Luận Văn Phân hệ IMS trong kiến trúc NGN

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Phân hệ IMS trong kiến trúc NGN
    Information

    [TABLE]
    [TR]
    [TD="width: 5%, bgcolor: #E8F3FF, align: -webkit-auto"][/TD]
    [TD="width: 90%, bgcolor: #E8F3FF, align: -webkit-auto"]MỤC LỤC
    MỤC LỤC a
    CÁC KÍ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT i
    MỞ ĐẦU 2
    CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU CHUNG 2
    1.1 Xu hướng phát triển dịch vụ và mạng viễn thông 2
    1.2 Nội dung và phạm vi đồ án 2
    CHƯƠNG 2: KIẾN TRÚC NGN VÀ PHÂN HỆ IMS 2
    2.1 Kiến trúc NGN 2
    2.1.1 Mạng viễn thông hiện nay 2
    2.1.2 Mạng viễn thông trên con đường tiến tới NGN 2
    2.2 Phân hệ IMS trong kiến trúc NGN 2
    2.2.1 Tổng quan IMS 2
    2.2.2 Chức năng các phần tử trong IMS 2
    2.2.3 Các giao diện trong IMS 2
    2.3 IMS của một số tổ chức tiêu chuẩn khác 2
    CHƯƠNG 3: GIAO DIỆN GIỮA IMS VÀ CÁC PHẦN TỬ KHÁC TRONG NGN 2
    3.1 Thủ tục đăng kí mức ứng dụng 2
    3.1.1 Luồng thông tin đăng kí với người dùng chưa đăng kí 2
    3.1.2 Luồng thông tin đăng kí lại cho người dùng đã đăng kí 2
    3.2 Thủ tục xóa đăng kí mức ứng dụng 2
    3.2.1 Xóa đăng kí khởi tạo di động 2
    3.2.2 Xóa đăng kí khởi tạo mạng 2
    3.3 Các thủ tục liên quan đến phiên đa phương tiện IP 2
    3.3.1 Kĩ thuật thiết lập mạng mang 2
    3.3.2 Phân phối thông tin và sự kiện 2
    3.4 Tổng quan về các thủ tục luồng phiên 2
    3.5 Thủ tục từ S-CSCF/ MGCF tới S-CSCF/ MGCF. 2
    3.5.1 (S-S#1) Các nhà khai thác mạng khác nhau thực hiện khởi tạo và kết thúc 2
    3.5.2 (S-S#2) Một nhà khai thác mạng thực hiện khởi tạo và kết cuối 2
    3.5.3 (S-S#3) Khởi tạo phiên với đầu cuối PSTN trong cùng mạng với S-CSCF 2
    3.5.4 (S-S#4) Khởi tạo phiên với đầu cuối PSTN ở mạng khác với S-CSCF 2
    3.6 Thủ tục khởi tạo 2
    3.6.1 (MO#1) Khởi tạo di động, chuyển mạng 2
    3.6.2 (MO#2) Khởi tạo di động, mạng nhà 2
    3.6.3 (PSTN-O) Khởi tạo PSTN 2
    3.7 Thủ tục kết cuối 2
    3.7.1 (MT#1) Kết cuối di động, chuyển mạng 2
    3.7.2 (MT#2) Kết cuối di động, mạng nhà 2
    3.7.3 (MT#3) Kết cuối di động, chuyển mạng miền chuyển mạch kênh 2
    3.7.4 (PSTN-T) Kết cuối PSTN 2
    3.8 Thủ tục liên quan đến truy vấn thông tin định tuyến 2
    3.8.1 Nhận dạng người dùng tới giải đáp HSS 2
    3.8.2 Đăng kí trên SLF 2
    3.8.3 Mời UE trên SLF 2
    3.9 Thủ tục giải phóng phiên 2
    3.9.1 Đầu cuối di động khởi tạo giải phóng phiên 2
    3.9.2 PSTN khởi tạo giải phóng phiên 2
    3.9.3 Mạng khởi tạo giải phóng phiên 2
    3.10 Thủ tục cho phép các dịch vụ đa phương tiện tiên tiến 2
    3.10.1 Các thủ tục chiếm và giữ phiên 2
    3.10.2 Các thủ tục để mã hóa và thương lượng các đặc điểm truyền thông 2
    3.10.3 Thủ tục nhận dạng chủ gọi 2
    3.10.4 Các thủ tục chuyển hướng phiên 2
    3.11 Các thủ tục phiên kết cuối di động với thuê bao chưa biết 2
    3.11.1 Xác định thuê bao chưa biết trong HSS 2
    3.11.2 Xác định thuê bao chưa biết trong SLF 2
    TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ CUỐI CÙNG 2
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 2

