Thạc Sĩ Phân công lao động xó hội theo hướng hình thành và hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp - dị

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    1. Lý do chọn đề tài
    Với đà phát triển đi lên của đất nước, đặc biệt là từ sau khi Đảng ta tiến
    hành công cuộc đổi mới, chuyển hướng quản lý nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch
    hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
    kết quả là hơn mười năm qua tình hình kinh tế xã hội của cả nước nói chung và
    của Bến Tre nói riêng đã có bước phát triển mới. Đời sống của nhân dân trong
    tỉnh đã có nhiều khởi sắc, thu nhập bình quân đầu người từ 101,8 USD năm 1991
    tăng lên 187,8 USD năm 1994 và chỉ tiêu cuối năm 2000 là 280 USD. Tuy nhiên,
    sự chuyển biến đó đến nay vẫn còn chậm chạp, đời sống vật chất, văn hóa và tinh
    thần của nhân dân vẫn ở vào hạng "nghèo" trong khực vực mặc dù tiềm năng
    kinh tế - xã hội có thể cho là không thua kém các tỉnh bạn bao nhiêu; có lẽ đây là
    tình trạng khá phổ biến ở các tỉnh đa phần là nông nghiệp. Thực tế trên đã được
    Đại hội đại biểu lần thứ VI của Đảng bộ tỉnh Bến Tre đánh giá: "nền kinh tế tỉnh
    ta phát triển chưa vững chắc một số mặt yếu kém chậm được khắc phục như công
    nghiệp chế biến yếu, thiết bị lạc hậu. Cơ sở hạ tầng dù các năm qua ta có nhiều
    cố gắng để xây dựng nhưng nhìn chung vẫn còn kém, chưa đáp ứng được yêu cầu
    phát triển. Thiếu vốn đầu tư cho sản xuất và xây dựng. Thiếu đội ngũ cán bộ
    quản lý kinh tế, sản xuất kinh doanh và cán bộ kỹ thuật giỏi" [3, 36]. Sự tăng
    trưởng kinh tế của tỉnh còn thấp so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long, theo
    số liệu thống kê cuối năm 1999, tỉnh Bến Tre có gần 5,2% lực lượng lao động
    thất nghiệp, trong khi số lao động tăng bình quân mỗi năm là 16.500 người và
    dân số phi nông nghiệp lại giảm từ 8,9% năm 1990 xuống còn 3,2% năm 1998.
    Vậy nguyên nhân từ đâu? Chúng tôi nghĩ rằng có nhiều nguyên nhân,
    nhưng quan trọng nhất là lao động, đào tạo nguồn lao động, tổ chức sử dụng
    nguồn lao động. Do đó nếu có chủ trương chính sách đúng, thật sự hợp lý về việc
    phân công lao động vào các ngành sẽ tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội ở
    Bến tre phát triển nhanh và vững chắc.
    Đảng và Nhà nước ta xuất phát từ mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội
    công bằng, dân chủ, văn minh" đã quan tâm đến vấn đề sắp xếp, tổ chức lao động
    để giải quyết việc làm cho người lao động; khẳng định đây là vấn đề bức bách
    hiện nay đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân trong cả nước, đặc biệt là đối với nông
    nghiệp, nông thôn, trong đó có tỉnh Bến Tre phải thực hiện.
    Căn cứ vào vị trí địa lý, vào đặc điểm kinh tế - xã hội, vào thực trạng
    phân công lao động thể hiện qua thành quả lao động của từng ngành, dựa vào
    quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 của tỉnh Bến Tre, là phấn đấu
    để thu nhập bình quân đầu người 440 USD/năm; muốn thực hiện được các mục
    tiêu chiến lược đó thì vấn đề " Phân công lao động xó hội theo hướng hỡnh
    thành và hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp - dịch vụ ở tỉnh Bến
    Tre (2000 - 2010)" là vấn đề đòi hỏi phải được thực hiện có hiệu quả. Do đó
    chúng tôi đã chọn đề tài này.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Phân công lao động xã hội là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
    kinh tế - xã hội rất lớn. Từ trước đến nay đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu
    vấn đề này ở những góc độ khác nhau, trong đó bàn nhiều về phân công lao động
    ở phạm vi từng địa phương, từng ngành, tiêu biểu như: "Bàn về phân công lại lao
    động xã hội ở Việt Nam" của Chế Viết Tấn, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1982; "Phân
    công lại lao động xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và
    vấn đề lao động quân sự'" của Nguyễn Đăng Khoa, chuyên ngành kinh tế chính
    trị, Trường đại học Biên Phòng; "Phân công lại lao động ngành nông nghiệp trên
    địa bàn huyện Thái Thụy - tỉnh Thái Bình (1996 - 2000)" của Nguyễn Văn Vọng,
    chuyên ngành kinh tế chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; "Về
    phân công lao động trong các cơ quan hành chính sự nghiệp" của PTS Hồ Vũ,
    Lao động và xã hội, tháng 2/1996, tr. 18; "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sự
    gắn bó với phân công lại lao động xã hội" của PGS.PTS Phan Thanh Phố và
    Trần Huy Năng, Lao động và xã hội, 1/1994; ""Thay đổi phân công lao động theo
    giới" một số vấn đề đặt ra" của Lê Ngọc Văn, Khoa học về phụ nữ, 2/1999; "Công
    nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam nhìn từ phân công lao động xã hội" của
    Nguyễn Hữu Thảo, Phát triển kinh tế, số 92, 6/1998 . Các công trình nghiên cứu
    nêu trên đã khai thác, nêu bật những tiềm năng thúc đẩy phân công lao động xã
    hội của từng ngành ở từng địa phương trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
    hội chủ nghĩa Việt Nam, đã phân tích khá sâu sắc thực trạng và bước đầu nêu ra
    những giải pháp thúc đẩy phân công lao động xã hội, phát triển ngành nghề ở
    nước ta nói chung.
