Tài liệu Phần IV: Xử lý sự cố phần cứng

Thảo luận trong 'Căn Bản' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần IV: Xử lý sự cố phần cứng


    Trong phần III, với trường hợp hệ thống thậm chí không thể khởi động được trong Safe mode và tùy chọn Last known good configuration cũng không trợ giúp được gì thì nguyên nhân hư hỏng phần cứng đang chiếm một tỉ lệ rất cao.

    Cũng như với phần mềm, trước tiên, ta cần khảo sát từng trường hợp. Bạn hãy xem xét có phần cứng nào mới nhất được gắn vào hệ thống có nguy cơ làm phát sinh lỗi hay không. Tiến hành tắt nguồn, tháo linh kiện đó ra (trừ CPU) và khởi động lại hệ thống.

    Trường hợp bạn không thường tháo gỡ hay thay đổi linh kiện phần cứng hoặc cách xử lý ở trên không giải quyết được vấn đề thì ta tiến hành xử lý đến bộ nhớ của hệ thống.

    Kiểm tra bộ nhớ

    Trước khi bắt đầu thử nghiệm bất cứ chương trình kiểm tra bộ nhớ nào thì bạn lưu ý rằng mình đang cài đặt bao nhiêu thanh bộ nhớ (RAM) trên hệ thống. Nếu bạn có trên 2 thì hãy thử nghiệm với từng thanh một. Sau đó, ta có thể dùng các chương trình kiểm tra bộ nhớ như Windows Memory Diagnostic , Docmem hay Memtest86+ . Cả ba đều là những tiện ích miễn phí nhưng có độ chính xác cao, thường được dùng bởi những kỹ sư sửa chữa phần cứng. Sử dụng trên đĩa mềm hoặc CD để kiểm tra trong khi khởi động (boot) hệ thống.

    Phiên bản Memtest86+ 1.70 có 2 chế độ kiểm tra là basic và advanced, chúng khác nhau về cơ chế, mức độ kiểm tra kỹ lưỡng và thời gian kiểm tra. Cài Memtest86+ lên đĩa mềm hoặc CD rồi boot hệ thống, nhấn phím C để mở một trình đơn mới cho phép bạn chọn lựa chế độ kiểm tra. Bất kỳ lỗi nào trong bộ nhớ cũng đều được hiển thị phía dưới màn hình.


    Kiểm tra lỗi bộ nhớ với Memtest86+. Windows Memory Diagnostic.

    Xử lý: Nếu phát hiện ra lỗi từ thanh RAM nào, bạn tắt nguồn, tháo phích cắm ra khỏi ổ điện và tháo thanh RAM bị lỗi ra khỏi khe cắm. Làm vệ sinh cẩn thận với chân RAM và khe cắm. Sau đó, hãy thử cắm sang một khe khác. Bật nguồn và khởi động lại hệ thống để kiểm tra lại bộ nhớ có hoạt động tốt hay không. Nếu vẫn bị lỗi thì thanh RAM đã bị hư hỏng và đến lúc thay một thanh RAM mới. Hoặc để chắc chắn hơn, bạn cũng có thể đem thanh RAM gắn sang một hệ thống khác rồi kiểm tra.

    Kiểm tra hệ điều hành

    Windows XP thường hay ngưng hoạt động nếu những tập tin hệ thống bị mất đi hay lỗi do ổ đĩa, virus phá hoại. Ngoài ra, khi bạn chuyển toàn bộ hệ điều hành đã cài đặt trên ổ cứng sang một hệ thống phần cứng khác thì rất có thể sẽ gặp lỗi màn hình xanh. Để HĐH hoạt động tốt trở lại, ta phải thực hiện công việc sửa chữa và cập nhật tập tin hệ thống.

    Xử lý: ta sử dụng chức năng Repair Install . Chức năng này cho phép tái cài đặt lại toàn bộ những tập tin hệ thống trong Windows nhưng bỏ qua các thư mục, thiết lập và không ảnh hưởng đến dữ liệu người dùng.

    1. Cho đĩa CD cài đặt Windows XP vào ổ CD-Rom.

    2. Vào CMOS thiết lập khởi động từ ổ CD để boot với Windows.

    3. Chọn tùy chọn Press Enter to set up Windows XP now

    4. Nhấn F8 để bỏ qua bản quy định bản quyền (EULA)

    5. Nhấn phím R để bắt đầu sửa chữa cài đặt.

    Những dữ liệu có sẵn của bạn sẽ không bị thay thế, hệ thống chỉ đơn giản là cài đặt lại các tập tin hệ thống và quét lại tất cả thông tin phần cứng. Khi tiến trình xử lý xong, hệ thống sẽ khởi động lại. Lưu ý rằng sau khi thực hiện công việc này, bạn nên cập nhật lại Windows tại Windows Update để cập nhật các bản vá lỗi vì tiến trình xử lý sẽ gỡ bỏ toàn bộ phần cập nhật.

    Nếu các trường hợp và cách xử lý trên vẫn không giúp bạn giải quyết được vấn đề, hãy tham khảo các trường hợp còn lại có thể phát sinh lỗi ở phần cuối.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...