Luận Văn Phân cấp thứ tự ưu tiên các thông số ô nhiễm dựa trên tải lượng ô nhiễm

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    63718
    MỤC LỤC
    Trang bìa .
    Phiếu đánh giá .
    Lời cảm ơn .
    Mục lục .
    Danh mục bảng biểu .
    Danh mục hình .
    Danh sách các từ viết tắt .
    CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU . 1
    1.1 Đặt vấn đề . 1
    1.2 Mục tiêu và nguyên cứu . 3
    1.3 Phương pháp nguyên cứu . .4
    1.4 Đối tượng nguyên cứu . 4
    1.5 Giới hạn đề tài . 4
    1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn . 5
    1.7 Cấu trúc đề tài . 5
    CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP VÀ
    CỦA NGÀNH NHỰA . 7
    2.1 Hiện trạng quản lý môi trường công nghiệp tại Việt Nam . 8
    2.1.1 Những cách tiếp cận về quản lý và bảo vệ môi trường công nghiệp . .8
    2.1.2 Các công cụ pháp lý trong quản lý ô nhiễm công nghiệp . 1 1
    2.1.3 Tổng quản giải pháp quản lý môi trường áp dụng cho các doanh nghiệp . 1 7
    2.2 Hiện trạng quản lý và sản xuất của ngành nhựa . .26
    2.2.1 Vị trí của ngành . .26
    2.2.2 Quy trình sản xuất ngành nhựa . 3 0
    2.2.3 Vấn đề quản lý môi trường của ngành nhựa . .3 4
    2.3 Tổng quan về các thông số có lien quan đến đề tài . 3 9
    2.3.1 Phân tích các chất gây ô nhiễm môi trường không khí . 3 9
    2.3.2 Ô nhiễm môi trường nước . 4 1


    2.3.3 Thành phần và tính chất của dòng thải . .43
    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . .4 4
    3.1 Khung nguyên cứu . 4 5
    3.1.1 Phương pháp xác định cường độ ô nhiễm . .45
    3.1.2 Sơ đồ nghiên cứu . .49
    3.2 Các phương pháp tính toán . 5 1
    3.2.1 Đánh giá mức độ ô nhiễm theo tải lượng các chất ô nhiễm . 5 1
    3.2.2 Đánh giá mức độ ô nhiễm theo độc tính . .5 2
    3.2.3 Ứng dụng vào tính toán cho ngành nhựa . 5 4
    CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . .56
    4.1 Diễn biến tải lượng các chất ô nhiễm trong 3 năm . .5 7
    4.1.1 Phát thải vàomôi trường không khí . .57
    4.1.2 Phát thải vào môi trường nước . 6 0
    4.2 Kết quả ước tính tải lượng ô nhiễm theo khối lượng năm 2006 . .62
    4.2.1 Phát thải vào môi trường không khí . .6 2
    4.2.2 Phát thải vào môi trường nước . .63
    4.3 Tính tải lượng ô nhiễm theo độc tính . 6 4
    4.3.1 Diễn biến phát thải năm 2006 . 6 4
    4.4 Sắp xếp thứ tự ưu tiên của các phân ngành trong toàn ngành nhựa . .68
    4.4.1 Đối với môi trường không khí . .6 8
    4.4.2 Đối với môi trường nước . 7 0
    4.5 So sánh tải lượng ô nhiễm của các chất ô nhiễm với 1 số phân ngành khác . .7 2
    4.5.1 Đối với môi trường nước . 7 2
    4.5.2 Đối với môi trường không khí . .7 3
    CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CÁC CHẤT Ô
    NHIỄM ƯU TIÊN . 7 6
    5.1 Hạn chế bất cập chung trong công tác quản lý môi trường . 7 6
    5.2 Giải pháp chung trong việc quản lý môi trường . .77
    5.3 Giải pháp quản lý và xử lý các chất ô nhiễm ưu tiên trong ngành nhựa . .79



    Khóa luận tốt nghiệp
    5.3.1 Đối với môi trường nước . .79
    5.3.2 Đối với không khí . 8 1
    CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . .83
    6.1 Kết luận . .84
    6.2 Kiến nghị . .8 5


    CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
    1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
    Hiện nay, nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước với
    tốc độ phát triển nhanh chóng, do đó các cơ sở sản xuất đóng vai trò quan trọng trong
    nền kinh tế. Các trung tâm kinh tế, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, nông
    nghiệp, thủy sản được xây dựng và mở rộng nhằm cải thiện đời sống của con người
    cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, môi trường cũng đồng thời thay đổi theo
    chiều hướng xấu đi. Nguyên nhân chính xuất phát từ các quá trình sản xuất đã gây ra
    các vấn đề về môi trường và sức khỏe con người, làm cho môi trường suy thoái do
    chất thải sản xuất không được quan tâm, xử lý đúng mức và không có sự quản lý môi
    trường chặt chẽ
    Trong các ngành công nghiệp chế biến, ngành nhựa đóng vai trò quan trọng trong
    sự phát triển đất nước. Theo thống kê chưa đầy đủ hiện nay, Việt Nam có khoảng
    1.400 doanh nghiệp (DN) nhựa. Riêng tại thành phố HỒ CHÍ MINH (TP.HCM) đã
    thu hút hơn 80% DN ngành nhựa của cả nước. Giá trị hàng hóa xuất khẩu mỗi năm
    của ngành đạt gần 400 triệu USD, với các sản phẩm thế mạnh là bao bì, sản phẩm
    nhựa tiêu dùng, nhựa xây dựng và sản phẩm nhựa kỹ thuật cao. Tại thị trường trong
    nước, sản phẩm nhựa do các DN Việt Nam sản xuất đã có mặt trong hầu hết các
    ngành công nghiệp, nghiệp, giao thông vận tải, thủy sản, xây dựng, điện-điện tử.
    Những sản phẩm đòi hỏi chất lượng cao như ống dẫn dầu, đồ nhựa cho ôtô và máy vi
    tính cũng đã được các DN nhựa Tiền Phong, Phương Đông, Tân Tiến, Bình Minh sản
    xuất thành công. Thiết bị công nghệ tuy được đánh giá là có mức đổi mới nhanh so
    với các ngành công nghiệp khác nhưng so với thế giới vẫn coi là quá chậm. Đó là một
    trong những nguyên nhân tạo ra những tác động xấu cho môi trường.
    Số liệu điều tra cho thấy, tải lượng ô nhiễm do nghành công nghiệp nhựa gây ra là rất
    lớn nếu không được xử lý, nó sẽ là một thành viên tích cực làm tăng mức độ ô nhiễm
    môi trường tại khu dân cư và trong nhà máy. Ngoài ra, nước thải và khí thải tại các

    nhà máy sản xuất nhựa là nguyên nhân gây ô nhiễm và gây bệnh cho môi trường và
    con người và điều đáng quan tâm hơn nữa là gây ảnh hưởng đến người lao động,
    đến sự phát triển bền vững của ngành.
    Do tính khá nghiêm trọng như thế, mặc dù lợi ích kinh tế xã hội của ngành đem lại
    không nhỏ, nhưng muốn phát triển bền vững và bảo vệ sức khỏe người dân, người lao
    động thì bản thân các xí nghiệp phải biết bảo vệ họ, phải áp dụng các biện pháp xử lý
    chất thải trước khi đưa vào nguồn tiếp nhận đạt tiêu chuẩn môi trường quy định.
    Ngoài ra, hiện nay đa số các xí nghiệp, nhà máy chỉ quan tâm đến các phương
    pháp xử lý nước thải, khí thải, họ chưa chú trong đến vấn đề phân cấp thứ tự các
    thông số ô nhiễm, các ngành sản xuất khác nhau thì có các thông số ô nhiễm giống
    nhau, các thông số cần được giảm thì lại không giảm, các thông số luôn đánh đồng
    không có phân cấp thứ tự. Do đó, nỗ lực giảm ô nhiễm chưa thực sự hợp lý do nguồn
    lực và kinh phí có hạn mà phải quan tâm đến nhiều của các thông số ô nhiễm khác
    nhau. Việc phân cấp thứ tự ưu tiên các thông số ô nhiễm nhằm tìm ra các chất ô
    nhiễm cần được ưu tiên giải quyết trước cho ngành. Để có thể phân bố kinh phí và
    nguồn lực một cách phù hợp nhất.
    Tổ chức các hoạt động tư vấn và đào tạo cho các doanh nghiệp sản xuất nhựa, để
    khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất xác định ra ngành nào có thông số ô nhiễm
    phát thải nhiều nhất, đầu tư thiết bị xử lý chất thải, thực hành tiết kiệm nước Chính
    vì thế, đề tài “Phân cấp thứ tự ưu tiên các thông số ô nhiễm dựa trên tải lượng ô
    nhiễm
    ” là một biện pháp giúp giải quyết ô nhiễm môi trường và làm giảm thiểu chất
    thảichuyên ngiệp và chính xác hơn thay vì đánh đồng các chất ô nhiễm với nhau, có
    tính từ đó mang lại các lợi ích kinh tế.
    1.2 MỤC ĐÍCH VÀ NGHIÊN CỨU
     MỤC ĐÍCH:


