Thạc Sĩ Phân lập acid oleanolic từ rễ cây ngưu tất (Achyranthes Bidentata Blume) và tinh chế làm chất chuẩn

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
    LUẬN VĂN THẠC SĨ: HÓA HỌC
    Năm 2012



    MỤC LỤC ( Luận văn dài 88 trang có File WORD)

    Mở đầu 1

    Chương 1- TNG QUAN

    1.1 Mô tả thực vật về cây ngưu tất 3
    1.1.1 Phân loại và mô tả hình thái 3
    1.1.2 Nơi sống và thu hái .4
    1.1.3 Bộ phận dùng 4
    1.1.4 Thành phần hóa học .5
    1.1.5 Công dụng và tính vị 6
    1.2 Sơ lược về saponin 9
    1.3 Phản ứng thủy phân saponin .11
    1.4 Acid oleanolic 12
    1.5 Tình hình nghiên cứu .13

    Chương 2-NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1 Đối tượng nghiên cứu 17
    2.2 Hóa chất, nguyên liệu và thiết bị .19
    2.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 20
    2.3.1 Chuẩn bị mẫu dược liệu 20
    2.3.2 Tối ưu quá trình chiết xuất acid oleanolic từ rễ cây ngưu tất . 21
    2.3.3 Tinh chế, định danh và đánh giá acid oleanolic nguyên liệu thu
    được song song với chuẩn đối chiếu 23
    2.3.4 Xây dựng qui trình phân tích và áp dụng xác định acid oleanolic trong mẫu thử bằng chuẩn oleanolic nguyên liệu, song song với chuẩn đối chiếu bằng phương pháp UV-VIS và HPLC 24

    Chương 3-KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ BIỆN LUẬN
    3.1 Kết quả chiết xuất acid oleanolic từ rễ cây ngưu tất 26
    3.2 Kết quả tinh chế, định danh và đánh giá acid oleanolic nguyên liệu thu
    được song song với chuẩn đối chiếu .30
    3.3 Xây dựng phương pháp và thẩm định qui trình xác định acid oleanolic bằng phương pháp HPLC/PDA 39
    3.4 Định lượng mẫu thử bằng phương pháp HPLC, với chuẩn nguyên liệu
    song song với chuẩn đối chiếu 45

    Chương 4-KẾT LUẬN .50
    Tài liệu tham khảo 51
    Phụ lục



    Danh mục các hình vẽ, đồ thị

    Hình 1. Cây và bộ phận rễ của ngưu tất
    Hình 2. Hình vi phẫu rễ cây ngưu tất
    Hình 3. Sơ đồ chung về quy trình chiết acid oleanolic từ rễ cây ngưu tất
    Hình 4. Kết quả khảo sát dung môi chiết
    Hình 5. Kết quả khảo sát acid sử dụng thủy phân saponin toàn phần
    Hình 6. Kết quả khảo sát nồng độ acid
    Hình 7. Kết quả khảo sát nhiệt độ thủy phân
    Hình 8: Kết quả khảo sát thời gian thủy phân
    Hình 9. Kết quả kiểm tra các phân đoạn thu được
    Hình 10. Quy trình chiết acid oleanolic từ rễ cây ngưu tất
    Hình 11. Kết quả chấm sắc kí của NL1 với chuẩn acid oleanolic.
    Hình 12. Cấu trúc của hợp chất NL1
    Hình 13. Tương quan HMBC (mũi tên) và COSY (đường kẻ đậm) của hợp chất NL1



    MỞ ĐẦU


    Việc sử dụng cây cỏ làm thuốc đã có từ rất lâu đời , cây cỏ vừa gần gũi, thân thiện và dễ sử dụng, nên rất được người dân ưa dùng. Có những loại thảo dược được xem là những cống phẩm quý hiếm như linh chi, nhân sâm ngàn năm
    Có rất nhiều vị danh y nổi tiếng như Hoa Đà ở Trung Hoa, Hải Thượng Lãn Ông ở Việt Nam thời phong kiến, , họ đã nghiên cứu, và tìm ra những phương pháp chữa bệnh bằng những loài cây cỏ dại sống xung quanh chúng ta.
    Cho đến ngày nay, tiếp nối những gì người xưa để lại, khoa học nghiên cứu những thảo dược ngày càng mở rộng, kho thảo dược ngày càng đa dạng và phong phú.
    Khoa học hiện đại không chỉ quan tâm các tính năng dược lí, mà còn nghiên cứu chuyên sâu các thành phần hợp chất có trong từng bộ phận của cây, phân lập các hợp chất, mang lại nhiều giá trị to lớn.
    Nói đến ngưu tất, ít người biết cây dược liệu này có tác dụng hạ cholesterol máu và hạ huyết áp, một trong những căn bệnh phổ biến, xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, và là căn bệnh khó chữa hiện nay. Loài cây này được du nhập từ Trung Quốc, và hiện nay đã trồng thành công ở nước ta. [1,3]
    Acid oleanolic là sản phẩm thủy phân từ saponin có trong phần lớn thựcvật như cây cỏ xước, hạt gấc, hoa tỳ bà, và trong cây ngưu tất, đặc biệt có nhiều trong phần rễ của cây ngưu tất. Nó có tác dụng bảo vệ tế bào gan, chống oxi hóa, chống tác nhân gây khối u.[4,5]
    Trên thị trường đã đưa ra nhiều chế phẩm mà thành phần có saponin của rễ cây ngưu tất, trong đó có chế phẩm dùng để làm thuốc hạ cholesterol máu cao.

    Điều đó thật đáng mừng, tuy nhiên, thuốc chữa bệnh phải ở hàm lượng cho phép, nếu hàm lượng quá cao sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người sử dụng.

    Do đó, để kiểm tra cũng như giám sát chất lượng của các thành phẩm này, chúng tôi đã nghiên cứu chiết xuất acid oleanolic trong rễ cây ngưu tất dùng làm chất chuẩn phục vụ cho công tác kiểm nghiệm.

    Vì vậy, cần tìm ra phương pháp chiết đơn giản để có thể phân lập được acid oleanolic từ rễ cây ngưu tất, và sử dụng như chất chuẩn để đánh giá những sản phẩm bán thành phẩm. Nên tên đề tài của chúng tôi là “Phân lập acid oleanolic từ rễ cây ngưu tất (Achyranthes Bidentata Blume) và tinh chế làm chất chuẩn”.
    Với hai mục tiêu chính:
    1. Phân lập chất acid oleanolic từ rễ cây ngưu tất, và tinh chế, đánh giá chuẩn, để:
    - Phục vụ nguồn chất chuẩn trong phân tích kiểm nghiệm.
    - Bổ sung nguồn thư viện tài liệu về ngưu tất.
    2. Xây dựng và thẩm định quy trình phân tích xác định acid oleanolic bằng phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao.
     
Đang tải...