Luận Văn Phân lập và sàng lọc vi sinh vật biển sinh enzym có khả năng cắt mạch fucoidan

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án tốt nghiệp
    Đề tài: PHÂN LẬP VÀ SÀNG LỌC VI SINH VẬT BIỂN SINH ENZYM CÓ KHẢ NĂNG CẮT MẠCH FUCOIDAN


    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN
    MỤC LỤC
    DANH MỤC BẢNG
    DANH MỤC HÌNH
    BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT
    MỞ ĐẦU 1
    PHẦN 1: TỔNG QUAN . 5
    1.1. Tổng quan về rong biển . 5
    1.1.1. Giới thiệu chung về rong biển 5
    1.1.2. Phân loại rong biển 6
    1.1.3. Phân bố và ứng dụng rong Nâu trên thế giới . 6
    1.1.4. Rong Mơ Việt Nam . 7
    1.2. Tổng quan về enzyme . 8
    1.2.1. Khái niệm chung về enzyme 8
    1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính enzyme . 9
    1.2.3. Tính chất của enzyme . 11
    1.3. Giới thiệu về Fucoidan . 14
    1.3.1. Fucoidan . 14
    1.3.2. Hoạt tính sinh học của Fucoidan 16
    1.3.3. Ứng dụng của fucoidan và oligosacharit của nó 19
    1.3.3.1. Một số ứng dụng của Fucoidan tự nhiên . 19


    1.3.3.2. Một số ứng dụng của oligosaccharit từ một fucoidan . 20
    1.3.3.3. Một số sản phẩm Fucoidan trên thế giới . 20
    1.4. Enzyme có khả năng phân cắt fucoidan 21
    1.4.1. Enzyme fucoidanase 21
    1.4.2. Một số nghiên cứu về fucoidanase trên đối tượng vi sinh vật . 21
    PHẦN 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 23
    2.1. Chủng giống . 23
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 23
    2.2.1. Phương pháp phân lập các chủng vi sinh vật . 23
    2.2.2. Phương pháp tách chiết enzyme từ vi sinh vật 25
    2.2.3. Thử nghiệm họat tính enzyme bẻ ngắn mạch fucoidan . 26
    2.2.4. Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng lên hoạt tính enzyme bẻ ngắn mạch
    fucoidan 28
    2.2.4.1. Ảnh hưởng của tốc độ ly tâm đến việc thu nhận sinh khối tế bào . 28
    2.2.4.2. Ảnh hưởng của các loại đệm lên hoạt tính enzyme 28
    2.2.4.3. Ảnh hưởng của pH lên hoạt tính enzyme . 28
    2.2.4.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên họat tính enzyme . 28
    PHẦN 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 29
    3.1. Phân lập các chủng vi sinh vật biển theo định hướng sinh enzyme cắt ngắn
    mạch fucoidan . 29
    3.2. Sàng lọc vi sinh vật biển theo định hướng sinh enzyme cắt ngắn mạch
    fucoidan . 32
    3.3. Khảo sát điều kiện tách chiết enzyme 35
    3.3.1. Ảnh hưởng của tốc độ ly tâm đến việc thu nhận sinh khối tế bào . 35


    3.3.2. Ảnh hưởng của các loại đệm lên hoạtt tính enzyme 36
    3.3.3. Ảnh hưởng của pH lên hoạt tính enzyme . 36
    3.3.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt tính enzyme . 38
    PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 40
    4.1. Kết luận 40
    4.2. Kiến nghị 41
    PHỤ LỤC 42
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 44


    DANH MỤC BẢNG
    Bảng 1.1: Một số ứng dụng của fucoidan chiết từ rong nâu. . 19
    Bảng 1.2: Ứng dụng của ologosacarit từ fucoidan. 20
    Bảng 1.3: Vi sinh vật biển và enzym của chúng 22
    Bảng 2.1: Thành phần hóa học của một số loại fucoidan . 23
    Bảng 3.1: Các chủng vi khuẩn biển đã phân lập được. 30
    Bảng 3.2: Hoạt tính enzyme khi lên mem vi sinh vật trên môi trường lỏng chứa
    fucoidan từ rong S. mcclurei . 33
    Bảng 3.3: Hoạt tính enzyme khi ly tâm với tốc độ khác nhau. 35
    Bảng 3.4: Ảnh hưởng của các loại đệm lên hoạt tính enzyme. 36
    Bảng 3.5: Ảnh hưởng của pH lên hoạt tính enzyme. 37
    Bảng 3.6: Ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt tính enzyme. . 38


