Thạc Sĩ Phân lập, tuyển chọn và sử dụng vi khuẩn lactic sinh bacteriocin trong bảo quản cá giò tươi nguyên l

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN VÀ SỬ DỤNG VI KHUẨN LACTIC SINH BACTERIOCIN TRONG BẢO QUẢN CÁ GIÒ TƯƠI NGUYÊN LIỆU

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
    DANH MỤC BẢNG vi
    DANH MỤC HÌNH viii
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 4
    1.1 Giới thiệu vi khuẩn lactic 4
    1.1.1 Đặc điểm chung của vi khuẩn lactic .4
    1.1.2 Phân loại 5
    1.1.3 Nhu cầu dinh dưỡng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi
    khuẩn lactic 7
    1.1.4 Ứng dụng .8
    1.2 Bacteriocin 11
    1.2.1 Phân loại bacteriocin .12
    1.2.2 Một số tính chất của bacteriocin .14
    1.3 Cá Giò 16
    1.4 Biến đổi chất lượng nguyên liệu thủy sản sau khi chết .18
    1.4.1 Hệ vi sinh vật trong cá tươi .18
    1.4.2 Biến đổi chất lượng của nguyên liệu thủy sản sau khi chết 19
    1.5 Các phương pháp bảo quản cá .24
    1.6 Tình hình nghiên cứu sử dụng vi khuẩn lactic sinh bacteriocin trong bảo
    quản thực phẩm 28
    1.6.1 Trên thế giới .28
    1.6.2 Trong nước 29
    CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
    2.1 Đối tượng nghiên cứu 31
    2.1.1 Nước dưa .31
    2.1.2 Chủng vi khuẩn chỉ thị 31
    - iv -
    2.1.3 Cá giò 32
    2.1.4 Thiết bị chuyên dụng .32
    2.1.5 Hóa chất, môi trường 33
    2.2 Phương pháp nghiên cứu .33
    2.2.1 Phân lập vi khuẩn lactic 33
    2.2.2 Xác định đặc điểm hình thái tế bào vi khuẩn lactic 33
    2.2.3 Tuyển chọn các chủng vi khuẩn lactic sinh bacteriocin .34
    2.2.4 Xác định cơ chế kháng khuẩn của chủng phân lập .34
    2.2.5 Xác định mức độ sinh trưởng của vi khuẩn lactic 35
    2.2.6 Xác định điều kiện nuôi cấy thích hợp của vi khuẩn lactic 35
    2.2.7 Xác định phổ ức chế của vi khuẩn lactic sinh bacteriocin 36
    2.2.8 Xác định khả năng sinh trưởng của vi khuẩn lactic trên cá Giò nguyên liệu 36
    2.2.9 Xác định tổng vi khuẩn hiếu khí .37
    2.2.10 Thí nghiệm kiểm tra khả năng kháng Salmonella, Vibriocủa vi khuẩn
    lactic trong quá trình bảo quản .37
    2.2.11 Thí nghiệm bảo quản cá Giò bằng vi khuẩn lactic 37
    2.2.12 Đánh giá chất lượng của cá .38
    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 40
    3.1 Phân lập vi khuẩn lactic từ nước dưa muối lên men truyền thống .40
    3.2 Tuyển chọn chủng vi khuẩn lactic sinh bacteriocin 41
    3.3 Phổ ức chế của 5 chủng vi khuẩn lactic đã tuyển chọn 43
    3.4 Xử lý dịch chiết tế bào với enzym proteinase Kvà α-Chymotrypsin 49
    3.5 Cơ chế kháng khuẩn của dịch bacteriocin thô của chủng vi khuẩn lactic T13 50
    3.6 Đặc điểm sinh trưởng và sinh bacteriocin của chủng T13 trên môi trường MRS .51
    3.7 Xác định điều kiện nuôi cấy thích hợp .53
    3.7.1 Ảnh hưởng cuả nguồn cacbon đến sinh trưởng phát triển của vi khuẩn
    lactic T13 53
    3.7.2 Ảnh hưởng nguồn nitơ lên sinh trưởng của vi khuẩn lactic T13 54
    3.7.3 Ảnh hưởng của pH đối với sự sinh trưởng của vi khuẩn lactic T13 .55
