheries and Aquaculture 2010), tính trên bình quân
    đầu người là tương đương 16,7 kg trên một người. Cung cấp này, 47% có nguồn
    gốc từ sản xuất nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, sản xuất nuôi trồng thủy sản đã và
    đang gặp khó khăn bởi tình hình dịch bệnh diễn ra rất phức tạp và không thể đoán
    trước tỉ lệ chết của thủy sản nuôi (Romero et al, 2012).
    1.1.1. Tình hình dịch bệnh
    Nuôi trồng thủy sản đang trở thành một ngành công nghiệp tập trung, với số
    lượng ít hơn, nhưng quy mô lớn hơn nhiều các trang trại nuôi thủy sản. Các bệnh
    truyền nhiễm gây nguy hiểm và có thể gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi và các
    vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe vật nuôi thủy sản. Hơn nữa, cùng với hiện tượng
    biến đổi khí hậu toàn cầu, những quan ngại đối các dịch bệnh trên quy mô lớn ngày
    càng tăng lên, bởi vì ở nhiệt độ cao hơn thì khả năng gây bệnh và truyền nhiễm
    cũng tăng theo. Dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản bao gồm: dịch bệnh do nấm và
    ký sinh trùng, bệnh do virus và bệnh do vi khuẩn.
    Nấm là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh ở cá như: Bệnh nấm thủy mi – gây
    ra do do 4 giống nấm Leptolegnia, Aphanomyces, Saprolegnia và Achlya; Bệnh
    nấm mang - gây ra bởi Branchiomyces. Các loại nấm gây hại nhiều đối với nhiều
    loại cá nuôi giai đoạn cá con, cá thịt và trứng cá. Nấm gây bệnh trên cá làm cho cá
    bị ngứa ngáy, lở loét, kém ăn.
    4
    Ký sinh trùng cũng là tác nhân gây bệnh trên cá biển nuôi. Nguyễn Thị Muội
    và Đỗ Thị Hòa (1978 -1980) đã phát hiện được 80 loài ký sinh trùng ký sinh trên cá
    biển. Nhiều loại ký sinh trùng như: ký sinh trùng đơn bào (Amyloodinium), ký sinh
    trùng bánh xe (Trichodiniosis), và các loại sán lá đơn chủ (Monogeneansis,
    Neobenedenia girellae, Benedenia epinepheli và Benedenia sp.) cũng là nguyên
    nhân gây ra một số bệnh ở cá nuôi. Mặc dù không gây tổn thất lớn nhưng nó làm
    cho cá chậm lớn, giảm chất lượng thịt cá, tạo cơ hội cho vi khuẩn và virus tấn công
    (Đỗ Thị Hòa et al, 2004).
    Virus là tác nhân gây bệnh nguy hiểm trên cá biển nuôi lồng bè. Các tác
    nhân virus gây bệnh thường gặp chủ yếu ở tôm nuôi như bệnh đốm trắng ( WSSV),
    bệnh đầu vàng (YHV), bệnh hoại tử cơ quan tạo máu (IHHNV), hội chứng Taura
    (TSV) Ở trên cá biển nuôi, tác nhân virus gây bệnh được ghi nhận nhiều là virus
    gây bệnh tử hoại thần kinh (VNN). Bệnh này gây ra trên nhiều loài cá biển và phân
    bố rộng rãi ở nhiều vùng địa lý khác nhau (Takana et al, 2003). Bệnh này đã được
    phát hiện trên các loại cá mú (Epinephelus spp.) cá chẽm (Lates calcarifer) và cá
    bớp (Rachycentron canadum) nuôi ở Khánh Hòa, Việt Nam (Trần Vĩ Hích et al,
    2008). Một số bệnh do virus cũng gây thiệt hại đáng kể cho nghề nuôi cá biển trên
    thế giới như virus IHN gây hoại tử cơ quan tạo máu ở cá hồi vân, iridovirus gây ra
    hiện tượng hoại tử mang và da ở cá tầm trắng. Ngoài ra, một số bệnh khác do virus
    cũng đã được ghi nhận ở các loài cá khác như bệnh nhiễm trùng xuất huyết do vi rút
    do virus VHS gây nên ở cá hồi, cá trích, cá bơn; bệnh do RSIV ở cá vược, cá tráp
    và cá mú song.