    DANH MỤC HÌNH
    Hình 1.1: Một số loài rong có chứa fucoidan. 15
    Hình 1.2: Cấu trúc fucoidan chiết từ rong Fucus vesiculosus 16
    Hình 2.1: Sơ đồ phân lập vi sinh vật biển. 24
    Hình 2.2: Xử lý mẫu rong trước khi phân lập. . 25
    Hình 2.3: Sơ đồ nuôi cấy và tách chiết enzyme từ vi sinh vật. 26
    Hình 2.4: Đường chuẩn fucose. 27
    Hình 3.1: Lên men vi sinh vật để tạo enzym fucoidanase 32
    Hình 3.2: Ảnh hưởng của pH lên hoạt tính enzyme. 37
    Hình 3.3: Ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt tính enzyme. 38




    BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT
    AMPA α-amino-3-hydroxyl-5-methyl-4-isoxazole-propionate
    DNA Deoxyribonucleic acid
    Ex Extract
    Fuc Fucose
    Gal Galactose
    HGF Human Hepatocyte Growth Factor
    HIV Human immunodeficiency virus
    IUPAC International Union of Pure and Applied Chemistry
    CE Control enzym
    CS Control substrate
    Man Mannose
    NITRA Nha Trang Institute of Technology Rearcher and Application
    Rha Rhamnose
    RNA Ribonucleic acid
    Xyl Xylose


