Luận Văn Phân lập, tuyển chọn và nghiên cứu các đặc điểm hình thái của một số chủng nấm mốc có khả năng sinh

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
    KHOA SINH – KTNN
    KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
    HÀ NỘI, 2012


    MỤC LỤC (Có File WORD)

    MỞ ĐẦU .1

    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích của đề tài 2
    3. Nội dung của đề tài 3
    4. Ý nghĩa khoa học của đề tài .3
    5. Điểm mới của đề tài .3

    NỘI DUNG

    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    1.1. Đại cương về nấm mốc 4
    1.1.1. Nấm bất toàn (Deuteromycetes) .4
    1.1.1.1. Hyphomycetes 5
    1.1.1.2. Coelomycetes .5
    1.1.1.3. Agonomycetes 7
    1.1.2. Các kiểu phát triển bào tử trần trong sự phát sinh bào tử
    dạng nảy chồi .8
    1.1.3. Sự phát triển của các tế bào sinh bào tử trần 8
    1.1.4. Cuống sinh bào tử trần .9
    1.1.5. Bào tử trần 10
    1.2. Chi Aspergillus Micheli ex Fries .11
    1.2.1. Tình hình nghiên cứu phân loại Aspergillus trên thế giới 11
    1.2.2. Đặc điểm sinh học của Aspergillus 15
    1.3. Sơ lược về Penicillium .17
    1.4. Cellulose va cellulase .19
    1.4.1. Celulose 19
    1.4.2. Cellulase .21
    1.4.3. Ứng dụng của cellulase
    1.4.3.1. Ứng dụng enzyme cellulase trong chế biến thực phẩm .22
    1.4.3.2. Trong công nghệ sử lý rác thải và sản xuất phân bón vi sinh 23
    1.5. Các nhóm vi sinh vật phân giải cellulose .24

    CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    2.1. Vật liệu nghiên cứu .26
    2.1.1. Mẫu phân lập 26
    2.1.2. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất dùng cho nghiên cứu .26
    2.2. Môi trường 27
    2.3. Phương pháp nghiên cứu .27
    2.3.1. Phương pháp phân lập 27
    2.3.1.1. Thu thập mẫu 27
    2.3.1.2. Chuẩn bị môi trường phân lập và bảo quản 27
    2.3.1.3. Tiến hành phân lập 28
    2.3.2. Phương pháp thử hoạt tính .30
    2.3.2.1. Phương pháp xác định hoạt tính enzyme bằng phương pháp cấy chấm điểm 30
    2.3.2.2. Xác định hoạt tính enzyme bằng phương pháp khuếch tán trên môi trường thạch ( William, 1983) 30
    2.3.3. Phương pháp nghiên cứu định loại (Maren A. Klich, 2002) 31
    2.3.3.1. Phương pháp cấy chấm điểm các chủng nấm mốc lên môi trường
    Crapek- Dox cơ sở để nghiên cứu các đặc điểm vĩ mô 31
    2.3.3.2. Phương pháp cấy trên khối thạch để quan sát các đặc điểm vi mô
    (Robert A. Samson and Ellen S. Hoekstra, Jens C. Frisvad and Filtenborg,
    1996) 31
    2.3.4. Phương pháp quan sát các đặc điểm phân loại .32
    2.3.4.1. Quan sát các đặc điểm vĩ mô sau đây bằng mắt thường hoặc dưới kính hiển vi soi nổi .32
    2.3.4.2. Quan sát các đặc điểm vi mô dưới kính hiển vi quang học và chụp ảnh qua kính hiển vi ( Axioskop) .33

    CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
    1.1. Kết quả phân lập 34
    1.2. Kết quả thử hoạt tính 35
    1.3. Kết quả định loại sơ bộ 37
    1.3.1. Bản mô tả chủng M4V .37
    1.3.2. Bản mô tả chủng M151 40
    1.3.3. Bản mô tả chủng M251 43

    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .46
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .47