    ở Bến Tre, trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến
    Tre thời kỳ 1999 - 2010 đã đề ra "từ nay đến năm 2010 nền kinh tế - xã hội của
    Bến Tre sẽ tiến tới hoàn chỉnh dần cơ cấu nông - công nghiệp - dịch vụ góp phần
    quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng đồng bằng sông
    Cửu Long" [26, 19]. Hiện nay, chúng tôi chưa tìm thấy đề tài nào bàn về phân
    công lao động theo hướng này; vì vậy, chúng tôi vận dụng một số hiểu biết của
    mình để góp phần tìm hiểu thêm về thực trạng phân công lao động và đề xuất
    một số giải pháp thúc đẩy phân công lao động xã hội nhằm hoàn thiện cơ cấu
    kinh tế ở Bến Tre hiện nay.
    3. Mục đích và nhiệm vụ
    3.1. Mục đích nghiên cứu
    Xuất phát từ tính cấp bách của đề tài và lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng
    tôi xác định mục đích của đề tài là trên cơ sở những luận điểm cơ bản của chủ
    nghĩa Mác - Lênin về phân công lao động xã hội và khảo sát thực trạng lực lượng
    lao động, phân công lao động hiện nay của Bến Tre mà đề xuất một số giải pháp
    nhằm thúc đẩy phân công lao động theo hướng hình thành và hoàn thiện cơ cấu
    kinh tế nông - công nghiệp - dịch vụ hiện đại trong vòng mười năm tới của Tỉnh.
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    3.2.1. Khái quát lại những vấn đề lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác -
    Lênin và quan điểm của Đảng ta về lao động, về phân công lao động về cơ cấu
    kinh tế làm cơ sở khoa học cho đề tài.
    3.2.2. Phân tích một số đặc điểm cơ bản về tự nhiên, kinh tế - xã hội có
    quan hệ trực tiếp đến tiến trình phân công lao động và hoàn thiện cơ cấu kinh tế
    của Bến Tre. Những đặc điểm này làm tiền đề cho việc phân công lao động mới.
    Khảo sát thực trạng lực lượng lao động và thực chất của việc sử dụng lực lượng
    lao động hiện nay, trên cơ sở đó rút ra những kết luận có căn cứ xác thực đề xuất
    một số giải pháp trước mắt cho việc phân công lao động theo hướng hình thành
    và hoàn thiện cơ cấu kinh tế mới nói trên của địa phương.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Trong luận văn này chúng tôi không có tham vọng và cũng không có khả
    năng nghiên cứu hết những nội dung của phân công lao động xã hội mà chỉ tập
    trung nghiên cứu dự kiến phân công lao động đã được đề ra qua các chỉ tiêu kế
    hoạch của tỉnh, nghiên cứu phân công lao động theo hướng từng bước hình thành
    và hoàn thiện cơ cấu kinh tế của Bến Tre từ nay đến năm 2010.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
    5.1. Cơ sở lý luận
    Đề tài thực hiện trên cơ sở những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
    tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng ta về lao động, phân công lao
    động và cơ cấu kinh tế.
    5.2. Phương pháp nghiên cứu
    - Về phương pháp chung: Chúng tôi dựa trên phương pháp luận của chủ
    nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
    - Về phương pháp cụ thể: Chúng tôi sử dụng các phương pháp kết hợp
    chặt chẽ lý luận và thực tiễn, phương pháp logic và lịch sử, phân tích và tổng
    hợp, so sánh và các phương pháp nghiên cứu khác.
    6. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
    - Lần đầu tiên thực trạng của việc phân công lao động ở tỉnh Bến Tre
    được trình bày một cách có hệ thống.
    - Nêu được hệ thống giải pháp có ý nghĩa thực thi thúc đẩy quá trình
    phân công lao động trên địa bàn tỉnh theo hướng hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông -
    công nghiệp - dịch vụ vào năm 2010.
    7. ý nghĩa của luận văn
    - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn
    đề xây dựng lực lượng lao động, tổ chức phân công lao động xã hội nhằm hoàn
    thiện cơ cấu kinh tế mới trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
    - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho cán bộ lãnh đạo tỉnh Bến
    Tre trong việc tổ chức phân công lao động theo hướng hình thành và hoàn thiện
    cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp - dịch vụ của tỉnh đến năm 2010.
    8. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
    luận văn gồm 3 chương, 7 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...