    3.7.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên sinh trưởng của vi khuẩn lactic T13 .56
    3.8 Khả năng sinh trưởng và sinh bacteriocin của chủng vi khuẩn lactic T13
    trên da cá giò 57
    - v -
    3.8.1 Tổng số vi khuẩn lactic trên da cá giò nguyênliệu tươi .57
    3.8.2 Sự phát triển của tổng vi khuẩn hiếu khí trênda cá sau khi được nhúng
    vào dịch vi khuẩn lactic T13 58
    3.9 Thử nghiệm sử dụng vi khuẩn lactic T13 trong bảo quản cá giò tươi
    nguyên liệu .59
    3.9.1 Kết quả đánh giá cảm quan .59
    3.9.2 Kết quả đánh giá chỉ tiêu hóa học .61
    3.9.3 Kết quả kiểm tra vi sinh vật 62
    3.10 Qui trình bảo quản cá giò nguyên liệu tươi bằng vi khuẩn lactic T13 67
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69
    KẾT LUẬN 69
    KIẾN NGHỊ .69
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC 1
    PHỤ LỤC 2
    PHỤ LỤC 3
    PHỤ LỤC 4

    LỜI MỞ ĐẦU
    Mục tiêu và tính cấp thiết của đề tài
    Nguyên liệu thủy sản nói chung và cá giò nguyên liệu nói riêng là loại nguyên
    liệu dễ bị hư hỏng nếu không được bảo quản một cáchhợp lý. Hiện các loại nguyên
    liệu thủy sản chủ yếu được bảo quản theo phương pháp ướp đá nhưng để bảo quản
    trong thời gian dài thì cần phải có đủ lượng đá để giữ nhiệt độ trong lòng khối nguyên
    liệu ≤4
    0
    C. Thêm vào đó khi bảo quản nguyên liệu thủy sản theo phương pháp ướp đá
    thường phải có dụng cụ chứa đựng lớn. Nhưng thực tếcho thấy việc bảo quản nguyên
    liệu thủy sản sau đánh bắt và thu hoạch của người dân còn nhiều hạn chế như thiếu
    lượng đá, thiếu dụng cụ chứa đựng, điều kiện vệ sinh nơi bảo quản còn hạn chế Vì
    thế chất lượng nguyên liệu thủy sản bảo quản của người dân thường rất hạn chế. Để
    giữ nguyên liệu thủy sản lâu dài người dân thường lạm dụng các loại hóa chất độc hại
    như hàn the, urê, trong bảo quản nguyên liệu thủy sản gây nên tình trạnh mất an toàn
    thực phẩm. Do đó hiện nay vấn đề “ an toàn vệ sinh thực phẩm” đang là vấn đề được
    toàn xã hội quan tâm. Vì vậy việc nghiên cứu, tìm kiếm phương pháp bảo quản nguyên
    liệu an toàn với người sử dụng là yêu cầu rất cấp thiết.
    Nhiều nhà khoa học đang quan tâm nghiên cứu thay thế những chất bảo quản hóa
    học bằng các phương pháp sinh học không gây mất an toàn cho người tiêu dùng tiêu
    dùng thực phẩm. Một trong các hướng là nghiên cứu sử dụng vi khuẩn lactic sinh
    bacteriocin. Bacteriocin là một loại protein có trọng lượng phân tử nhỏ do vi khuẩn
    sinh ra để chống lại các vi khuẩn khác có trong môitrường sống của chúng. Trong số
    này, vi khuẩn lactic được công nhận là an toàn để sử dụng trong quá trình lên men
    thực phẩm truyền thống[18]. Trong quá trình sống ngoài việc sinh ra bacteriocin, vi
    khuẩn này còn sinh ra acid lactic và acid lactic cũng là tác nhân ức chế sinh trưởng của
    nhiều lọai vi khuẩn. Vì thế từ ngàn xưa con người đã sử dụng phương pháp lên men
    lactic như một biện pháp bảo quản sản phẩm hữu hiệu.
