Thạc Sĩ Phân lập các hợp chính có tác dụng chống oxy hóa trong lá Chùm Ngây

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 28/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Cuộc sống hiện nay mang nhiều yếu tố bất lợi đối với sức khỏe của con người, càng ngày con người càng đối mặt với nhiều căn bệnh nguy hiểm. Hầu như 90% nguyên nhân của bệnh tật hay lão hóa sớm đều trực tiếp hay gián tiếp do các gốc tự do. Các gốc tự do tích lũy nhiều trong cơ thể sẽ tấn công các mô, nội tạng của cơ thể và gây ra bệnh tật. Các bệnh chứng do tác động của các chất oxy hóa ngày càng nhiều: tiểu đường, xơ vữa động mạch, đục nhân mắt, cao huyết áp, ung thư Chất chống oxy hóa có khả năng ngăn chặn những tổn hại của quá trình oxy hóa gây ra bởi các gốc tự do nên có thể ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh tật, lão hóa. Do đó chất chống oxy hóa có vai trò quan trọng và không thể thiếu trong phác đồ điều trị cũng như liệu pháp dự phòng các bệnh thoái hóa và ác tính. Vì thế trong thời gian gần đây, chất chống oxy hóa có nguồn gốc tự nhiên ngày càng thu hút nhiều sự quan tâm.
    Bên cạnh đó, Chùm Ngây (Moringa oleifera Lam.) là loài cây hiện đang rất được quan tâm về hoạt tính chống oxy hóa. Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã và đang thực hiện nhằm làm rõ hoạt tính này của Chùm Ngây. Trong khi đó, tại Việt Nam, những nghiên cứu trên đối tượng này chỉ mới bắt đầu và mang tính khảo sát sơ nét về thành phần hóa học. Một vài nghiên cứu dược lý về hoạt tính chống oxy hóa của Chùm Ngây cũng được thực hiện. Tuy nhiên, chưa nghiên cứu nào trong nước chuyên sâu về thành phần hóa học của Chùm Ngây, cụ thể là xác định cơ chế hóa học của khả năng chống oxy hóa của Chùm Ngây. Để tìm hiểu sâu hơn về khả năng chống oxy của Chùm Ngây, nhằm sử dụng loài cây này hiệu quả hơn, góp phần cho mục đích phát triển Chùm Ngây như một loại thuốc hay thực phẩm chức năng chống oxy hóa, chúng tôi thực hiện đề tài “Phân lập các hợp chính có tác dụng chống oxy hóa trong lá Chùm Ngây (Moringa oleifera L.)”.
    Đề tài được thực hiện gồm các nội dung sau:
    - Xây dựng tiêu chuẩn nguyên liệu.
    - Phân lập các hợp chất chính có trong lá Chùm Ngây. Dự kiến kết quả: phân lập được 2 hợp chất chính trong lá Chùm Ngây.
    - Xác định cấu trúc của các chất phân lập được thông qua các phương pháp phổ. Dự kiến kết quả: xác định cấu trúc hóa học của 2 hợp chất chính trong lá Chùm Ngây.
    - Thử hoạt tính chống oxy hóa của các hợp chất phân lập được. Nhằm mục đích phân lập được các hoạt chất có khả năng chống oxy hóa có trong lá cây Chùm Ngây.

