Tiểu Luận Phân hệ xã hội nông thôn vùng núi

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 26/3/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    Tăng trưởng kinh tế nhanh ở Việt Nam diễn ra trong suốt thập niên 90 và những năm đầu thập niên 2000 đã đem đến những kết quả ngoạn mục về giảm nghèo. Tuy nhiên trong giai đoạn này, sự giảm nghèo của nhóm đồng bào dân tộc thiểu số diễn ra với tốc độ chậm hơn. Nghèo, tuổi thọ, tình trạng dinh dưỡng và những chỉ số đo mức sống khác của nhóm đồng bào các dân tộc thiểu số vẫn còn ở mức thấp dù có rất nhiều chính sách đã được đưa vào thực hiện nhằm hỗ trợ các nhóm dân tộc này. Ở Việt Nam có 54 nhóm dân tộc sinh sống, trong đó người Kinh chiếm tới gần 87%.
    Khoảng 30% dân số Việt Nam sống ở vùng cao - khu vực chiếm tới 70% tổng diện tích đất ở Việt Nam, gồm các dân tộc thiểu số khác nhau và đa số là hộ gia đình nghèo nhất nước. Phần lớn đất ở các vùng này đều là đất đồi núi, cằn cỗi đá sỏi. Chỉ có một phần nhỏ đất màu mỡ nằm ở các thung lũng nơi bà con thiểu số sinh sống. Do xa xôi cách trở, năng suất thấp và thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết, trình độ dân trí thấp, thiếu các cơ sở y tế chăm sóc sức khoẻ, thiếu nước sạch, thiếu điện và thiếu các dịch vụ tài chính nên phát triển vùng cao hạn chế hơn ở các vùng khác.
    Nhà nước đã có nhiều chính sách trong việc trợ giúp đồng bào thiểu số sống trên các vùng cao đinh canh định cư. Đầu tư điện, đường, trường , trạm, nước sạch với mục tiêu nâng cao trình độ dân trí, xóa đói giảm nghèo, từng bước ổn định cuộc sống. Mặc dù, sự quan tâm của nhà nước và sự nổ lực của cộng đồng nhưng nhưng một số chính sách, chưong trình dự án được triển khai đạt kết quả chưa cao. sở dĩ các chính sách, chương trình dự án chưa phát huy được hiệu quả là một phần do chưa thật sự hiểu về cộng đồng này.
    Xuất phát từ vând đề này, để nâng cao hiệu quả trong các hoạt động phát triển nông thôn, chúng tôi chọn phân hệ xã hội " Vùng núi cao" để nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...