    Cá giò (Rachycenton canadum) hay còn gọi là cá bớp là lọai cá biển có thịt ngon
    và giá thành cao. Hiện cá giò là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cả trong thị trường nội
    địa và quốc tế. Nên hiện nay cá giò được nuôi khá phổ biến ở nhiều tỉnh ven biển như
    Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Phú Yên, Khánh Hòa, Vũng Tàu và
    Kiên Giang. Hiện nay cá giò được tiêu thụ ở các thành phố lớn trong nước và xuất
    khẩu ra nước ngoài ở dạng cá tươi hoặc chế biến đông lạnh. Do vậy việc nghiên cứu
    - 2 -
    bảo quản nguyên liệu cá giò làm hạn chế hư hỏng có ý nghĩa kinh tế lớn. Hiện cá giò
    nguyên liệu tươi cũng giống như nhiều loại nguyên liệu thủy sản khác chỉ được bảo
    quản theo phương pháp ướp đá hoặc sử dụng các chất bảo quản không rõ nguồn gốc
    xuất xứ gây độc hại cho người sử dụng thậm chí có thể gây bệnh cho người. Vì thế,
    việc tiến hành nghiên cứu đề tài “Phân lập, tuyển chọn và sử dụng vi khuẩn lactic
    sinh bacteriocin trong bảo quản cá giò nguyên liệu tươi” với mục tiêu tuyển chọn
    các chủng vi khuẩn lactic có kháng sinh bacteriocinvà thử nghiệm sử dụng các vi
    khuẩn lactic này để bảo quản sinh học cá giò tươi nguyên liệu.
    Ý nghĩa khoa học
    Nghiên cứu đã phân lập và tuyển chọn được bộ sưu tập các chủng vi khuẩn lactic
    sinh bacteriocin từ nước dưa chua. Nghiên cứu cơ chế kháng khuẩn và phổ ức chế của
    vi khuẩn lactic đối với một số vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã đánh
    giá được khả năng bảo quản chủng vi khuẩn lactic đối với cá giò tươi nguyên liệu. Từ
    kết quả nghiên cứu sẽ mở ra triển vọng lớn trong bảo quản thực phẩm và nguyên liệu
    thủy sản.
    Ý nghĩa thực tiễn
    Từ kết quả nghiên cứu cho thấy rằng vi khuẩn lacticsinh bacteriocin có thể được
    sử dụng làm chất bảo quản sinh học để bảo quản thủysản nói chung và cá giò nói
    riêng, đồng thời vẫn đảm bảo được tính an toàn thựcphẩm. Bên cạnh đó vi khuẩn
    lactic này sẽ là một chất bảo quản sinh học giá thành rẻ góp phần làm giảm chi phí sản
    xuất cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản và đảm bảo tính an toàn cho người tiêu dùng.
    Mục đích của đề tài
    Phân lập và tuyển chọn những chủng vi khuẩn lactic sinh bacteriocin từ nước
    dưa muối nhằm thử nghiệm ứng dụng vào bảo quản cá giò tươi nguyên liệu.
    Nội dung nghiên cứu của đề tài
    1. Phân lập và tuyển chọn một số chủng vi khuẩn lacticsinh bacteriocin.
    2. Xác định phổ ức chế vi khuẩn gây bệnh thực phẩm củavi khuẩn lactic.
    3. Xử lý dịch chiết tế bào với enzyme proteinaza K và α-Chymotrypsin.
    4. Cơ chế kháng khuẩn của dịch bacteriocin thô của chủng vi khuẩn lactic.
    5. X ác định khả năng sinh trưởng của vi khuẩn lactic trên môi trường MRS.
    6. Xác định điều kiện thích hợp cho quá trình nuôi cấyvi khuẩn lactic sinh
    bacteriocin.
    - 3 -
    7. X ác định khả năng sinh trưởng của vi khuẩn lactic trên da cá giò nguyên liệu.
    8. Đánh giá khả năng sử dụng vi khuẩn lactic trong bảoquản nguyên liệu cá giò tươi.
    - 4 -
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
    1.1 Giới thiệu vi khuẩn lactic
    Vi khuẩn lactic thuộc nhóm vi khuẩn Gram dương, không sinh bào tử, có khả
    năng lên men đường thành acid lactic. Nhóm vi khuẩnlactic được xếp chung vào họ
    Lactobacteriacae. Nhóm vi khuẩn này có rất nhiều hình dạng khác nhau: hình que
    ngắn hoặc dài ở dạng đơn, đôi hoặc xếp thành chuỗi;hình cầu ở dạng đơn, đôi, xếp
    thành nhóm hoặc chuỗi. Khuẩn lạc của vi khẩn lactictròn nhỏ, trong bóng, màu trắng
    đục hoặc màu vàng kem; hoặc đôi khi khuẩn lạc có kính thước to hơn, tròn lồi trắng
    đục. Đặc biệt khuẩn lạc có thể tỏa ra mùi chua của acid [5].
