Luận Văn Phân cấp thứ tự ưu tiên các thông số nhiễm dựa trên tải lượng ô nhiễm

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN i
    LỜI CAM ĐOAN . .ii
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . .iii
    DANH MỤC BẢNG BIỂU . .iv
    DANH MỤC HÌNH . vi
    CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU . . 1
    1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ . . 2
    1.2 MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . . 4
    1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . . 4
    1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU . 5
    1.5 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI . . 5
    1.6 Ý NGHĨA KHOA HỌC THỰC TIỄN . 5
    1.7 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI . 5
    CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP VÀ
    CỦA NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN . . 8
    2.1 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM . . 8
    2.1.1 Những cách tiếp cận về quản lý và bảo vệ môi trường công nghiệp . . 8
    2.1.2 Các công cụ pháp lý trong quản lý ô nhiễm công nghiệp . . 11
    2.1.3 Tổng quan các giải pháp quản lý môi trường áp dụng cho các doanh nghiệp
    . 15
    2.1.3.1 Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 . . 15
    2.1.3.2 Sản xuất sạch hơn . 27
    2.1.3.3 Quản lý nội vi . 20
    2.2 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SẢN XUẤT CỦA NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY
    SẢN . 22
    2.2.1 Vị trí của ngành chế biến thủy sản . . 22
    2.2.2 Quy trình sản xuất ngành chế biến thủy sản . . 24
    2.2.3 Vai trò của ngành thủy sản . . 26




    2.2.4 Vấn đề quản lý môi trường của ngành chế biến thủy sản . . 29
    2.2.4.1 SXSH . 29
    2.2.4.2 Quản lý theo tiêu chuẩn ISO14001 . 30
    2.3 TỔNG QUAN CÁC CHẤT Ô NHIỄM SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI . 31
    2.3.1 Phân tích các chất gây ô nhiễm môi trường không khí . 31
    2.3.2 Ô nhiễm môi trường nước . . 33
    2.3.3 Thành phần và tính chất của dòng thải . . 34
    CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . . 38
    3.1 KHUNG NGHIÊN CỨU . . 38
    3.1.1 Phương pháp xác định cường độ ô nhiễm . . 38
    3.1.2 Sơ đồ nghiên cứu . . 42
    3.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN . . 43
    3.2.1 Đánh giá mức độ ô nhiễm theo tải lượng các chất ô nhiễm . . 43
    CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . . 47
    4.1 ĐÁNH GIÁ TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM (THEO KHỐI LƯỢNG) CỦA CÁC
    CHẤT Ô NHIỄM NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN . . 47
    4.1.1 Phát thải vào nước (tấn/năm) . 47
    4.1.2 Phát thải vào không khí (tấn/năm) . . 50
    4.2 ĐÁNH GIÁ TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM (THEO ĐỘC TÍNH CÓ HIỆU CHỈNH)
    CỦA CHẤT Ô NHIỄM NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN . . 53
    4.2.1 Phát thải vào nước . . 53
    4.3.2 Phát thải vào không khí . 53
    4.3 SO SÁNH TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM CỦA CÁC CHẤT Ô NHIỄM VỚI MỘT
    SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHÁC . . 56
    4.3.1 Đối với môi trường nước . . 56
    4.3.2 Đối với môi trường không khí . . 58
    CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CÁC CHẤT Ô
    NHIỄM ƯU TIÊN . . 60
    5.1 HẠN CHẾ, BẤT CẬP CHUNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI
    TRƯỜNG .61
    5.2 GIẢI PHÁP CHUNG TRONG VIỆC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG . . 61




    5.3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CÁC CHẤT Ô NHIỄM ƯU TIÊN
    TRONG NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN . . 62
    5.3.1 Đối với môi trường nước . . 63
    5.3.2 Đối với môi trường không khí . . 66
    CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . . 68
    6.1 KẾT LUẬN . . 68
    6.2 KIẾN NGHỊ . 69
    6.2.1 Ưu tiên sử dụng các biện pháp can thiệp đối với ngành công nghiệp nhằm
    quản lý ô nhiễm . 69
    6.2.2 Xác định rõ vai trò và trách nhiệm của các cơ quan nhằm quản lý ô nhiễm
    hiệu quả hơn . . 70


    CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
    1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
    Hiện nay, nước ta đang trong quá tình đổi mới, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
    hóa đất nước đang được đẩy mạnh. Bên cạnh những thành tựu kinh tế, xã hội mang lại
    do sự phát triển công nghiệp thì vấn đề môi trường cũng được đặt ra hết sức cấp bách.
    Nếu không được giải quyết thỏa đáng và kịp thời thì sẽ đe dọa đến việc duy trì bền
    vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế, thậm chí còn làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh
    tế và làm nảy sinh các vấn đê xã hội.
    Để đảm bảo phát triển bền vững, đi đôi với các biện pháp quản lý môi trường như
    công nghệ thân thiện với môi trường thì việc xử lý chất thải sinh ra trong quá trình
    sản xuất là rất cần thiết. Nếu không giải quyết tốt việc xử lý chất thải của nhà máy, xí
    nghiệp, công nghiệp sẽ gây ô nhiễm môi trường, từ đó dẫn tới hậu quả xấu, gây tổn
    thất cho mọi ngành kinh tế.
    Trong đó, ngành thủy sản Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển đất
    nước. Theo thống kê chưa đầy đủ hiện nay, nước ta có hơn 300 cơ sở chế biến thủy
    sản, và khoảng 200 nhà máy chuyên sản xuất các sản phẩm đông lạnh phục vụ xuất
    khẩu có tổng công suất 200 tấn/ngày. Ngoài ra, ngành còn có nhiều quy trình chế biến
    như: chế biến sản phẩm “ướt”, chế biến sản phẩm “khô”, chế biến sản phẩm “đóng
    hộp”, bao gói hút chân không Thiết bị công nghệ tuy được đánh giá là có mức đổi
    mới nhanh so với các ngành công nghiệp khác nhưng so với thế giới vẫn coi là quá
    chậm. Đó là một trong những nguyên nhân tạo ra những tác động xấu cho môi trường.
    Theo báo cáo: “Đánh giá tác động môi trường trong lĩnh vực thủy sản” (nguồn:
    yeumoitruong.com.vn) thì tác động gây hại cho môi trường được xác định tổng lượng
    chất thải rắn (đầu, xương, da, vây, vẩy ) ước tính khoảng 200.000 tấn/năm.
    Số liệu điều tra cho thấy, tải lượng ô nhiễm do các xí nghiệp chế biến thủy sản gây ra
    là rất lớn nếu không được xử lý, nó sẽ là một yếu tố làm tăng mức độ ô nhiễm môi
    trường bên trên sông rạch và xung quanh khu chế biến. Ngoài ra, nước thải của
    nghành chế biến có hàm lượng chất hữu cơ cao, và các chất phát sinh gây mùi có