    Hiện nay, bệnh do vi khuẩn gây thiệt hại rất lớn cho nghề ương nuôi cá
    thương phẩm. Nhiều bệnh trên cá nuôi lồng bè trên biển do vi khuẩn đã được ghi
    nhận như: bệnh đốm trắng ở thận trên cá giò nuôi thương phẩm, bệnh Vibriosis,
    bệnh mòn vây cụt đuôi và bệnh xuất huyết nhiễm trùng máu ở cá mú, cá giò, cá
    chẽm (Đỗ Thị Hòa et al, 2008). Theo thống kê Ở Khánh Hòa, có khoảng 30% hộ
    nuôi cá biển bị chịu tác hại của bệnh do vi khuẩn. Bệnh có thể xảy ra ở nhiều loài cá
    biển nuôi như cá mú, cá chẽm, cá hồng, đặc biệt giai đoạn cá nhỏ (5 - 20cm), cá
    5
    nuôi lồng thường chịu tác hại nặng hơn giai đoạn cá lớn với tỷ lệ chết có thể đạt 50 -100%, đây là bệnh không có mùa vụ rõ ràng (Đỗ Thị Hòa, 2008). Các vi khuẩn gây
    bệnh trên cá biển đã được biết như : Vibrio spp., Aeromonas spp., Flexibacter sp.,
    Pseudomonas fluorescents, Pseudomonas putida, Photobacterium damsela, (Đỗ Thị
    Hòa, 2008). Trong đó, nhóm vi khuẩn Vibrio spp. gây bệnh đang được chú ý hơn cả
    vì tốc độ lây lan và mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của chúng tron g nghề nuôi
    trồng thủy sản hiện nay.
    Vibrio – vi khuẩn gây bệnh điển hình ở động vật thủy sản. Bệnh vibriosis
    là tên gọi chung cho các bệnh khác nhau ở động vật thủy sản do vi khuẩn Vibrio
    spp. gây ra. Trong bệnh vibriosis, vi khuẩn Vibrio có thể là tác nhân sơ cấp hoặc
    tác nhân thứ cấp (tác nhân cơ hội, ký sinh trùng ký sinh hay các tác động môi
    trường như cơ học, hóa học) có thể đóng các vai trò quan trọng trong các dịch
    bệnh vibriosis ở động vật thủy sản (Đỗ Thị Hòa et al, 2004). Vibrio là tác nhân
    gây bệnh nguy hiểm đối với động vật thủy sản. V. anguillarum, V.salmonicida,
    và V.vulnificus là ba trong số những loài gây bệnh chính cho vài loài cá. Số
    lượng chết gây ra bởi Vibrio trên cá và các loài sò hến là rất phổ biến trong giai
    đoạn ấu trùng sớm và có thể xuất hiện đột ngột, đôi khi dẫn đến chết toàn bộ
    (Thompson et al, 2004).
    Trong những năm gần đây, nghề nuôi cá lồng trên biển phát triển mạnh, bệnh
    vibiosis đã trở thành các bệnh thường gặp và gây nhiều tác hại cho nghề nuôi thủy
    sản (Đỗ Thị Hòa et al, 2004). Bệnh do Vibrio gây ra có thể quan sát được ở khắp
    mọi nơi có nghề nuôi động vật thủy sản nước lợ và nước mặn, sự phân bố của bệnh
    này rộng khắp thế giới, tập trung ở châu Á, Phi và Mỹ.
    Nhiều loài cá biển có giá trị kinh tế cao đang được nuôi phổ biến ở nhiều
    quốc gia châu Á, như cá mú (Epinephelus spp.), cá chẽm (Lates calcarifer) thường
    bị bệnh này, đặc biệt là hình thức nuôi lồng bè trên biển. Bệnh thường thể hiện các
    dấu hiệu: trên thân xuất hiện các đốm đỏ nhỏ, tại đó vẩy cá bị tróc và rụng đi, sau
    một thời gian tạo nên các vết loét nhỏ, sâu. Giải phẫu bên trong cho thấy hiện tượng
    xuất huyết nội tạng, và xuất huyết trong cơ của cá. Cá bị bệnh có thể gây chết hàng


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu tiếng Việt
    1. Đào Minh Đông (2004), Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản Tu hài
    Lutraria philipinarum, Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp, Viện Nghiên cứu
    nuôi trồng thủy sản I.
    2. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng và Nguyễn Thị Muội
    (2004), Bệnh học thủy sản, NXB Nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh, 224 – 231.
    3. Đỗ Thị Hòa, Trần Vỹ Hích, Nguyễn Thị Thùy Giang, Phan Văn Út, Nguyễn
    Thị Nguyệt Huệ (2008), Các loại bệnh thường gặp trên cá biển nuôi Khánh
    Hòa, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy sản, 02: 16 – 24.
