Luận Văn Phân hóa giàu nghèo ở nước ta - Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Quan Hệ Quốc Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.Tính cấp thiết của đề tài
    Thế giới đang bước vào thế kỷ mới với kỳ vọng một cuộc sống mới phồn vinh hạnh phúc. Làn sóng toàn cầu hoá đang lan nhanh là động lực thôi thúc các quuốc gia dân tộc vào một cuộc đua tranh vì sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Chính vì vậy nền kinh tế thế giới đã đạt tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, nhưng bên cạnh đó nó cũng tạo ra hố ngăn giữa các quốc gia, các tầng lớp trong xã hội ngày càng sâu .Vấn đề này có ý nghĩa đặc biệt hết sức quan trọng và cấp thiết đối với Việt Nam trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Thực tiễn đổi mới ở nước ta 20 năm qua cho thấy, với sự chuyển đổi, xây dựng, và phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN, cùng các chính sách mở cửa, hội nhập, đã đem lại nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, xã hội, đời sống của mọi tầng lớp dân cư không ngừng được nâng cao. Đồng thời quá trình này cũng kéo theo những biến động về cơ cấu xã hội, trong đó phân hoá giàu nghèo diễn ra ngày càng rõ nét, nổi lên như một vấn đề thời sự cấp bách. Vì nó cũng mang tính hai mặt: bên cạnh mặt tích cực là làm người dân giàu hợp pháp .còn mặt tiêu cực là liên quan đến bất bình đẳng XH. Nếu để quá trình bất bình đẳng diễn ra một cách tự phát thì nó dẫn đến những bất ổn định không chỉ về kinh tế, văn hoá, xã hội mà trên cả lĩnh vực chính trị, thậm chí dẫn đến nguy cơ chệch hướng XHCN.

    Chính vì vậy chúng ta phải có một giải quyết đúng đắn để giải quyết vấn để phân hóa giàu nghèo sao cho xây dựng đất nước công bằng dân chủ văn minh.

    2. Tình hình nghiên cứu
    Trong những năm gần đây, trước những đòi hỏi bức bách của thực tiễn, vấn đề về phân hoá giàu nghèo được rất nhiều nhà học giả, nhà báo .quan tâm và đã được nhà nước, chính phủ, các cơ quan chức năng nghiên cứu. Tuy nhiên hầu hết các hình thức nghiên cứu chỉ dừng lại ở những bài báo, những bài nghiên cứu nhưng chỉ đề cập tới một số mặt của sự phân hoá giàu nghèo như: xoá đói giảm nghèo, giảm bất bình đẳng xã hội, hoặc các giải pháp nhằm hạn chế sự PHGN .được đăng trong báo Nhân Dân, Xã hội học .
    Một số cuốn sách ngiên cứu về sự PHGN đã được xuất bản như: Phân hoá giàu nghèo ở một quốc gia khu Châu á- Thái Bình Dương- Vũ Văn Hà, Đồng tham gia giảm nghèo đô thị- Nguyễn Minh Hoà .
    Theo hướng đó, đề tài tiếp tục khảo sát sự phân hoá giàu nghèo trong nền kinh tế nước ta hiện nay trên những mặt lý luận, thực trạng, giải pháp dựa trên cơ sở kế thừa và phát triển công trình của các tác giả đã nghiên cứu trước.

    3. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn,mục đích đề tài làm rõ thực trạng và xu hướng phân hoá giàu nghèo trong quá trình chuyển đổi, xây dựng và phát triển nền kinh tế nước ta, từ đó đề xuất ra những giải pháp, phương hướng giải quyết phân hoá giàu nghèo nhằm đảm bảo xây dựng đất nước công bằng, dân chủ, văn minh.

    4. Giới hạn đề tài

    Do thời gian có hạn và kiến thức chưa đủ sâu để nghiên cứu về toàn bộ sự phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam nên đề tài chỉ đề cập đến sự phân hoá giàu nghèo chủ yếu ở nông thôn và thành thị.