    khả năng lan truyền dịch bệnh từ xác thủy sản bị chết, thối rửa và điều đáng quan
    tâm hơn nữa là gây ảnh hưởng đến người lao động, đến sự phát triển bền vững của
    ngành.
    Đối với các nhà máy chế biến nước mắm thì lượng khí phát tán vào khí quyển chủ yếu
    là SO2, NO2, H2S. Ngoài những chất khí nêu ở trên, còn một số chất gây mùi khó chịu,
    làm giảm chất lượng không khí cho môi sinh con người như các loại chất phân hủy từ
    các loại phế thải trong chế biến thủy sản bị phân hủy trong quá trình lưu giữ trong nhà
    máy như Amoniac, Dimetylamin, Trimetylamin với nồng độ khác nhau và cũng chủ
    yếu là từ các cơ sở sản xuất nước mắm, nồng độ các chất này vẫn chưa được xác định.
    Đối với các công nghệ chế biến sản phẩm “khô”, trong quy trình xử lý sử dụng một số
    máy móc thiết bị như lò hơi ở một vài công đoạn sấy, cán, xé thì cần một lượng
    nhiên liệu như than, củi, dầu (FO) để cung cấp cho lò hơi. Trong quá trình đó lượng
    khí thải ô nhiễm thải ra môi trường như SO2, NO2, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
    môi trường và đời sống con người.
    Do tính khá nghiêm trọng như thế, mặc dù lợi ích kinh tế xã hội của ngành đem lại
    không nhỏ, nhưng muốn phát triển bền vững và bảo vệ sức khỏe người dân, người lao
    động thì bản thân các xí nghiệp phải biết bảo vệ họ, phải áp dụng các biện pháp xử lý
    chất thải trước khi đưa vào nguồn tiếp nhận đạt tiêu chuẩn môi trường quy định.
    Ngoài ra, hiện nay mặc dù Nhà Nước đã có nhiều văn bản, pháp luật quy định việc
    bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất chế biến như: thu phí nước thải và sắp
    tới là khí thải, ban hành các quy chuẩn mới đặc thù cho từng loại hình nguồn thải khác
    nhau nhưng trong các chất ô nhiễm, chất nào cần được ưu tiên quan tâm xử lý trước
    vẫn là một vấn đề chưa được giải quyết đối với toàn ngành công nghiệp chế biến ở
    Việt Nam nói chung và từng ngành nói riêng. Chính vì thế, việc phân cấp thứ tự ưu
    tiên cho các chất ô nhiễm là vấn đề đặt biệt cần được quan tâm, vì các ngành sản xuất
    khác nhau thì có các thông số ô nhiễm giống nhau, các thông số cần được giảm thì lại
    không giảm, các thông số luôn đánh đồng chứ không có phân cấp thứ tự. Do đó, nỗ
    lực giảm ô nhiễm chưa thực sự hợp lý do nguồn lực và kinh phí có hạn mà phải quan
    tâm đến nhiều các thông số ô nhiễm khác nhau. Việc phân cấp thứ tự ưu tiên các
    SVTH: PHẠM THANH THẢO Trang 3




    KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
    thông số ô nhiễm nhằm tìm ra các chất ô nhiễm cần phải ưu tiên giải quyết trước cho
    ngành để có thể phân bổ kinh phí và nguồn lực một cách phù hợp nhất.
    Vì vậy, tổ chức các hoạt động tư vấn và đào tạo cho các doanh nghiệp chế biến thủy
    sản, nhằm để khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất xác định rõ các thông số ô
    nhiễm phát thải nhiều nhất, để từ đó dể dàng sắp xếp thứ tự ưu tiên, nếu một ngành
    nào đó gây ô nhiễm môi trường nặng xét theo một số chất gây ô nhiễm cụ thể, thì
    đồng thời cũng sẽ phải tập trung nỗ lực cho chính ngành này để có thể khắc phục
    ngay những vấn đề ô nhiễm cụ thể. Chính vì các lý do trên, việc “Phân cấp thứ tự ưu
    tiên các thông số nhiễm dựa trên tải lượng ô nhiễm
    ” là một biện pháp giúp giải quyết
    ô nhiễm môi trường và làm giảm thiểu chất thải có tính chuyên biệt và chính xác hơn
    thay vì đánh đồng các chất ô nhiễm với nhau, từ đó mang lại các lợi ích kinh tế
    1.2 MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    · MỤC ĐÍCH:
    Nghiên cứu phân cấp thứ tự ưu tiên các thông số ô nhiễm dựa trên tải lượng ô
    nhiễm từ các nhà máy chế biến thủy sản của cả nước, nhằm tìm ra nguyên tố gây ô
    nhiễm chính (xét về mặt khối lượng và tính độc). Trên cơ sơ đó, đề xuất các giải
    pháp làm giảm tải lượng ô nhiễm của các ngành.
    · MỤC TIÊU:
    + Tìm hiểu về hoạt động sản xuất của các ngành công nghiệp, xí nghiệp chế
    biến thủy sản.
    + Phân hạng tải lượng ô nhiễm của các thông số ô nhiễm trong nước thải (TSS,
    BOD) và khí thải (CO, VOC, NO2, SO2, Bụi Mịn (PM10), Tổng Bụi Lơ Lửng).
    + Đề ra các giải pháp làm giảm tải lượng ô nhiễm đối với các thông số gây ô
    nhiễm chính.
    1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Để đạt được các mục tiêu đề ra, đề tài đã sử dụng các phương pháp cụ thể sau:
    · Tập hợp và xử lý các số liệu: thu thập các số liệu về ngành thủy sản, tìm
    hiểu thành phần và tính chất của nước thải thủy sản.
    · Ước tính tải lượng ô nhiễm dựa trên cường độ ô nhiễm của IPPS (Industrial
    Pollution Projection System, hệ thống dự báo ô nhiễm công nghiệp) do

