Tài liệu Phân hoá trách nhiệm hình sự - một số vấn đề lý luận cơ bản

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của việc phân hoá trách nhiệm hình sự
    1.1. Khái niệm phân hoá trách nhiệm hình sự
    Phân hoá trách nhiệm hình sự (TNHS) là một trong những khái niệm thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Xung quanh vấn đề nội hàm của khái niệm này các tác giả đã nêu ra nhiều quan điểm khác nhau mà điển hình là hai nhóm quan điểm sau:
    + Nhóm 1: Các tác giả không có sự phân biệt giữa nguyên tắc phân hoá TNHS và nguyên tắc cá thể hoá TNHS mà cho rằng chúng là nguyên tắc tồn tại xuyên suốt từ hoạt động xây dựng pháp luật (mà kết quả là các quy phạm pháp luật hình sự) đến hoạt động áp dụng pháp luật hình sự (kết quả là bản án, quyết định của toà án). Theo quan điểm này có thể sử dụng các tên gọi khác nhau như nguyên tắc cá thể hoá hình phạt, nguyên tắc phân hoá và cá thể hoá TNHS nhưng chúng đều được hiểu là những khái niệm thể hiện thái độ xử lí có phân biệt của Nhà nước đối với các trường hợp phạm tội khác nhau, chúng được thể hiện trong các quy phạm pháp luật hình sự, trong các văn bản giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự cũng như trong hoạt động áp dụng pháp luật hình sự. Giữa quan điểm thuộc nhóm này chỉ tồn tại sự khác biệt ở phần nội hàm của khái niệm có liên quan đến phần thể hiện







    trong hoạt động áp dụng pháp luật hình sự (chỉ bao gồm hoạt động quyết định hình phạt hay bao gồm cả điều tra, truy tố và chấp hành hình phạt) nhưng đều khẳng định nguyên tắc này vừa được thể hiện trong luật vừa được
    thể hiện trong hoạt động áp dụng luật.(1)
    + Nhóm 2: Các tác giả có sự phân biệt rõ ràng khái niệm phân hoá TNHS với khái niệm cá thể hoá TNHS và xác định phân hoá TNHS là nguyên tắc được thể hiện trong luật còn cá thể hoá TNHS là nguyên tắc được thể hiện trong hoạt động áp dụng luật. PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hoà đã thể hiện rõ quan điểm này khi khẳng định: “Vấn đề phân hoá và cá thể hoá TNHS được đặt ra và được coi là một nguyên tắc của luật hình sự Việt Nam. Nguyên tắc này không chỉ có ý nghĩa khi áp dụng luật hình sự mà đòi hỏi trước hết phải có sự phân hoá TNHS ngay trong luật và đó là cơ sở để có thể cá thể hoá TNHS trong
    thực tiễn áp dụng luật”.(2) Theo Từ điển giải
    thích thuật ngữ luật học thì phân hoá TNHS và cá thể hoá hình phạt được xác định là những nguyên tắc độc lập với quan điểm “Để cá thể hoá hình phạt trong khi áp dụng luật đòi hỏi phải có sự phân hoá TNHS trong luật và giải thích luật. Trách nhiệm hình sự càng được phân hoá trong luật và trong giải thích luật thì càng có cơ sở cho



    việc cá thể hoá hình phạt trong áp dụng”.(3)
    Những nghiên cứu trên cho thấy hiện nay các nhà khoa học pháp lí hình sự chưa có quan điểm thống nhất trong việc xác định khái niệm phân hoá TNHS. Sự không thống nhất này có thể là một trong những nguyên nhân hạn chế việc nghiên cứu sâu ở mức độ cần thiết nguyên tắc quan trọng này về mặt lí luận nhằm tạo cơ sở để chúng phát huy hết giá trị trong thực tiễn lập pháp và áp dụng pháp luật.
    Từ việc phân tích các quan điểm trên chúng tôi cho rằng việc tách riêng hai khái niệm phân hoá TNHS và cá thể hoá TNHS (cá thể hoá hình phạt) với các nội hàm khác nhau sẽ làm cho cách hiểu về mỗi khái niệm phù hợp chính xác với tên của mỗi khái niệm đó. Khái niệm phân hoá TNHS được thể hiện trong luật với nội dung quy định đường lối xử lí có phân biệt đối với từng loại trường hợp phạm tội nhất định còn khái niệm cá thể hoá TNHS được thể hiện trong hoạt động áp dụng luật với nội dung vận dụng đường lối xử lí theo nguyên tắc phân hoá TNHS để giải quyết vấn đề TNHS cho từng trường hợp phạm tội riêng biệt. Chỉ trong thực tiễn áp dụng pháp luật, gắn với từng trường hợp phạm tội cụ thể, gắn với từng người thực hiện hành vi phạm tội cụ thể mới có thể sử dụng khái niệm cá thể hoá TNHS. Ngược lại, khi xây dựng các quy phạm pháp luật hình sự, nhà làm luật chỉ có thể dự liệu và phân định ra các loại trường hợp phạm tội có thể xảy ra trong thực tiễn khác nhau về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội hoặc do những nhóm đối tượng khác nhau thực hiện. Trong trường hợp này sử dụng khái niệm phân hoá TNHS lại là phù hợp.
    Như vậy, nguyên tắc phân hoá TNHS và nguyên tắc cá thể hoá TNHS là những



    nguyên tắc riêng biệt trong đó phân hoá TNHS là nguyên tắc xuyên suốt trong pháp luật hình sự thể hiện việc quy định đường lối xử lí có phân biệt đối với các loại trường hợp phạm tội khác nhau về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và các đặc điểm về nhân thân người thực hiện tội phạm còn cá thể hoá TNHS là nguyên tắc thể hiện trong hoạt động áp dụng luật hình sự, là việc cơ quan áp dụng pháp luật vận dụng các quy phạm pháp luật hình sự (đã được xây dựng theo nguyên tắc phân hoá TNHS) để xác định TNHS (với loại và mức cụ thể) cho từng người phạm tội trong từng trường hợp phạm tội riêng biệt với yêu cầu: “Làm cho hình phạt được tuyên phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, phù hợp với nhân thân người phạm tội cũng như hoàn cảnh phạm
    tội của họ”.(4) Như vậy, có thể thấy hai
    nguyên tắc này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong đó nguyên tắc phân hoá TNHS tạo ra cơ sở, nền tảng để có thể tiến hành cá thể hoá TNHS và ngược lại, nguyên tắc cá thể hoá TNHS chính là sự triển khai vận dụng trong thực tiễn xét xử tư tưởng phân hoá TNHS, là cầu nối trực tiếp để nguyên tắc phân hoá TNHS thể hiện giá trị.
    1.2. Các đặc điểm của phân hoá trách nhiệm hình sự
    Từ những phân tích nêu trên có thể xác định các đặc điểm của nguyên tắc phân hoá TNHS như sau:
    1.2.1. Phân hoá TNHS là nguyên tắc của hoạt động xây dựng pháp luật (hình sự)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...