    MỞ ĐẦU
    Cùng với sự phát triển của xã hội là nhu cầu thông tin ngày càng đòi hỏi cấp bách đối với cuộc sống con người. Hiện tại và trong thời gian tới nhu cầu phát triển các loại hình dịch vụ thoại, phi thoại, Internet và đặc biệt là các loại hình dịch vụ băng rộng ngày một tăng và không thể tách rời đời sống xã hội. Để thỏa mãn nhu cầu đó mạng viễn thông đòi hỏi phải có cấu trúc hiện đại linh hoạt và nhất là thỏa mãn mọi nhu cầu về dịch vụ đa phương tiện. Mạng phải có tổ chức đơn giản nhưng có nhiều chức năng. Mạng, dịch vụ và đầu cuối phải được tích hợp thì mới có khả năng cung cấp dịch vụ băng rộng đa phương tiện cho khách hàng.
    Thực tế mạng viễn thông hiện nay đã có một bước tiến dài nhờ có sự bùng nổ của các công nghệ mới và nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông của khách hàng. Tuy nhiên trong tương lai mạng viễn thông không những chỉ thỏa mãn cho khách hàng các dịch vụ thoại, phi thoại, Internet và các dịch vụ băng rộng mà còn phải đáp ứng cho khách hàng các dịch vụ có độ tích hợp cao, các dịch vụ đa phương tiện với các thuộc tính an ninh, bảo mật, chất lượng, linh hoạt và thông minh nhất.
    Công nghệ mạng đã trải qua các giai đoạn chuyển đổi từ tương tự sang số, từ chuyển mạch kênh sang chuyển mạch gói IP, từ mạng số tích hợp băng hẹp sang mạng số tích hợp băng rộng để có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ cho người dùng đầu cuối. Mặc dù vậy mạng hiện tại vẫn không thõa mãn hết được nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy cần có một tổ chức mạng mới tập hợp được tất cả các ưu điểm của mạng viễn thông hiện tại và phải đáp ứng được các nhu cầu truyền thông trong tương lai.
    Trong bối cảnh như vậy việc triển khai đề tài “Phân hệ IMS trong kiến trúc NGN” là rất cần thiết. Nội dung của đề tài này giải quyết một số vấn đề cụ thể về phân hệ đa phương tiện IP (IMS) trong mạng lõi NGN. Nội dung của đề tài tập trung chủ yếu vào kiến trúc IMS, chức năng các phần tử của IMS và các thủ tục cần thiết trên các giao diện bên trong IMS và giữa IMS với các phân hệ khác để cung cấp dịch vụ đa phương tiện và hội tụ di động cố định.
    Để thực hiện nội dung đó, đề tài được chia thành 3 phần như sau:
    Chương 1: Nói đến xu hướng phát triển mạng và dịch vụ viễn thông từ đó nói đến tính cấp thiết của đề tài và giới hạn nội dung mà đề tài thực hiện.
    Chương 2: Giới thiệu tổng quan kiến trúc mạng thế hệ kế tiếp (NGN) là xu hướng phát triển mạng tối ưu nhất và tiết kiệm chi phi xây dựng mạng nhất để cung cấp dịch vụ đa phương tiện cho khách hàng nhanh chóng nhất. Nội dung chính của phần này là giới thiệu phân hệ IMS của 3GPP trong kiến trúc NGN, vai trò chức năng các phần tử của nó. Ngoài ra phần còn giới thiệu kiến trúc IMS của một số tổ chức khác như ITU-T, TISPAN . và so sánh kiến trúc của các tổ chức này.
    Chương 3: Trình bày các thủ tục cần thiết trên các giao diện bên trong phân hệ IMS và trên các giao diện giữa IMS với các phân hệ khác trong kiến trúc NGN để cung cấp dịch vụ đa phương tiện và hội tụ mạng. Đây là nội dung chính mà đề tài cần thực hiện khi nghiên cứu phân hệ IMS.
    Sau ba phần này là những đánh giá, tổng kết cuối cùng của tác giả sau khi thực hiện đề tài.
    Do có sự hạn chế về thời gian và thực tiễn nên đề tài không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của các thầy cô và bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn !
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]





     
Đang tải...