    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Từ trước đến nay, chăn nuôi luôn có vai trò quan trọng đối với nền nông nghiệp nước ta, giá trị chăn nuôi chiếm tỷ trọng khá, trên 27% cơ cấu của toàn ngành và tăng trưởng mỗi năm (giai đoạn 2001 - 2009) đạt 7-8%. Trong chăn nuôi việc tìm giải pháp nào để tăng năng suất vật nuôi, nâng cao hiệu suất sử dụng các chất dinh dưỡng trong thức ăn ở mức cao nhất và đặc biệt là không có hại đến sức khỏe con người là vấn đề đang cần được quan tâm. Một trong những giải pháp được đưa ra là có thể sử dụng các chế phẩm enzyme ( gồm nhiều loại enzyme, trong đó có cellulase) [2].
    Nguồn thức ăn cung cấp năng lượng cho gia súc và gia cầm chủ yếu là ngũ cốc và phụ phẩm của ngũ cốc. Ngoài protein, lipit, chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng chủ yếu của ngũ cốc và phụ phẩm là carbohydrate. Trong đó, các polysaccharide gồm cellulose, β-glucan là các chất chứa cầu nối β-1,4 glucoside. Các chất này làm tăng độ nhớt trong ruột, cản trở tế bào vách ruột hấp thụ các chất dinh dưỡng. Các chất này có trong vách tế bào thực vật, ngăn trở các enzyme nội sinh tiếp cận với các chất dinh dưỡng như protein, tinh bột và lipit có trong bào chất, từ đó cản trở sự tiêu hóa, hấp thụ các chất dinh dưỡng này. Bổ sung cellulase, β-glucanase trực tiếp vào thức ăn sẽ cho phép tăng khả năng hấp thu và chuyển hóa thức ăn của động vật.[3], [7].
    Việc ứng dụng phức hệ cellulase trong phân giải các nguồn thức ăn giàu cellulose như rơm, rạ, bã mía, bã khoai, bã sắn đã và đang được triển khai ở nhiều nước, trong mọi lĩnh vực như sản xuất protein đơn bào làm thức ăn cho gia súc. Trong lĩnh vực này, nấm sợi thường được sử dụng lên men các nguồn phế thải giàu cellulose tạo ra sinh khối protein chứa hàm lượng các amino axit cân đối, các vitamin và tạo hương thơm có lợi cho tiêu hóa của vật nuôi [7].
    Hàng năm, hoạt động trong ngành chăn nuôi đã thải ra môi trường hàng trăm ngàn tấn phế phẩm có thành phần chủ yếu là cellulose, hiện đã và đang là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Nếu không có biện pháp xử lý thì đây sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường.
    Một số vi sinh vật có khả năng sinh cellulase như vi khuẩn, nấm mốc. Cellulase từ vi khuẩn trong nhiều trường hợp được nghiên cứu có hoạt tính cao hơn cellulase từ nấm mốc. Tuy nhiên, nhìn chung vi khuẩn sản xuất enzym ngoại bào số lượng thấp hơn nấm mốc. Nấm mốc là vi sinh vật hiếu khí, nhân chuẩn dị dưỡng, chúng thường có mặt trong đất, xác động thực vật và không khí. Một số loài nấm mốc có khả năng tổng hợp ra các enzyme, axit hữu cơ, vitamin, các kích thích tố tăng trưởng động thực vật như: Aspergillus niger, Aspergillus hennebergii [4], [6], với khả năng chống chịu pH và khả năng sử dụng nguồn cacbon, nguồn nitơ tốt.
    Do đó tôi chọn đề tài “ Phân lập, tuyển chọn và nghiên cứu các đặc điểm hình thái của một số chủng nấm mốc có khả năng sinh cellulase cao” để nghiên cứu.

    2. Mục đích của đề tài
    2.1. Phân lập và tuyển chọn các chủng nấm mốc có khả năng tổng hợp cellulase.
    2.2. Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của một số chủng nấm mốc phân lập
    được.
    2.3. Bước đầu phân loại sơ bộ một số chủng có hoạt tính cellulase cao nhất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...