    MỞ ĐẦU
    Với hơn 3200 km chiều dài bờ biển, nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới và
    cận nhiệt đới, Việt Nam có hệ sinh thái động-thực vật thủy sinh là vô cùng đa dạng
    và phong phú. Trong đó hệ thực vật tảo biển chiếm một lượng sinh khối lớn với
    khoảng 1000 loài được dự đoán, 639 loài đã xác định bao gồm 151 loài rong lục,
    269 loài rong đỏ, 143 loài rong nâu và 76 loài rong lam [13].
    Ngay từ xa xưa nhiều loài rong tảo đã được con người sử dụng làm thức ăn
    cho người và gia súc, một số nước tại vùng biển Châu Á, Châu Mỹ một số loài rong
    còn được sử dụng để làm thuốc. Câu chuyện về tỉ lệ người chết thấp và tỉ lệ người
    cao tuổi sống khỏe mạnh (trên 100 tuổi) khác thường ở đảo Tonga (Nam Thái Bình
    Dương) vẫn hấp dẫn các nhà khoa học khi những người dân đảo này cho biết họ
    sống được như vậy là nhờ rong nâu, loài thực vật mà họ đã thu hoạch và sử dụng
    hơn 3000 năm nay. Người Tonga tin rằng rong nâu chính là nguồn dược liệu giúp
    họ tăng tuổi thọ, sức khỏe và sinh lực. Vì một trong những lí do này mà các nhà
    khoa học đã tập trung nghiên cứu vào đối tượng rong nâu và tìm ra được rất nhiều
    chất có hoạt tính sinh học cao như là kháng khuẩn, kháng khối u, tăng cường khả
    năng miễn dịch Đăc biệt là fucoidan được tìm thấy trong rong nâu là chất có rất
    nhiều hoạt tính sinh học quý giá. Ngoài fucoidan trong rong nâu còn có nhiều hợp
    chất có giá trị kinh tế như: laminaran, mannitol, gibberelin, cytokinin, auxin, iod,
    khoáng, axit béo và nhiều loại vitamin.
    Việt Nam có hơn 120 loài rong nâu với sản lượng ước tính trên 10000 tấn
    khô/năm, nhưng đa số người dân thường thu hoạch rong này để làm phân bón và
    thức ăn chăn nuôi. Thấy được tiềm năng này Viện Nghiên Cứu và Ứng Dụng Công
    Nghệ Nha Trang đã triển khai nghiên cứu và sản xuất thành công fucoidan là một
    hướng nghiên cứu thiết yếu cho khoa học và có giá trị thực tiễn [1],[2].
    Fucoidan, một sulphat polysaccharide sinh học được chiết từ rong nâu, đặc
    biệt được quan tâm nghiên cứu nhờ nhiều hoạt tính dược lý đặc biệt như chống
    đông tụ, chống viêm nhiễm, điều tiết miễn dịch, ức chế sự phát triển ư bướu, kháng
    ung thư và kháng virus kể cả virus HIV và hơn nữa nguồn cung cấp chủ yếu là
    rong nâu tự nhiên có trữ lượng lớn tại các vùng biển nước ta.
    Tuy nhiên mối quan hệ giữa hoạt tính sinh học và cấu trúc của chúng vẫn
    chưa được giải thích rõ ràng do cấu trúc phức tạp và không theo quy luật của
    fucoidan từ các nguồn gốc loài rong khác nhau mà nó được chiết ra. Trong mạch
    phân tử của chúng chứa chủ yếu các gốc fucose được sulphat hóa ở các vị trí khác
    nhau và liên kết với nhau thông qua một số liên kết như (1-3) (1-4), (1-2) glycosit ít
    theo quy luật. Ngoài ra trong phân tử còn có mặt một số đường đơn khác như:
    galactose, manose, xylose, glucose và các mạch nhánh có chứa gốc fucosyl,
    galatosyl Chính vì vậy việc nghiên cứu ảnh hưởng của từng yếu tố cấu trúc lên
    hoạt tính sinh học của fucoidan là một thách thức không nhỏ đối với các nhà khoa
    học.
    Điều này chỉ được giải quyết hiệu quả nhất khi sử dụng các loại enzyme có
    khả năng cắt mạch fucoidan như là một công cụ để nghiên cứu cấu trúc cũng như
    tương quan giữa cấu trúc và hoạt tính sinh học của fucoidan.
    Cho đến nay các nhà nghiên cứu đã tìm ra 2 loại ezyme O-glycosyl
    hydrolase có hoạt tính với fucoidan đó là fucoidanase và α-L-fucosidase. Hoạt tính
    của α-L-fucoisidase được mô tả dễ dàng như là sự giải phóng L-fucose khỏi đoạn
    cuối của một phân tử polysaccharide, thì việc xác định hoạt tính của fucoidanase
    được giải thích bởi hai kiểu bẻ gãy liên kết glycosit. Fucoidanase có thể bẻ gãy các
    liên kết glusosit bên trong phân tử polysaccharide làm giảm nhanh chóng trọng
    lượng phân tử (endo-fucoidanase) hoặc ở phía rìa ngoài của phân tử để lấy đi một số
    phân tử oligosaccharide làm cho trọng lượng phân tử giảm từ từ (exo-fucoidanase)
    [23],[46].
    Do fucoidan được chiết từ các loài rong khác nhau thì khác nhau nên các
    nghiên cứu về cơ chế tác động của fucoidanase còn rất hạn chế và khó để so sánh
    các kết quả thực nghiệm với nhau.
    Các nhà khoa học Pháp và Nhật đã công bố tìm thấy một số loại fucoidanase
    từ một số loại động vật thân mềm biển như: bào ngư Haliotis sp, điệp
    Pectenmaximus, động vật thân mềm Pectinidae Patinopecten Yessoensis. Các
    enzyme này có khả năng thủy phân fucoidan một cách rất hiệu quả để tạo thành các
    oligosaccharide [7],[8]. Tuy nhiên việc tiềm kiếm enzyme từ động vật thân mềm
    biển chỉ có ý nghĩa về mặt nghiên cứu nhưng khó có thể đưa vào ứng dụng ở quy
    mô sản xuất công nghiệp. Vì vậy, người ta đặc biệt quan tâm đến enzyme cắt mạch
    fucoidan có nguồn gốc vi sinh vật là vì các lí do sau: thứ nhất tốc độ sinh trưởng và
    sinh sản của vi sinh vật rất nhanh, enzyme của vi sinh vật có hoạt tính rất cao, thứ
    hai có thể kiểm soát được điều kiện nuôi cấy để vi sinh vật sinh tổng hợp các chất
    theo định hướng của chúng ta, thứ ba nuôi cấy vi sinh vật ta có thể thu toàn bộ sinh
    khối vi sinh một cách dễ dàng và ít tốn diện tích nuôi cấy. Một số nhóm các nhà
    khoa học Nhật Bản [9],[10] đã phân lập được vi khuẩn có khả năng cắt mạch
    fucoidan từ trầm tích biển và nước biển. Trong vài thập kỉ trở lại đây có nhiều
    nghiên cứu thú vị về enzyme fucoidanase phân lập từ vi sinh vật biển được công bố.
    Chẳng hạn, Sakai và cộng sự [43],[44] đã phân lập từ biển Nhật Bản vi khuẩn
    Flavobateriacea có thể phân cắt nhiều loại fucoidan khác nhau được chiết từ các
    loài rong Laminariales, Kiellmaniella crassifolia, Lessonia nigrescens và Undaria
    pinatifida. Cho đến năm 2004, chúng tôi chưa tìm thấy một công bố nào trong nước
    đề cập một cách toàn diện polysaccharide từ rong nâu Việt Nam cũng như việc cắt
    mạch chúng thành oligosaccharide sử dụng enzyme từ vi sinh vật biển [1],[2].
    Để giúp cho việc nghiên cứu cơ chế tác dụng của fucoidan lên tế bào sinh vật
    và tiến tới sử dụng chúng để làm dược liệu thì việc xác định cấu trúc hóa học của
    chúng là điều kiện tiên quyết. Các phương pháp sử dụng hóa lý hiện nay (thủy phân,
    đề-sulphat hóa, đề-actyl hóa) trước khi phân tích thường đòi hỏi điều kiện acid hoặc
    kiềm mạnh ở nhiệt độ cao, do đó có thể làm thay đổi cấu trúc của polysaccharide
    [7],[8],[9],[11]. Các phương pháp enzyme đặc hiệu có thể được sử dụng để điều chế
    các oligosaccharide thích hợp cho các nghiên cứu sinh học cũng như các mẫu đơn
    giản hóa, từ đó có thể suy luận ra cấu trúc của fucoidan ban đầu. Ngoài ra việc cắt
    ngắn mạch fucoidan bằng enzyme vi sinh vật còn tạo ra các tổ hợp oligosaccharide
    mới có hoạt tính sinh học đặc hiệu và hiệu lực cao hơn so với fcoidan ban đầu, đây
    là xu hướng phát triển trên thế giới [22].
    Chính vì vậy, trong khuôn khổ đồ án tốt nghiệp này tôi chọn đề tài nghiên
    cứu là “Phân lập và sàng lọc vi sinh vật biển sinh enzyme có khả năng cắt mạch
    fucoidan”.
    Nội dung luận văn bao gồm:
     Phân lập vi sinh vật biển theo định hướng phân cắt fucoidan.
     Sàng lọc vi sinh vật biển sinh enzyme cắt mạch fucoidan.
     Khảo sát sơ bộ các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt tính enzyme
    fucoidanase.