    4. Nguyễn Đức Hùng, Lê Đình Hùng, Huỳnh Lê Tâm (2004), Sổ tay kiểm
    nghiệm vi sinh vật thủy sản, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
    5. Nguyễn Xuân Dục (2005), Đặc điểm sinh thái, sinh hộc và một số ý kiến về
    phương thức nuôi tu hài (Lutraria philippinarum Reeve), Kỷ yếu Hội thảo
    quốc gia về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ nhất.
    6. Lê Văn Việt Mẫn, Lại Mai Hương (2008), Thí nghiệm vi sinh vật thực
    phẩm, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.
    7. Lê Xân, Hoàng Nhật Sơn, Hoàng Hải (2001), Bước đầu tìm hiểu đặc điểm
    sinh học, sinh sản và sản xuất giống nhân tạo tu hài (Lutraria Philippinarum
    Deshayes) ở vùng biển Cát Bà, Hải Phòng, Tuyển tập các công trình nghiên
    cứu nghề cá biển, 2: 428 – 442, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
    8. Phạm Khôi Nguyên (2005), Bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững
    của ngành thủy sản nước ta, Một số thành tựu hoạt động khoa học và công
    nghệ nghành thủy sản (2001 – 2005) và định hướng phát triển, 67 – 79,
    NXB Nông nghiệp Hà Nội.
    9. Phạm Thược (2005), Kết quả bước đầu về điều tra hiện trạng và đề xuất
    một số giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi tu hài ở vùng biển Hải
    Phòng – Quảng Ninh, Kỷ yếu Hội thảo toàn quốc Bảo vệ môi trường và
    nguồn lợi thuỷ sản - Bộ Thuỷ sản.
    10. Trần Thị Tưởng An (2007), Cố định tế bào Lactococcus lactis trên một số
    chất mang để ứng dụng lên men thu nhận bacteriocin, Luận văn thạc sĩ sinh
    học, Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh – trường Đại học khoa học tự nhiên
    Tp. Hồ Chí Minh.
    Tài liệu tiếng Anh
    11. Aasen, I.M., Markussen, S., Moretro, T., Katla, T., Axelsson, L., &
    Naterstad, K. (2003), Interactions of the bacteriocins sakacin P and nisin
    with food constituents, Int J Food Microbiol, 87 (1-2): 35-43.
    12. Bradley, D.E. (1967), Ultrastructure of bacteriophage and bacteriocins,
    Bacteriol Rev, 31 (4): 230-314.
    13. Buchanan, R.L., & Bagi, L.K. (1997), Microbial competition: Effect of
    culture conditions on the suppression of Listeria monocytogenes Scott A by
    Carnobacterium piscicola, J Food Protection, 60 (3): 254-261.
    14. Cabello, Felipe C (2006), Heavy use of prophylactic antibiotics in
    aquaculture: a growing problem for human and animal health and for the
    environment, Environ Microbiol. 8 (7): 1137-44.
    15. Carraturo, A., Raieta, K., Ottaviani, D., & Russo, G.L. (2006). Inhibition of
    Vibrio parahaemolyticus by a bacteriocin-like inhibitory substance (BLIS)
    produced by Vibrio mediterranei, J Appl Microbiol, 101 (1): 234-241.
    16. Cascales, E., Buchanan, S.K., Duche, D., Kleanthous, C., Lloubes, R.,
    Postle, K., Riley, M.,Slatin, S., & Cavard, D. (2007), Colicin biology,
    Microbiol Molecular Biology Rev, 71 (1): 158-229.
    17. Corripio-Myar Y, CM de Quero, JW Treasurer, L Ford, PD Smith, and CJ
    Secombes (2007), Vaccination experiments in the gadoid haddock,
    Melanogrammus aeglefinus L., against the bacterial pathogen Vibrio
    anguillarum. Vet Immunol Immunopathol, 118: 147–153.
    18. Desriac F, D Defer, N Bourgougnon, B Brillet, P Le Chevalier and Y
    Fleury (2010), Bacteriocin as Weapons in the Marine Animal-Associated
    Bacteria Warfare: Inventory and Potential Applications as an Aquaculture
    Probiotic, Mar Drugs, 8: 1153-1177.
    19. Dufour, A., Rince, A., Uguen, P., & Le Pennec, J.P. (2000), A novel
    lactococcal insertion element, forms a transposon-like structure including
    the lacticin 481 lantibiotic operon, J Bacteriol, 182 (19): 5600-5605.