    World Bank thực hiện và xuất bản 1995 và số lượng nhân công từ tổng cục
    thống kê (GSO).
    · Xử lý các số liệu thống kê
    1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    · Các doanh nghiệp, xí nghiệp chế biến thủy sản của cả nước.
    · Các thông số ô nhiễm
    1.5 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
    · Thời gian: 09/05/2011 - 04/07/2011
    · Không gian: các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên cả nước.
    · Nội dung: Bước đầu chỉ tập trung phân cấp thứ tự ưu tiên các thông số ô
    nhiễm cho ngành chế biến thủy sản dựa trên tải lượng ô nhiễm. Sau đó, sẽ
    triển khai áp dụng cho tất cả các ngành công nghiệp chế biến của Việt Nam.
    1.6 Ý NGHĨA KHOA HỌC THỰC TIỄN
    “Phân cấp thứ tự ưu tiên các thông số ô nhiễm dựa trên tải lượng ô nhiễm” có ý nghĩa
    hết sức quan trong, bởi đây là một trong những biện pháp giải quyết các vấn đề ô
    nhiễm môi trường có hiệu quả nhất hiện nay, nó chủ động phân cấp thứ tự ưu tiên
    các chất ô nhiễm trong một ngành, và đồng thời phân cấp tải lượng ô nhiễm của các
    thông số ô nhiễm từ các ngành khác nhau. Qua đó, xác định phí phát thải ô nhiễm của
    nước thải và khí thải đối với từng ngành khác nhau cần phải khác nhau.
    Việc áp dụng “phân cấp thứ tự ưu tiên các thông số ô nhiễm” là một chiến lược ngăn
    ngừa tổng hợp để giảm rủi ro cho con người và môi trường. Thực hiện “phân cấp thứ
    tự ưu tiên các thông số ô nhiễm” là yêu cầu cấp bách đối với ngành công nghiệp của
    nước ta. Xác định phương pháp cho các nhà quản lý môi trường, nhằm quản lý và
    giảm thiểu ô nhiễm tốt hơn.
    1.7 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
    Đề tài được chia thành 5 chương, có nội dung tóm tắt như sau:
    ü Chương 1 - Mở đầu:
    Đề cập đến tính cấp thiết và các cơ sở cho quá trình thực hiện đồ án.

    ü Chương 2 - Hiện trạng quản lý môi trường ngành chế biến thủy sản và các
    nghiên cứu liên quan:
    Tổng quan về hiện trạng quản lý môi trường công nghiệp của ngành chế biến thủy
    sản như luật, qui định và các chính sách đồng thời tổng quan về các hệ thống quản
    lý môi trường áp dụng trong doanh nghiệp như: ISO14001, SXSH, Quản lý nội vi, Xử
    lý cuối đường ống.
    ü Chương 3 - Phương pháp nghiên cứu:
    Dựa trên cường độ ô nhiễm của IPPS do World Bank thực hiện và xuất bản 1995 và
    số liệu nhân công từ tổng cục thống kê (GSO) cung cấp để áp dụng tính toán tải lượng
    ô nhiễm phát thải vào môi trường không khí và môi trường nước được tính theo khối
    lượng và độc tính.
    ü Chương 4 - Kết quả nghiên cứu và thảo luận:
    Tính toán đưa ra kết quả, sau đó nhận xét, đánh giá các thông số ô nhiễm dựa trên tải
    lượng ô nhiễm. Từ đó, tìm ra được thông số nào có hàm lượng phát thải lớn nhất vào
    môi trường không khí và nước.
    So sánh kết quả với các ngành công nghiệp khác cũng sử dụng phương pháp nghiên
    cứu là ước tính tải lượng dựa trên cường độ ô nhiễm.
    ü Chương 5 - Đề xuất giải pháp quản lý và xử lý các chất ô nhiễm ưu tiên:
    Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường cho các doanh
    nghiệp, từ đó làm giảm tải lượng ô nhiễm các thông số ưu tiên của môi trường không
    khí và nước.
    ü Chương 6 - Kết luận và kiến nghị
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...