    PHẦN 1: TỔNG QUAN
    1.1. Tổng quan về rong biển
    1.1.1. Giới thiệu chung về rong biển
    Rong biển là kho chứa gồm: thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nguyên liệu cho
    công nghiệp, nông nghiệp. Đã bao đời nay trên thế giới trong đó có Việt Nam đã và
    đang sử dụng rong biển là thực phẩm trực tiếp trong bữa ăn hằng ngày.
    Rong biển (marine algae) là một loại thực vật bậc thấp sống ở biển hoặc
    vùng nước lợ ven biển. Sự có mặt trong thủy vực của chúng đóng hai vai trò quan
    trọng là mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn và còn là nguồn cung cấp thức ăn c ho
    các loài động vật ven biển [6].
    Rong biển có kích thước và hình dạng rất phong phú, chúng có kích thước
    hiển vi hoặc có khi dài hàng chục mét, hình dạng của chúng có thể là hình cầu, hình
    sợi, hình phiến lá hay hình thù rất đặc biệt. Hằng năm đại dương cung cấp cho con
    người khoảng 200 tỷ tấn rong. Trong 90% cacbon trên Trái Đất được tổng hợp hằng
    năm nhờ quang hợp trong môi trường lỏng, trong đó 20% từ rong biển [33],[38].
    Giá trị công nghiệp của rong biển là cung cấp các chất keo như: agar, alginat,
    carrageenan . dùng cho thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, công nghệ sinh học .
    Các polysaccharide từ rong biển được coi là những chất hữu cơ không được
    thay thế trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khi được sử dụng như là chất tạo đông,
    làm đặc, chất ổn nhũ và chất ổn định. Các oligosaccharide có tác dụng kháng nấm
    bệnh, ức chế quá trình phát triển của tế bào ung thư, tế bào HIV .nhiều hợp chất
    hữu cơ trong rong biển có tác dụng điều hòa kích thích sinh trưởng đối với cây
    trồng nên đã được sản xuất thành phân bón hữu cơ [6].
    Giá trị dinh dưỡng của rong biển là cung cấp đầy đủ các chất khoáng, các
    acid amin cần thiết, các loại vitamin, các carbohydrat đặc trưng và các chất có hoạt
    tính sinh học có lợi cho cơ thể và có khả năng phòng bệnh tật. Vì vậy, ngày nay
    rong biển được xếp vào loại thực phẩm chức năng và ngày càng được sử dụng rộng
    rãi trên thế giới.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng việt
    [1] Bùi Minh Lý (2006), “Nghiên cứu công nghệ và thiết bị sản xuất Fucoidan qui
    mô pilot từ một số loài rong Nâu Việt Nam”, Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa
    học công nghệ, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang
    [2] Bùi Minh Lý (2008), “Nghiên cứu công nghệ và thiết bị sản xuất Fucoidan từ một
    số loài rong Nâu Việt Nam”, Báo cáo tổng kết đề tài, Viện nghiên cứu và ứng
    dụng công nghệ Nha Trang.
    [3] Dặng Thị Thu, Lê Ngọc Tú, Tô Kim Anh, Phạm Thị Thu Thủy, Nguyễn Xuân
    Sâm, Công Nghệ Enzym, Nhà Xuất Bản Khoa Học Và Kỹ Thuật Hà Nội
    [4] Nguyễn Duy Nhứt, Bùi Minh Lý, Nguyễn Mạnh Cường, Trần Văn Sang
    (2007), Tạp chí Hóa học, tập 45, số 3, trang 339-342.
    [5] Nguyễn Trọng Cẩn, Nguyễn Thị Hiền, Đỗ Thị Giang, Trần Thị Luyến, Công
    Nghệ Enzym, Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh.
    [6] Trần Thị Luyến, Đỗ Minh Phụng, Nguyễn Anh Tuấn, Ngô Đăng Nghĩa, Chế
    biến rong biển, Giáo trình Đại học Nha Trang.
    Tiếng anh
    [7] Bakunina, I.Y., O.I. Nedashkov Shaia, S. A. Alekseeva, E. P. Ivanova, L.A.
    Romanenko, N. M. Gorshkova, V. V. Isakov, T.N. Zvyagintseva, and V.V.
    Mikhailov (2002), “Degradation of Fucoidan by the marine proteobacterium
    Pseudoalteromonas citrea”, Microbiology, 71, 41-47.
    [8] Berteau O., McCort I., Goasdoue N. et al.,(2002), “Characterization of a new
    -L-fucosidase isolated from the marine mollusk Pecten maximus hat
    catalyzes the hydrolysis of -L-fucose from Ascophylum nodosum”,
    Glycobiology, 12, 273-282.


