Luận Văn Phân lập các dòng vi khuẩn có khả năng hòa tan cả lân và kali từ vật liệu phong hóa ở núi dài -huyện

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề Tài: PHÂN LẬP CÁC DÒNG VI KHUẨN CÓ KHẢ NĂNG HÒA TAN CẢ LÂN VÀ KALI TỪ VẬT LIỆU PHONG HÓA Ở NÚI DÀI -HUYỆN TRI TÔN - TỈNH AN GIANG





    LỜI CẢM TẠ
    Để hoàn thành quyển luận văn tốt nghiệp này, ngoài những nỗ lực của riêng bản thân tôi, còn có sự giúp đỡ tận tình của gia đình, thầy cô và bạn bè - những người tôi xin gởi đến lời cảm ơn chân thành nhất.


    Xin gửi đến gia đình tôi quyển luận văn này và lòng biết ơn sâu sắc nhất. Xin cám ơn cha mẹ, các cô, các bác, các anh chị đã luôn là nguồn động viên vô tận cho tôi trong suốt 4 năm qua, giúp tôi có thể vững vàng hoàn thành luận văn này.


    Tôi xin gởi lời cảm tạ chân thành nhất đến cán bộ hướng dẫn luận văn này, cô Nguyễn Thị Dơn. Cám ơn cô đã luôn quan tâm, hướng dẫn tôi và cho tôi những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học cũng như tiến hành làm thí nghiệm và viết luận văn.


    Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô khoa Khoa Học Tự Nhiên, cô cố vấn học tập - cô Phan Kim Định, quý thầy cô Viện Công Nghệ Sinh Học, các cô cán bộ phòng thí nghiệm đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong 4 năm qua, cám ơn các thày cô đã hết sức quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn.


    Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị học viên cao học, tập thể lớp Sinh học K33 đã giúp đỡ tôi và chia sẽ kinh nghiệm học tập cho tôi trong suốt thời gian theo học cũng như làm luận văn tại trường.
    TÓM LƯỢC


    Ba mươi chín dòng vi khuẩn hòa tan lân và kali khó tan được phân lập từ 15 mẫu đất thu thập từ vùng Núi Dài - An Giang. Các dòng vi khuẩn phân lập được đều tạo khuẩn lạc dạng hình tròn, elip hoặc không đều, bìa nguyên hoặc gợn sóng, kích thước khuẩn lạc biến thiên từ 0.5 - 5 mm. Độ nổi của khuẩn lạc từ lài đến mô, khuẩn lạc có màu trắng sữa, trắng đục, trong hoặc vàng nhạt trên môi trường Aleksandrov. Các dòng vi khuẩn này đều có hình que ngắn, gram âm và có khả năng di động trên môi trường Aleksandrov bán lỏng (0.5% agar).


    Tất cả 39 dòng vi khuẩn đều có khả năng hòa tan lân và kali khó tan. Có 18/39 dòng vi khuẩn có hoạt tính sớm hoặc khả năng phân giải mạnh, hoặc cả hai, bao gồm các dòng sau: 1B, 4, 4C, 7A, 7B, 7D1, 8A2, 10A1, 10A2, 10A3, 10B, 10B1, 10B2, 11, 12A, 13C2, 15A và 15B dựa vào kết quả xác định hàm lượng lân hòa tan bằng phương pháp so màu Oniani trên máy đo quang phổ đạm - lân - IAA ở bước sóng 880nm. Hàm lượng lân cao nhất thu được ở dòng 15A vào thời gian 15 ngày sau khi chủng vi khuẩn, đạt 281.1002mg/I. Các dòng này đều có khả năng hòa tan lân mạnh, lượng lân hòa tan gấp nhiều lần so với nghiệm thức đối chứng không chủng vi khuẩn là 0.002667 mg/I. Dựa trên kết quả phân tích hàm lượng kali hòa tan bằng phương pháp AAS ở bước sóng 766.5 nm, có 17/39 dòng vi khuẩn cho hàm lượng kali hòa tan > 30 mg/I. Hàm lượng kali cao nhất đo được sau 15 ngày chủng vi khuẩn là 52.623 mg/I ở dòng 15B với nghiệm thức đối chứng không chủng vi khuẩn là 4.621 mg/I.


    Năm dòng vi khuẩn được tuyển chọn là các dòng: 4C, 7B1, 10A3, 15A và 15B có khả năng hòa tan lân, kali cao để tiếp tục nghiên cứu.
    MỤC LỤC
    LỜI CẢM TẠ PHẦN KÝ DUYỆT


    TÓM LƯỢC i


    MỤC LỤC .ii


    DANH SÁCH BẢNG iv


    DANH SÁCH HÌNH .V


    CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ .1


    CHƯƠNG II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .3


    1. Tình hình sử dụng phân bón ở nước ta hiện nay .3


    2. Sơ lược về Núi Dài .5


    3. Sự phong hóa 5


    4. Lân và kali .6


    4.1 Lân trong đất và vai trò của lân đối với cây trồng 6


    4.1.1 Lân trong đất .6


    4.1.2 Vai trò của lân đối vói cây trồng .10


    4.2 Kali trong đất và vai trò của kali đối với cây trồng 10


    4.2.1 Kali trong đất 10


    4.2.2 Vai trò của kali đối với cây trồng .12


    5. Vi khuẩn chuyển hóa lân, kali .13


    6. Các nghiên cứu về vi khuẩn hòa tan lân và kali khó tan 15


    6.1 Các nghiên cứu trong nước .15


    6.2 Các nghiên cứu ở nước ngoài 15


    CHƯƠNG III: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 17


    1. Phương tiện nghiên cứu 17


    1.1 Phương tiện .17


    1.2 Vật liệu thí nghiệm .18


    1.3 Hóa chất 18


    1.4 Môi trường nuôi cấy .19


    2. Phương pháp nghiên cứu .19
    2.1 Thu mẫu 20


    2.2 Phân lập vi khuẩn .20


    2.3 Quan sát hình thái, đo kích thước khuẩn lạc 21


    2.4 Quan sát hình dạng và khả năng di động của tế bào vi khuẩn .21


    2.4.1 Phương pháp nhuộm Gram vi khuẩn 21


    2.4.2 Phương pháp thử khả năng di động 21


    2.5 Xác định khả năng hòa tan lân, kali của các dòng vi khuẩn đã phân lập


    21


    2.5.1 Xác định khả năng hòa tan lân khó tan của các dòng vi khuẩn đã


    phân lập 21


    2.5.2 Chuẩn bị vi khuẩn gốc 22


    2.5.3 Xác định hàm lượng lân hòa tan .23


    2.5.4 Xác định hàm lượng kali hòa tan 24


    CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25


    1. Đặc điểm hình thái các dòng vi khuẩn đã phân lập 25


    2. Khả năng hòa tan lân .30


    3. Khả năng hòa tan kali .39


    CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 45


    1. Kết luận .45


    2. Đề nghị 45


    TÀI LIỆU THAM KHẢO .46


    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

    • 5-.pdf
      Kích thước:
      16.4 MB
      Xem:
      0
Đang tải...