    Vi khuẩn lactic có phổ kháng khuẩn khá rộng với nhiều cơ chế khác nhau. Một
    trong các cơ chế kháng khuẩn của vi khuẩn lactic làsự hình thành lactic acid. Ngoài
    ra, vi khuẩn lactic còn sinh ra các phân tử có hoạttính sinh học khác như diacetyl,
    reuterin và reutericyclin. Đặc biệt, vi khuẩn lactic có thể sản sinh ra các phân tử
    bacteriocin và những phân tử tương tự bacteriocin để chống lại hoạt động của các vi
    khuẩn gần gũi. Một vài chủng vi khuẩn lactic còn cóthể tổng hợp những peptide
    kháng khuẩn khác. Những chất kháng sinh có bản chấtprotein này đang được ứng
    dụng để nâng cao chất lượng bảo quản và an toàn vệ sinh thực phẩm [12,17].
    1.1.1 Đặc điểm chung của vi khuẩn lactic [5]
    Về mặt hình thái vi khuẩn lactic có rất nhiều điểm khác nhau nhưng nhìn chung
    về mặt sinh lý chúng tương đối đồng nhất, gồm một số đặc điểm chung như sau:
    - Vi khuẩn Gram dương, bất động và không sinh bào tử.
    - Khả năng tổng hợp nhiều hợp chất của vi khuẩn nàyrất yếu.
    - Là loại vi khuẩn kị khí tùy nghi, có khả năng lênmen kị khí cũng như hiếu khí.
    - Có khả năng chống chịu tốt trong môi trường acid.
    - Thu nhận năng lượng nhờ phân giải hydrocacbon và tiết ra lactic acid; chúng là
    nhóm lên men bắt buộc, không chứa cytochrome, catalase và men.
    - Vi khuẩn lactic có thể sống từ kị khí tới vi hiếukhí. Vi khuẩn lactic có nhu cầu
    về chất sinh trưởng rất phức tạp. Không một đại diện nào của nhóm này có thể phát
    triển trong môi trường muối khoáng thuần khiết chứa glucose. Đa số chúng cần hàng
    loạt các vitamin (lactoflavin, tiamin, pantotenic acid, nicotinic acid, folic acid, biotin)
    và các amino acid
    - 5 -
    - Vi khuẩn lactic lên men được mono và disaccharide. Các vi khuẩn lactic không
    lên men được tinh bột và các polysaccharide khác. Ngoại trừ loài L.delbrueckiilà đồng
    hóa được tinh bột. Một số khác chủ yếu là các vi khuẩn lên men lactic dị hình sử dụng
    được pentose và citric acid. Một số vi khuẩn lacticcó hoạt tính protease: thủy phân
    được protein của sữa thành peptide và amino acid. Hoạt tính này ở các loài là khác
    nhau, thường trực khuẩn là cao nhất.
    - Vi khuẩn lactic có khả năng sinh ra chất kháng si nh để ức chế các vi khuẩn gây bệnh.
    1.1.2 Phân loại
    Dựa vào khả năng lên men lactic từ các nguyên liệu chứa đường, người ta có thể
    chia thành hai nhóm vi khuẩn lactic: vi khuẩn lactic dị hình và vi khuẩn lactic đồng hình.
    - Vi khuẩn lactic dị hình
    Khi tiến hành lên men các dung dịch đường, các vi khuẩn lactic dị hình thường
    tạo ra lượng lactic acid không lớn lắm. Ngoài lactic acid, chúng còn tạo ra các sản
    phẩm khác như acetic acid, propionic acid, ethanol .
    Một số vi khuẩn lactic dị hình như sau:
    Lactobacillus pasterianus, thuộc loại trực khuẩn Gram (+), tế bào có kích thước
    rộng 0,5-1µm, dài 7,0-35 µm. Trong tự nhiên chúng tồn tại riêng lẻ không di động.
    Chúng sinh trưởng thích hợp ở nhiệt độ 29-33
    0
    C, và pH 8,0.
    Lactobacillus brevis, thuộc loại trực khuẩn Gram (+), tế bào có kích thước rộng
    0,7-1µm, dài 2,4 -4,0 µm. Trong tự nhiên chúng liênkết với nhau thành chuỗi, không
    di động. Trong quá trình phát triển chúng có thể sửdụng lactat canxi như nguồn cung
    cấp cacbon. Nhiệt độ phát triển tối ưu là 30
    0
    C. Vi khuẩn có nhiều trong sữa, trong dưa chua.
    Lactobacillus lycopessicilà loại trực khuẩn Gram (+). Trong tự nhiên chúng tồn
    tại từng đôi một, có khả năng tạo bào tử. Trong quátrình lên men đường chúng tạo ra
    cồn, lactic acid, acetic acid và CO
    2
    .