    [9] Berteau O., Mulloy B. (2003), “Sulfated fucans and an overview of enzimes
    active toward this Review”, Glycobiology B, Vol. 13, N.6, 26R-40R.
    [10] Berteau O., Mulloy B., (2003), “Sulfated fucans, fresh perspectives.
    Structures, functions, and biological properties of sulfated fucans and an
    overview of enzyms active toward this class of polysaccharide”, Glycobiology,
    13, 29R-40R.
    [11] Bilan M. I., Grachev A. A. and Usov A. I. (2004), A highly regular fraction of
    a Fucoidan from the brown seaweed Fucus distinchus, Carbonhydr. Res., 339,
    511-517.
    [12] Bilan M. I., Kusaykin M. I., Zvyagintseva T. N. et al. (2005), “Deistvie
    ferenzymtnovo preparata iz morskovo molliuska Littorina kurila na Fucoidan
    iz buroi vodorosli Fucus distichus”, Biokhimiya, 70, N.6, P. 328-338.
    [13] Bo Li, Fei Lu, Xịnin Wei and Ruixiang Zhao (2008), “Fucoidan: Structure
    and Bioativity”, Molecules- 13, 1671-1695.
    [14] Burtseva Y. V, Kusaykin M. I, Sova V. V, et al.(2000), “Distribution of
    Fucoidan hydrolases and some glycosidases among marine invertebrates”,
    Russ. J. Mar. Biol., 26, 453-456.
    [15] Huynh QN, Nguyen HD (1998) “The seaweed resources of Vietnam”, In:
    Critchley AT, Ohno M (eds) Seaweed resources of the world. JICA. Pp 62–
    69.
    [16] Daisuke Tachikawa, Masaji Nakamizo, Makoto Fujii, Anti-Turmo Activity
    and Enhancement of NK Cell Activity by Fucoidan, 12
    th
    International
    Congress of Immunology and 4
    th
    Annual Conference of FOCIS, 2004.
    [17] Daniel R., Berteau O., Chevolot L. et al. (2001), “Regiose lective desulfatation
    of sulfated L-fucopyranoside by a new sulfoesterase from the marine mollusk
    Pecten maximus: application to the structrural study of algal Fucoidan (A.
    nodosum)”, Eur. J. Biochem, 4, 55-62.


