Luận Văn Phân cấp quản lý trong chi NSNN cho các đơn vị giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội, Th

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên mục: Quản lý giáo dục
    Trường: Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội
    Loại: Đề tài tốt nghiệp
    File: doc


    Trình độ: Đại học
    Số trang: 57
    Giáo dục là quốc sách” đó là lời khẳng định đã được ghi trong nhiều Văn kiện Đại hội Đảng qua các thời kỳ, điều đó chứng tỏ vai trò của giáo dục đã được Đảng và Nhà nước ta nhận thức và quan tầm trong nhiều năm qua. Một đất nước phát triển không thể tồn tài một nền giáo dục yếu kém và ở trình độ thấp, một doanh nghiệp thành công không thể không có những nhân viên, nhà quản lý có trình độ học vấn cao, và một con người được coi là thành đạt, có ích cho xã hội không thể là một con người không có giáo dục. Việt Nam vốn là một dân tộc hiếu học, có truyền thống văn hiến từ ngàn đời, ở thời kỳ nào dù là thời bình hay thời chiến , giáo dục luôn được chú trọng và phát triển, đồng thời nhờ có giáo dục mà Việt Nam đã có được nhiều anh hùng, danh nhân văn hoá kiệt xuất giúp nước đánh giặc và xây dựng đất nước. Thời đại ngày nay, Việt Nam với tham vọng to lớn “ thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong những năm tới” đã xác định con đường để đạt tham vọng đó là phải phát triển một cách toàn diện và mạnh mẽ nền giáo dục và đào tạo của đất nước. Với nhận thức và tầm nhìn đó, toàn dân tộc ta đang bắt tay vào sự nghiệp trồng người với quy mô lớn và chất lượng cao. Tuy nhiên, với xuất phát ở trình độ thấp, lực lượng lao động ở Việt Nam hiện nay vẫn còn thấp, chủ yếu là lao động giản đơn và chưa qua đào tạo trong khi đó với sự phát triển của khoa học và công nghệ thì nhu cầu về lao động chất lượng cao là rất bức thiết. Điều đó đòi hỏi sự nghiệp giáo dục và đào tạo phải được quan tâm ở mức độ cao hơn và đi vào chiều sâu.
    Trong những năm qua, cùng với đất nước, ngành giáo dục và đào tạo (GDĐT) Hà Nội nói riêng và uỷ ban nhân dân(UBND) thành phố đã quan tâm và đề ra những chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản và lâu dài của sự nghiệp giáo dục Thủ đô. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng ngành giáo dục Thủ đô vẫn không ngừng phấn đấu, hoạt động sáng tạo nhằm góp phần thực hiện mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra, đó là chăm lo hạnh phúc con người , nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài tiến lên CNXH. Với vai trò quản lý toàn diện một quốc gia, nhà nước (NN) đã sử dụng nhiều công cụ, biện pháp để thực hiện chức năng quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế của mình. Trong đó ngân sách nhà nước (NSNN) được coi là công cụ đặc biệt quan trọng giúp NN thực hiện các chức năng của mình thông qua việc sử dụng các chính sách thu chi ngân sách. Hà Nội - thủ đô của Việt Nam đồng thời là bộ mặt của đất nước , những cải cách về chính sách kinh tế xã hội và toàn bộ hoạt động đại diện cho một quốc gia, vì vậy việc sử dụng công cụ NSNN như thế nào , hiệu quả ra sao trong lĩnh vực giáo dục sẽ là thước đo đánh giá thực trạng chung của đất nước.
    Chi NSNN cho lĩnh vực GD-ĐT là một trong những nội dung lớn của NSNN hàng năm, NSNN đầu tư một khoảng kinh phí rất lớn trong ngân sách cho GD-ĐT, thực ra khoản kinh phí đó còn khiêm tốn so với yêu cầu hiện nay. Hà Nội trong những năm qua đã đầu tư NSNN cho GD-ĐT rất lớn tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra. Nhiều nghiên cứu đã được đặt ra để tìm ra nguyên nhân của việc NSNN chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của GD- ĐT. Có rất nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân NSNN vẫn còn hạn hẹp chưa đáp ứng được , tuy nhiên có một nguyên nhân quan trọng khác liên quan đến tính hiệu quả của việc phân bổ NSNN cho GD-ĐT đó là cơ chế tổ chức quản lý kinh phí GD-ĐT.
    Không chỉ trong lĩnh vực quản lý tài chính chi NSNN cho GD-ĐT đang có một số bất cập mà việc quản lý các lĩnh vực khác đang đi vào tình trạng kém hiệu quả, chất lượng thấp. Tình trạng chồng chéo trong việc cấp phát ngân sách, phân bổ không đồng đều giữa trách nhiệm và quyền lợi giữa các cấp, các cơ quan cùng cấp làm cho tình trạng quản lý ngày càng kém. Thực tế đòi hỏI cần phải hoàn thiện và đổi mới việc phân cấp quản lý trong chi NSNN cho GD- ĐT là việc làm vô cùng quan trọng và cấp thiết.
    Là một sinh viên chuyên ngành quản lý kinh tế , khoa Khoa học quản lý thuộc trường Đại học Kinh tế quốc dân, xuất phát từ nhận thức tầm quan trọng của GD-ĐT và qua những năm học tập, nghiên cứu lĩnh vực quản lý trong đó việc phân cấp quản lý trong lĩnh vực tài chính là vấn đề tôi quan tâm nhất. Qua thờI gian tìm hiểu thực tế công tác chi NSNN cho sự nghiệp GD-ĐT của Sở Tài chính Hà Nội, tôi chọn đề tài “ Phân cấp quản lý trong chi NSNN cho các đơn vị giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội, Thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu của mình.
    Kết cấu của đề tài bao gồm:
    Chương I : Phân cấp quản lý và sự cần thiết phải hoàn thiện phân cấp quản lý trong chi NSNN cho các đơn vị Giáo dục – Đào tạo.
    Chương II: Thực trạng phân cấp quản lý trong chi NSNN cho các đơn vị giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội.
    Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình phân cấp quản lý chi NSNN cho các đơn vị giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội.
     
Đang tải...