    Streptococcus cumoristhuộc loại cầu khuẩn, trong tự nhiên chúng tồn tạithành
    từng chuỗi rất dài. Nhiệt độ thích hợp cho chúng phát triển là 30
    0
    C. Chúng không phát
    triển ở nồng độ muối 4%. Khi lên men đường tạo ra acetic acid, diacetyl và CO
    2
    .
    Chúng có khả năng sinh ra chất kháng khuẩn.
    Streptococcus lacticthuộc chuỗi cầu khuẩn Gram (+), nhiệt độ phát triển từ 10-45
    0
    C, có khả năng chịu được nồng độ muối 4%. Khi lên men đường như glucose,
    maltose, lactose, xylose, arabinose, saccharoe, monnitol, salicin, chúng tạo ra lactic

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu tiếng Việt
    1. Đặng Văn Hợp, Đỗ Minh Phụng, Nguyễn Thuần Anh, Vũ Ngọc Bội (2006).
    Phân tích kiểm nghiệm thực phẩm thủy sản. Nhà xuât bản Nông nghiệp Hà Nội.
    2. Lương Đức Phẩm (2002). Vi sinh vật và bảo quản thựcphẩm.NXB nông
    nghiệp Hà Nội.
    3. Lê Thị Hồng Tuyết, Hoàng Quốc Khánh (2004). Một số đặc tính của
    Bacteriocin sản xuất bởi vi khuẩn Lactobacillus acidophilus. Viện Sinh học
    Nhiệt Ðới, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
    4. Lê Thị Mai (2002). Nghiên cứu qui trình muối chua nha đam. Khoa công nghệ
    sinh học Đại học mở bán công Tp Hồ Chí Minh.
    5. Nguyễn Đức Lượng (2002). Cơ sở vi sinh vật công nghiệp, NXB Đại Học Quốc
    Gia TP HCM.
    6. Nguyễn Thị Hoài Hà, Phạm Văn Ty, Nguyễn Thị Kim Quy(2002). Nghiên cứu
    khả năng sinh tổng hợp Bacteriocin của loài Lactobacillus plantarum L24.
    Trung tâm Công nghệ Sinh học Đại học Quốc gia Hà Nội.
    7. Nguyễn Thị Xuyến (1996). Vi sinh vật chế biến thực phẩm thủy sản. Đại Học
    Thủy Sản
    8. Nguyễn Thúy Hương, Trần Thị Tưởng An (2008). Thu nhận Bacteriocin bằng
    phương pháp len men bởi tế bào Lactococcuslactic cố định trên chất mang
    Cellulose vi khuẩn (BC) và ứng dụng trong bảo quản thịt tươi sơ chế tối thiểu,
    Tạp chí phát triển Khoa học và Công nghệ - ĐHQG TP.HCM, tập 11, số 9,
    tr.100-108.
    9. Nguyễn Trọng Cẩn, Đỗ Minh Phụng (1990). Nguyên liệuchế biến thủy sản.
    Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội.
    10. Phạm Thị Thu Sương (2002). Nguyên cứu bảo quản cá ngừ sọc dưa và sản xuất
    cá ngừ sọc dưa hun khói. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Nha Trang.
    11. Trần Linh Thước (2007). Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực
    phẩm và mỹ phẩm. NXB Giáo dục, Tp. Hồ Chí Minh.
    Tài liệu tiếng Anh
    12. Aly S, Ouattara T, ImaeL H.N, Alfred T.S (2006). Bacteriocins and lactic acid
    bacteria – a minireview. Afr J of Biotechnol,5:678-683.
    13. Cleveland J, Montville T.J, Nes I.F, Chikindas M.L (2001). Bacteriocins: safe,
    natural antimicrobials for food preservation. Int Jof Food Microbiology, 71:1-20.
    14. Chen H, Hoover DG (2003) Bacteriocins and their food applications. Compr
    Rev Food Sci F, 2: 82-100.
    15. Cotter P.D, Hill C and Ross R (2006). Bacteriocins: Developing Innate Immunity
    For Food. Nat Rev Microbiol, 3(10):777-88.