    [18] Daniel R., Berteau O., Jozefonvicz J., et al. (1999), “Degradation of algal
    (Ascophyllum nodosum) Fucoidan by an enzymatic activity contained in
    digestive glands of the marine mollusk Pecten maximus”, Carbonhyd. Res.,
    322, 291-297.
    [19] Dararad Choosawad, Ureporn Leggat, Chavaboon Dechsukhum, Amornrat
    Phongdara and Wilaiwan Chotigeat (2005), “Anti-turn our activities of
    Fucoidan from aquatic plant Utricularia aurea lour”, SongklanakarinJ.Sei.
    Technol., 27, 779-807.
    [20] Descamps V., Klarszinsky O., Barbeyron J. et al. (1998), “Fuco-oligosaccharides, enzym pour leur preparation a partir de fucanes, bacterie
    productricede l’enzym et application des fuco-oligosaccharides a la protection
    des plantes”, Brevet, FR 2783523.
    [21] Dobashi, K.; Nishino, T.; Fujihara, M. (1989), “Isolation and preliminary
    characterization of fucose-containing sulfated polysaccharides with blood-anticoagulant activity from seaweed Hizikia fusiforme”, Carbohydr. Res., 194,
    315-320.
    [22] Ellouali M., Boisson-Vidal C., Durand P. et al. (1993), “Antitumour activit y of
    low molecular weight fucans extracted from brown seaweed Ascophylum
    nodosum”, Anticancer Res., 13, 2011-2019.
    [23] Furukawa S, Fujikawa T, Koga D, Ide A (1992), “Production of Fucoidan-degrading enzyms, Fucoidanase and Fucoidan sulfatase by Vibrio sp. N-5”,
    Nippon Suisan Gakkaishi, 58, 1499–1503.
    [24] Furukawas and Fujikawa T. (1984), “Growth and Fucoidan sulfatase
    production in Fucoidan-utilizing bacteria from sea sand, Nippom Nogeik
    Kaishi, 11, 1123-1126.
    [25] Kim, Woo-Jung, Sung-Min Kim and et, “Isolation and characteriazation of
    marine bacteria strains degrading Fucoidan from korea Undaria pinnatifida
    sporophylls”. J.Microbiol. Biotechol.