    Nghiên cứu phân cấp thứ tự ưu tiên các thông số ô nhiễm dựa trên tải lượng ô nhiễm
    cho các ngành công nghiệp, xí nghiệp, nhà máy sản xuất nhựa của cả nước, nhằm làm
    giảm tải lượng ô nhiễm của các ngành.
     MỤC TIÊU:
    + Tìm hiểu về hoạt động sản xuất của các ngành công nghiệp, xí nghiệp sản xuất
    nhựa
    + Phân hạng các chất ô nhiễm dựa trên tải lượng và tính độc của chúng
    + Đề ra các giải pháp làm giảm tải lượng ô nhiễm
    1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Để đạt được các mục tiêu của đề ra, đề tài đã sử dụng các phương pháp thực tế sau:
     Tập hợp và xử lý các số liệu: thu thập các số liệu về ngành nhựa, tìm hiểu
    thành phần và tính chất của nước và khí thải.
     Ước tính tải lượng ô nhiễm dựa trên cường độ ô nhiễm của IPPS và số lượng
    nhân công từ tổng cục thống kê( GSO)( INDUSTRIUL POLLUTION
    PROJECTION SYSTEM, hệ thống dự báo ô nhiễm công nghiệp) do WORLD
    BANK thực hiện và xuất bản 1995.
     Xử lý các số liệu thống kê
    1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
     Các công ty, xí nghiệp nhựa, cả nước.
     Các thông số ô nhiễm không khí (SO2, NO2, VOC, bụi min, bụi tổng) nước
    (BOD, TSS)
    1.5 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI


     Thời gian: 09/05/20011 - 28/06/20011
     Không gian: các doanh nghiệp nhựa trên cả nước. dựa trên số liệu thống kê
    tổng cục thống kê.
     Nội dung: bước đầu chỉ tập trung phân cấp thứ tự ưu tiên các thông số ô nhiễm
    cho ngành sản xuất nhựa dựa trên tải lượng ô nhiễm. sau đó, sẽ trien khai áp
    dụng cho tất cả các ngành công nghiệp chế biến của VIỆT NAM.
    1.6 Ý NGHĨA KHOA HỌC THỰC TIỄN
    “Phân cấp thứ tự ưu tiên các thông số ô nhiễm dựa trên tải lượng ô nhiễm” có ý
    nghĩa hết sức quan trong, bởi đây là một trong những biện pháp giải quyết các vấn đề ô
    nhiễm môi trường có hiệu quả nhất hiện nay, nó chủ động phân cấp thứ tự ưu tiên các
    chất ô nhiễm trong một ngành, và đồng thời phân cấp tải lượng ô nhiễm của các ngành
    khác nhau.
    Việc áp dụng “phân cấp thứ tự ưu tiên các thông số ô nhiễm” là một chiến lược ngăn
    ngừa tổng hợp để giảm rủi ro cho con người và môi trường. Thực hiện “phân cấp thứ tự
    ưu tiên các thông số ô nhiễm” là yêu cầu cấp bách đối với ngành công nghiệp của nước
    ta. Xác định phương pháp cho các nhà quản lý môi trường, nhằm quản lý và giảm thiểu ô
    nhiễm tốt hơn.
    1.7 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
    Cấu trúc của đề tài gồm có 5 chương:
     Chương 1: mở đầu
    - Đặt vấn đề
    - Yêu cầu và nhiệm vụ của đề tài
     Chương 2: hiện trạng quản lý môi trường ngành nhựa và các nghiên cứu


    liên quan
    - hiện trạng quản lý ngành công nghiệp nhựa việt nam
    - hiện trang quản lý và sản xuất của ngành nhựa
    - các chất ô nhiễm liên quan trong đề tài
     Chương 3: phương pháp nghiên cứu
    - Sơ đồ nghiên cứu
    - Cách thức tiếp cận các phương pháp quản lý môi trường công nghiệp
    - Cách tính toán
     Chương 4: kết quả nghiên cứu và thảo luận
    - Đối với môi trường không khí
    - Đối với môi trường nước
     Chương 5: đề xuất giải pháp quản lý và xử lý các chất ô nhiễm ưu tiên
     Chương 6: kết luận và kiến nghị
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...