    16. Deraz SF, Karlsson EN, Hedström M, Andersson MM, Mattiasson B (2005)
    Purification and characterisation of acidocin D20079, a bacteriocin produced by
    Lactobacillus acidophilusDSM 20079. J Biotechnol,117(4):343-54.
    17. De Vuyst L, Leroy F (2007). Bacteriocin from lacticacid bacteria: production,
    purifiation, and food application. J Mol Micribiol Biotechnol, 13(4):194-9.
    18. Diop MB, Dauphin RD, Tine E, Ngom A, Destain J, Thonart P (2007)
    Bacteriocin producers from traditional food products. Biotechnol Agron Soc
    Environ, 11(4): 275-281.
    19. Gálvez A, Abriouel H, López RL,Ben Omar N, (2007). Bacteriocin-based
    strategies for food biopreservation. Int J Food Microbiol, 120(1-2):51-70.
    20. Gao Y, Jia S, Gao Q and Tan Zh (2010). A novel bacteriocin with a broad
    inhibitory spectrum produced by Lactobacillus sake C2 isolated from traditional
    Chinese fermented cabbage. Food Control, 1(21): 76 – 81.
    21. González B, Arca P, Mayo B and Suárez JE (1994) Detection, purification, and
    partial characterization of plantaricin C, a bacteriocin producted by a
    Lactobacillus plantarumstrain of dairy origin. Appl Environ Microbiol, 32:
    2158-2163.
    22. Hata T, Tanaka R, Ohmomo S (2010) Isolation and characterization of
    plantaricin ASM1: A new bacteriocin produced by Lactobacillus plantarumA-1. Int J Food Microbiol,137, 94-99.
    23. Kojic M, Svircevic J, Banina A, and Topisirovic L (1991) Bacteriocin-
    producing strain of Lactococcus lactissubsp diacitilactis S50. Appl Environ
    Microbiol, 57: 1835-1837.
    24. Lade HS, Chitanand MP, Gyananath G, Kadam TA (2006)Studies on some
    properties of bacteriocins produced by Lactobacillusspecies isolated from agro-based waste. The Int J of Microbiol, 2 (1).
    25. Lee KH, Park JY, Jeong SJ, Kwon GH, Lee HJ, Chang HC, Chung DK, Lee
    JH, Kim JH (2007) Characterization of paraplantaricin C7, a novel bacteriocin
    produced by Lactobacillus paraplantarumC7 isolated from kimchi. J Microbiol
    Biotechnol, 17(2): 287-96.
    26. Rajaram G, Manivasagan P, Thilagavathi B, Saravanakumar A (2010).
    Purification and Characterization of a Bacteriocin Produced by Lactobacillus
    lactis Isolated from Marine Environment. Adv J of Food Sci and Technol, 2(2):
    138-144.
    27. Shewan JM (1962), The bacteriology of fresh and spoiling fish and some
    related chemical changes. In adv in food sci, 1: 63– 197.
    28. Todorov S, Dicks L (2005). Characterization of bacteriocins produced by lactic
    acid bacteria isolated from spoiled black olives. Jof Basic Microbiol, 312-322.
    29. Tomé E, Pereia VL, Lopes CI, Gibbs PA, Teixeira PC (2008). In vitro tets
    suitability of bacteriocin - producing lactic acid bacteria, as potential
    biopreservation cultures in vacuum – packaged cold – smoked salmon. Food
    Control, 19(5): 535 – 543.
    30. Zhang J., Liu G., Li P., YaQu, (2010). Pentocin 31-1, a novel-meat-borne
    Bacteriocin and its application as biopreservation in chill-stored tray packaged
    pork meat. Food control, 198-202.
    31. http://www.msg.ucsf.edu/stroud/pubs/colicin.htm
    32. http://www.hoahocngaynay.com/vi/hoa-hoc-va-doi-song/hoa-thuc-pham/1519-02022012.html
    33. http://www.nature.com/nrmicro/journal/v3/n10/fig_tab/nrmicro1273_F2.html
    34. http://www.vietnamangling.com.vn/forums/showthread.php?t=319
    35. http://vietsciences.free.fr/inventions/Lactobacilluscasei.htm
    36. http://www.magma.ca/~pavel/science/Leuconostoc.htm
    37. http://www.probiotic-cn.com/Lactobacillus_Salivarius.html
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...