    MỤC LỤC

    Lời cảm ơn
    Mục lục
    Danh mục từ viết tắt
    Danh mục bảng biểu
    Danh mục hình ảnh
    Mở đầu 1
    Chương 1: Tổng quan tài liệu 3
    1.1 Tổng quan về cây Chùm Ngây 3
    1.1.1 Danh pháp và phân loại 3
    1.1.2 Hình thái học 3
    1.1.3 Sinh thái học và phân bố 5
    1.1.4 Thành phần hóa học . 5
    1.1.5 Công dụng và bộ phận dùng 7
    1.2 Tình hình nghiên cứu cây Chùm Ngây . 9
    1.2.1 Trên thế giới . 9
    1.2.2 Tại Việt Nam 12
    1.3 Gốc tự do và chất chống oxi hóa . 13
    1.3.1 Gốc tự do 13
    1.3.2 Chất chống oxi hóa . 14
    1.4 Tổng quan về hợp chất flavonoid 16
    1.4.1 Sơ lược về hợp chất thứ cấp flavonoid 16
    1.4.1 Chiết xuất flavonoid . 19
    Chương 2: Vật liệu – Phương pháp . 22
    2.1 Vật liệu 22
    2.1.1 Nguyên liệu 22
    2.1.2 Dung môi, hóa chất 22
    2.1.3 Thiết bị . 22
    2.2 Phương pháp nghiên cứu . 23
    2.2.1 Xây dựng tiêu chuẩn nguyên liệu 23
    2.2.1.1 Xác định độ ẩm bột dược liệu . 23
    2.2.1.2 Xác định độ tro toàn phần . 23
    2.2.1.3 Xác định độ tro không tan trong acid chloric . 24
    2.2.1.4 Phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật . 24
    2.2.2 Phương pháp chiết xuất dược liệu và thu phân đoạn cao . 25
    2.2.2.1 Chiết xuất cao toàn phần 25
    2.2.2.2Chiết cao phân đoạn từ cao toàn phần 26
    2.2.3 Khảo sát các cao phân đoạn . 26
    2.2.3.1 Định tính cao phân đoạn bằng phương pháp hóa học . 27
    2.2.3.2 Sắc ký lớp mỏng 30
    2.2.3.3Phương pháp định lượng phenolic tổng 31
    2.2.4 Phân lập các hợp chất chống oxi hóa . 33
    2.2.4.1 Xác định các thành phần có hoạt tính chống oxi hóa bằng phương pháp sắc
    ký lớp mỏng 33
    2.2.4.2 Sắc ký cột nhanh – cột khô 34
    2.2.4.3 Sắc ký cột cổ điển 35
    2.2.5 Đánh giá hoạt tính chống oxi hóa 36
    2.2.5.1 Phương pháp quét gốc tự do DPPH . 36
    2.2.5.2 Phương pháp xác định năng lực khử 38
    2.2.5.3 pháp thử hoạt tính quét gốc hydrxyl tự do 39
    Chương 3: Kết quả - Biện luận 42
    3.1. Xây dựng tiêu chuẩn nguyên liệu 42
    3.1.1. Xác định độ tinh khiết của nguyên liệu . 42
    3.1.2. Phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật . 43
    3.2. Chiết xuất dược liệu và thu cao phân đoạn 44
    3.2.1. Kết quả chiết xuất cao toàn phần 44
    3.2.2. Kết quả chiết cao phân đoạn . 45
    3.3. Kết quả khảo sát các cao phân đoạn 47
    3.3.1. Kết quả định tính hóa học các cao phân đoạn . 47
    3.3.2 Kết quả định lượng phenolic 48
    3.3.3. Kết quả sắc ký lớp mỏng các phân đoạn tổng các cao phân đoạn 50
    3.3.4. Kết quả sàng lọc hoạt tính chống oxi hóa các cao phân đoạn . 53
    3.4. Phân lập các hợp chất . 62
    3.4.1. Xác định các thành phần có hoạt tính chống oxi hóa bằng phương pháp sắc ký
    lớp mỏng . 62
    3.4.2. Sắc ký nhanh – cột khô (Dry – column flash chromatography) . 65
    3.4.3. Sắc ký cột cổ điển . 68
    3.5 Xác định cấu trúc của hợp chất tinh khiết. 72
    3.6 Tái đánh giá hoạt tính chống oxi hóa của các hợp chất phân lập được 76
    3.6.1. Hoạt tính quét gốc tự do DPPH 76
    3.6.2. Khảo sát năng lực khử . 80
    3.6.3 Khảo sát hoạt tính quét gốc hydroxyl tự do . 82
    Chương 4: Kết luận – Đề nghị . 86
    4.1 Kết luận . 86
    4.1.1 Xây dựng tiêu chuẩn nguyên liệu 86
    4.1.2 Quy trình chiết xuất dược liệu và thu cao phân đoạn 86
    4.1.3 Định lượng phenolic tổng và khảo sát hoạt tính chống oxi hóa của các phân
    đoạn . 86
    4.1.4 Phân lập các hợp chất có hoạt tính chống oxi hóa . 86
    4.1.5 Tái đánh giá hoạt tính chống oxi hóa của các chất phân lập 87
    4.2 Đề nghị 87
    Tài liệu tham khảo . 88
    Phụ lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...