    [26] Kitamura K, Matsuo M, Yasui T (1992), “Enzymic degradation of Fucoidan
    by Fucoidanase from the hepatopancreas of Patinopecten yessoensis”, Biosci
    Biotechnol Biochem, 56, 490–494
    [27] Kloareg, B., Dematry, M., and Mbeau, S (1986), “Polyanionic characteristic of
    furified sulphated homofucans from brown algae”. Int.J.Bio Macromol-8,pp
    380-386.
    [28] Kobayashi T, Honke K, Miyazaki T, Matsumota K, Nakamura T, Ishizuka I,
    Makita A (1994), “Hepatocyte growth factor (HGF) specifically binds to
    sulfoglycolipids”, J.Biol chem-269, pp9817-9821
    [29] L.loyd P. F., Lloyd K. O. (1963), “Sulfatases and sulfated polysaccharide in
    the vicera of marine mollusk”, Nature, 199, 287-288.
    [30] Maria E.R. Duarte,a Marc A. Cardoso,a Miguel D. Noseda,a,1 Alberto S.
    Cerezo (2001), “Structural studies on Fucoidans from the brown seaweed
    Sargassum stenophyllum”, Carbohydrate Research 333, pp 281–293
    [31] Maria I. Bilan, Alexey A. Grachev, Alexander S. Shashkov, Nikolay E,
    Nifantiev and Anatolii I. Usov (2006) “Structure of a Fucoidan from the
    brown seaweed Fucus serratus L”, Carbohydrate Research 341, pp 238-245
    [32] Maruyama, Hiroko, Tâmuchi, Hidekazu; Hashimota, Minoru; Makano,
    Takahisa (2003), “Antitumor activity and immune response of Mekabu
    Fucoidan extracted from sporophyll of Undaria pinnatifida”, In Vivo, 17(3),
    245-249.
    [33] Merrill JE, Waaland JR (1998), “The seaweed resources of the United State of
    America”. In: Seaweed resources of the world. JICA, pp. 303-323.
    [34] Morigana T, Araki T, Ito M, Kitamikado M (1981), “A search for Fucoidan-degrading bacteria in coastal sea environments of Japan”, Bull Jpn Soc Sci
    Fish, 47, 621–625.


    [35] Mülheim an der Ruhr (2009), “Isolation, Characterisation, Modification an
    Application of Fucoidan from Fucus vesiculosu”.
    [36] Nelson TE (1944),“A photometric adaptation of the Somogy method for the
    determination of glucose”, J. Biol. Chem. 153: 375–381.
    [37] Nishino, T.; Yokoyama, G.; Dobahi, K. (1989), “Isolation, purification and
    characterization of fucose-containing sulfated polysaccharides from the brown
    seaweed Ecklonia kurome and their blood-anticoagulant activities”,
    Carbohydr. Res., 186, 119-129.
    [38] Ohno M., A. T. Critchley (1997), “Seaweed cultivation and marine ranching”,
    Bull. Mar. Sci. Fish
    [39] Pearce-Pratt R, et al.(1996), “Sulfated polysaccharides inhibit lymphocyte to
    epithelial transmissio of human immunodeficiency virus”, Biological
    Reproduction, 54, 173-82.
    [40] Ponce, N.M.A.; Pujol, C.A.; Damonte, E.B. (2003), “Fucoidans from the
    brown seaweed Adenocystis utricularis: extraction methods, antiviral activity
    and structural studies”. Carbohydr. Res., 338, 153-165.
    [41] Régis Daniel, Olivier Berteau, Jacqueline Jozefonvicz and Nicole Goasdoue
    (1999), “Degradation of algal (Ascophyllum nodosum) Fucoidan by an
    enzymatic activity cantained in digestive glands of the marine mollusc Pecten
    maximus”, Carbohydtate Research, Volume 322, Issues 3-4, 12 December, pp
    291-297
    [42] Rita Elkins M.H (2001), “Limu Moui-prize sea plant of tonga and the south
    pacific”, Woodland Publishing-Utah-USA 32 pagine
    [43] Rosa María Rodríguez Jasso 1, Cristobal Noé Aguilar Gonzalez 2, Lorenzo
    Pastrana 3, Jose A. Couto Teixeira 1, “Identification and evaluation of fungal
    strains with Fucoidan degradation potential”, Proceedings of the 10th
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...