    5. Phương pháp nghiên cứu

    Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mac-Lênin, quan niệm của Đảng Cộng Sản Việt Nam và nhà nước ta về vấn đề này và dựa trên phương pháp logic, phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu giữa các số liệu có liên quan.

    6. Đóng góp của đề tài

    - Phân tích thực trạng và dự báo xu hướng biến động của phân hoá giàu nghèo trong nền kinh tế nước ta hiện nay, đề xuất ra những phương án, giải pháp chủ yếu nhằm hạn chế những tiêu cực của sự phân hoá giàu nghèo.
    - Góp phần làm rõ thêm cơ sở khoa học cho việc đưa ra và thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà Nước nhằm giải quyết có hiệu quả vấn đề phân hoá giàu nghèo.
    - Làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy cho những người quan tâm đến vấn đề này.

    7. Kết cấu đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, và tài liệu tham khảo, đề án gồm 3 chương:
    Chương I: Lý luận chung về sự phân hoá giàu nghèo.
    Chương II:Thực trạng của sự phân hoá giàu nghèo ở nước ta hiện nay.
    Chương III: Giải pháp nhằm hạn chế sự phân hoá giàu nghèo
    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU

    Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỰ PHÂN HOÁ GIÀU NGHÈO.
    1.1 Các khái niệm về sự phân hoá giàu nghèo
    1.1.1 Khái niệm "nghèo", chuẩn mực "nghèo"
    1.1.2 Phân hoá giàu nghèo, khái niệm và chỉ tiêu đánh giá
    1.2 Tác động của PHGN đối với nền KT-XH ở Việt Nam hiện nay
    1.2.1 Mặt tích cực
    1.2.2 Mặt tiêu cực

    Chương II:THỰC TRẠNG CỦA SỰ PHÂN HOÁ GIÀU NGHÈO Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
    2.1 Thực trạng của sự PHGN ở Việt Nam hiện nay
    2.2 Nguyên nhân của sự PHGN
    2.2.1 Nguyên nhân chủ quan
    2.2.2 Nguyên nhân khách qua
    2.3 Xu hướng biến động của PHGN ở nứơc ta hiện nay
    2.3.1 Khoảng cách PHGN ngày càng xa khi KTTT ngày càng phát triển
    2.3.2 Khoảng cách PHGN đang có xu hướng đẩy tới phân hoá xã hội
    2.3.3 Định hướng XHCN với khả năng điều tiết sự PHGN
    2.3.4 Dự báo tình trạng đói nghèo ở Việt Nam

    Chương III: GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ SỰ PHÂN HOÁ GIÀU NGHÈO
    3.1 Những bài học kinh nghiệm trong mô hình xoá đói giảm nghèo nhằm giảm sự PHGN ở một số nước trên thế giới
    3.1.1 Chính sách hạn chế sự PHGN ở các nước nói chung và các và các nước ở Đông Nam á nói riêng
    3.1.2 Chính sách hạn chế sự PHGN ở Trung Quốc
    3.1.3 Chính sách hạn chế sự PHGN ở Nhật Bản
    3.1.4 Bài học kinh nghiệm
    3.2 Quan điểm chủ yếu giải quyết vấn đề PHGN ở nước ta hiện nay
    3.2.1 Quan điểm phát triển trong việc giải quyết sự PHGN ở nước ta
    3.2.2 Quan điểm công bằng trong việc giải quyết sự PHGN ở nước ta
    3.2.3 Quan điểm lợi ích trong việc giải quyết sự PHGN ở nước ta
    3.2.4 Quan điểm giới trong việc giải quyết sự PHGN ở nước ta
    3.2.5 Quan điểm xã hội hoá trong việc giải quyết sự PHGN ở nước ta
    3.3 Những giải pháp chủ yếu giải quyết vấn đề PHGN ở nước ta hiện nay
    3.3.1 Những giải pháp cơ bản, lâu dài nhằm hạn chế sự PHGN
    3.3.2 Những giải pháp cấp bách nhằm hạn chế sự PHGN

    KẾT LUẬN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...