    20. Eijsink, V.G., Axelsson, L., Diep, D.B., Havarstein, L.S., Holo, H., & Nes,
    I.F. (2002), Production of class II bacteriocins by lactic acid bacteria; an
    example of biological warfare and communication, Antonie van
    Leeuwenhoek, 81 (1-4): 639-654.
    21. Ellen, A.F., Rohulya, O.V., Fusetti, F., Wagner, M., Albers, S.V., &
    Driessen, A.J. (2011), The sulfolobicin genes of Sulfolobus acidocaldarius
    encode novel antimicrobial proteins, J Bacteriol.
    22. Field, D., Cotter, P., Hill, C., & Ross, R.P., (2007), Bacteriocin
    Biosynthesis, Structure, and Function, In:Research and Applications in
    Bacteriocins, Riley, M.A., Gillor.O, 5-41.
    23. Galvez, A., Abriouel, H., Lopez, R.L., & Ben Omar, N, (2007),
    Bacteriocin-based strategies for food biopreservation, Int J Food Microbiol,
    120 (1-2): 51-70
    24. Gillor, O., Kirkup, B.C., & Riley, M.A. (2004). Colicins and microcins: the
    next generation antimicrobials, Advances in applied microbiology, 54: 129-146.
    25. Gratia A (1925), Sur un remarquable exemple d'antagonisme entre deux
    souches de coilbacille. Comp Rend Soc Biol, 93: 1040–1041.
    26. Heng, NCK.; Wescombe, PA.; Burton, JP.; Jack, RW.; Tagg, JR. (2007),
    The diversity of bacteriocins in Grampositive bacteria. In: Bacteriocins:
    ecology and evolution, Riley, MA.; Chavan, M., editors, 45-92.
    27. Hoyt, P.R., & Sizemore, R.K. (1982), Competitive Dominance by a
    Bacteriocin Producing Vibrio harveyi Strain, Appl Environ Microbiol, 44
    (3): 653-658.
    28. Joerger, M.C., & Klaenhammer, T.R. (1986), Characterization and
    purification of helveticin J and evidence for a chromosomally determined
    bacteriocin produced by Lactobacillus helveticus 481, J Bacteriol, 167 (2):
    439-446.
    29. Klaenhammer, T.R. (1993), Genetics of bacteriocins produced by lactic
    acid bacteria, FEMS Microbiol Rev, 12: 39–85.
    30. Leisner, J.J., Laursen, B.G., Prevost, H., Drider, D., & Dalgaard, P. (2007),
    Carnobacterium: positive and negative effects in the environment and in
    foods, FEMS Microbiol Rev, 31 (5): 592-613.
    31. McAuliffe, O., Ross, R.P., & Hill, C. (2001). Lantibiotics: structure,
    biosynthesis and mode of action, FEMS Microbiol Rev, 25 (3): 285-308.
    32. McCall, J.O., & Sizemore, R.K. (1979), Description of a bacteriocinogenic
    plasmid in Beneckea harveyi, Appl Environ Microbiol, 38 (5): 974-979.
    33. Messi, P., Guerrieri, E., & Bondi, M. (2003). Bacteriocin-like substance
    (BLS) production in Aeromonas hydrophilawater isolates, FEMS Microbiol
    Let, 220 (1): 121-125.
    34. Michel-Briand, Y., & Baysse, C. (2002). The pyocins of Pseudomonas
    aeruginosa. Biochimie, 84 (5-6): 499-510.
    35. Nakayama, K., Takashima, K., Ishihara, H., Shinomiya, T., Kageyama, M.,
    Kanaya, S., Ohnishi, M., Murata, T., Mori, H., & Hayashi, T. (2000). The
    R-type pyocin of Pseudomonas aeruginosa is related to P2 phage, and the Ftype is related to lambda phage, Molecular Microbiol, 38 (2): 213-231.
    36. Nissen-Meyer, J., Holo, H., Havarstein, L.S., Sletten, K., & Nes, I.F.
    (1992). A novel lactococcal bacteriocin whose activity depends on the
    complementary action of two peptides, J Bacteriol, 174 (17): 5686-5692.
    37. Pilet, M.F., & Leroi, F., (2011), Applications of protective cultures,
    bacteriocins, and bacteriophages in fresh seafood and seafood products, In:
    Protective cultures, antimicrobial metabolites and bacteriophages for food
    and bevarage biopreservation, 1- 21.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...