Luận Văn Phân lập một số chủng nấm sợi có khả năng chuyển hóa rơm rạ từ lúa làm phân hữu cơ trồng trọt

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp hiện nay đang là vấn đề cấp
    bách cần giải quyết. Các chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường được sử dụng
    ngày càng rộng rãi và trở thành một giải pháp tối ưu trong nông nghiệp. Các chủng vi
    sinh vật như nấm sợi có khả năng sinh enzym ngoại bào phân giải các thành phần hữu
    cơ trong các phế thải nông nghiệp, đặc biệt là cellulose khó phân hủy, để làm phân bón
    hữu cơ là hướng nghiên cứu đang rất được quan tâm. Từ đó đề tài : “Phân lập một số
    chủng nấm sợi có khả năng chuyển hóa rơm rạ từ lúa làm phân hữu cơ trồng trọt”
    nhằm nghiên cứu về vấn đề này.
    Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu vi sinh thông dụng như: phân lập
    các chủng nấm sợi từ rơm rạ theo phương pháp phân lập trực tiếp của Uyenco, xác định
    hoạt tính cellulase bằng phương pháp khuếch tán trên thạch, xác định hoạt độ enzym
    cellulase theo phương pháp định lượng đường khử bằng 3,5-dinitrosalysilic (DNS), định
    danh nấm sợi theo phương pháp hình thái.
    Kết quả nghiên cứu đã đạt được:
    1. Đã phân lập được 54 chủng nấm sợi khác nhau từ rơm rạ ở các ruộng lúa
    thuộc 6 xã huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
    2. Đã xác định được 100% chủng nấm sợi đều có khả năng sinh enzym cellulase.
    Tổng số chủng có enzym : 54/54 chiếm 100%
    Tuyển chọn 3 chủng có hoạt độ cellulase cao nhất trong 7 chủng được chọn
    ban đầu là: Đ1 (10,33mg/ml), Đ2 (9,45mg/ml), Đ4 (9,87mg/ml).
    3. Ba chủng nấm sợi tuyển chọn được định danh như sau:
    Đ1: Trichoderma viride
    Đ2: Curvularia pallescens
    Đ4 : Trichoderma harzianum Rifai
    4. Đã xác định được điều kiện MT tối ưu cho sự sinh trưởng và sinh tổng hợp
    cellulase của ba chủng nấm sợi Đ1, Đ2, Đ4 là:
    - Tỉ lệ nguồn cacbon tốt nhất là MT có tỉ lệ 6C: 4R.
    - pH thích hợp nhất để ba chủng nấm sinh trưởng và sinh enzym cellulase mạnh
    là 6-7.
    - Độ ẩm thích hợp nhất cho sinh tổng hợp enzym cellulase là 55% - 65%.
    - Nhiệt độ thích hợp nhất là 300C.
    - Thời gian thu nhận enzym tốt nhất là 3-4 ngày
    5. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của ba chủng nấm sợi Đ1, Đ2,
    Đ4 cho thấy chúng đều có khả năng sinh cả 4 loại enzym là cellulase, protease, amylase,
    kitinase và sinh kháng sinh kháng lại một số VSV gây bệnh.
    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa
    Tóm lược
    Mục lục
    Danh mục các bảng
    Danh mục hình
    Danh mục các chữ viết tắt
    Chương I : MỞ ĐẦU 1
    1.1. Lí do chọn đề tài . 1
    1.2. Mục tiêu của đề tài . 2
    1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài . 2
    Chương II : TỔNG QUAN 3
    2.1. Rơm rạ lúa ở Việt Nam . 3
    2.1.1. Thành phần, ứng dụng và tình hình sử dụng rơm rạ . 3
    2.1.2. Sản xuất phân hữu cơ từ rơm rạ 4
    2.2. Nấm sợi sinh enzym phân hủy rơm rạ . 5
    2.2.1. Đặc điểm hình thái nấm sợi . 5
    2.2.2. Đặc điểm phân loại nấm sợi 7
    2.2.3. Khả năng sinh các chất có hoạt tính sinh học của nấm sợi 7
    2.3. Enzym cellulase từ nấm sợi 9
    2.3.1. Khái quát về enzym . 9
    2.3.2. Cellulose và enzym cellulase 9
    2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và tạo thành
    enzym cellulase của nấm sợi trên MT lên men bán rắn 13
    2.3.4. Ứng dụng và sản xuất enzym cellulase . 14
    Chương III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 17
    3.1. Vật liệu . 17
    3.2. Phương pháp nghiên cứu 20
    3.2.1. Phương pháp phân lập mẫu theo Uyenco, 1988 . 20
    3.2.2. Phương pháp bảo quản nấm sợi trên MT thạch có lớp dầu khoáng . . 21
    3.2.3. Phương pháp quan sát đại thể nấm sợi 21
    3.2.4. Phương pháp quan sát vi thể nấm sợi 21
    3.2.5. Phương pháp xác định hoạt độ enzym ngoại bào của nấm sợi
    bằng phương pháp khuếch tán trên thạch . 22
    3.2.6. Phương pháp xác định hoạt độ enzym cellulase bằng phương pháp
    định lượng đường khử bằng 3,5- Dinitrosalycylic acid 23
    3.2.7. Phương pháp lên men bán rắn để thu nhận enzym cellulase . 24
    3.2.8. Phương pháp ly trích enzym cellulase 25
    3.2.9. Phương pháp xác định các yếu tố ảnh hưởng của MT đến
    khả năng sinh enzym cellulase của nấm sợi . 25
    3.2.10. Phương pháp kiểm tra hoạt tính kháng sinh .26
    3.2.11. Phương pháp sử dụng phần mềm thống kê để xử lý số liệu thực nghiệm
    . 26
    Chương IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27
    4.1. Phân lập, tuyển chọn các chủng nấm sợi có khả năng sinh
    enzym cellulase từ rơm, rạ lúa 27
    4.1.1. Phân lập các chủng nấm sợi từ rơm, rạ lúa . 27
    4.1.2. Tuyển chọn những chủng nấm sợi có khả năng sinh
    enzym cellulase . 27
    4.2. Nghiên cứu các đặc điểm hình thái và phân loại
    bảy chủng nấm sợi . 31
    4.3. Khảo sát một số yếu tố MT ảnh hưởng đến hoạt độ cellulase của
    ba chủng nấm sợi . 35
    4.4. Nghiên cứu đặc tính sinh học khác của ba chủng nấm sợi . 42
    Chương V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 46
    5.1. Kết luận 46
    5.2. Kiến nghị 47
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...