Tiến Sĩ Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 16/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH
    NĂM 2013

    PHẦN MỞ ĐẦU
    MỤC LỤC
    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án.
    5. Những đóng góp mới của luận án.
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
    7. Kết cấu của luận án.
    PHẦN TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
    1.1. Quản lý ngân sách nhà nước
    1.1.1. Khái niệm và hệ thống ngân sách nhà nước
    1.1.2. Thu chi ngân sách nhà nước
    1.1.3. Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước
    1.1.4. Chu trình ngân sách nhà nước
    1.1.5. Nội dung quản lý ngân sách nhà nước
    1.1.5.1. Ban hành luật pháp, chính sách, tiêu chuẩn, định mức NSNN
    1.1.5.2. Quản lý thu, chi NSNN
    1.1.5.3. Quản lý thực hiện chu trình NSNN
    1.1.5.4. Giám sát, thanh tra, kiểm toán NSNN
    1.2. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
    1.2.1. Khái niệm phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
    1.2.2. Mục đích phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
    1.2.3. Căn cứ phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
    1.2.4. Nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
    1.2.5. Nội dung phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 38
    1.2.5.1. Phân cấp về thẩm quyền ban hành luật pháp, chính sách, 40 tiêu chuẩn, định mức NSNN
    1.2.5.2. Phân cấp quản lý nguồn thu và nhiệm vụ chi NSNN 42
    1.2.5.3. Phân cấp quản lý thực hiện chu trình NSNN 43
    1.2.5.4. Phân cấp trong giám sát, thanh tra, kiểm toán NSNN 45
    1.2.6. Yếu tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 46
    1.3. Kinh nghiệm phân cấp quản lý ngân sách nhà nước của một số quốc gia
    1.3.1. Phân cấp quản lý ngân sách của Philippines 49
    1.3.2. Phân cấp quản lý ngân sách của Trung Quốc 50
    1.3.3. Phân cấp quản lý ngân sách của Cộng hòa Pháp 51
    1.3.4. Phân cấp quản lý ngân sách của Thụy Điển 52
    1.3.5. Một số kinh nghiệm có thể vận dụng đối với Việt Nam 54


    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ
    NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

    2.1. Quá trình phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam 57
    2.2. Thực trạng phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam 59
    2.2.1. Thực trạng phân cấp thẩm quyền ban hành luật pháp, chính
    sách, tiêu chuẩn và định mức NSNN 59
    2.2.1.1. Thực trạng phân cấp thẩm quyền ban hành luật pháp, chính sách NSNN
    2.2.1.2. Thực trạng phân cấp thẩm quyền ban hành định mức NSNN
    2.2.2. Thực trạng phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN 70
    2.2.2.1. Thực trạng phân cấp quản lý nguồn thu NSNN 70
    2.2.2.2. Thực trạng phân cấp quản lý nhiệm vụ chi NSNN 82
    2.2.3. Thực trạng phân cấp quản lý thực hiện chu trình NSNN
    2.2.3.1. Chu trình NSNN và NSTƯ
    2.2.3.2. Chu trình NSĐP
    2.2.4. Thực trạng phân cấp trong giám sát, thanh tra, kiểm toán NSNN
    2.2.4.1. Thực trạng phân cấp trong giám sát NSNN
    2.2.4.2. Thực trạng phân cấp trong thanh tra, kiểm toán NSNN
    2.3. Đánh giá về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam
    2.3.1. Một số ưu điểm
    2.3.2. Một số tồn tại
    2.3.3. Nguyên nhân


    CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
    3.1. Định hướng phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam
    3.2. Giải pháp phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam
    3.2.1. Giải pháp chung về phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam
    3.2.1.1. Sửa đổi những quy định của luật pháp có liên quan đến phân cấp quản lý NSNN
    3.2.1.2. Phân cấp quản lý NSNN hướng theo kết quả đầu ra trong kế hoạch ngân sách trung hạn
    3.2.2. Giải pháp cụ thể về phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam
    3.2.2.1. Giải pháp phân cấp thẩm quyền ban hành định mức NSNN
    3.2.2.2. Giải pháp phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN
    3.2.2.3. Giải pháp phân cấp quản lý thực hiện chu trình NSNN
    3.2.2.4. Nâng cao năng lực của Quốc hội và HĐND
    3.2.2.5. Đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng Kiểm toán nhà nước
    3.2.2.6. Tăng tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong phân cấp quản lý NSNN
    3.3. Một số kiến nghị
    3.3.1. Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của trung ương và địa phương
    3.3.2. Tổ chức lại thời gian chuẩn bị, xây dựng dự toán NSNN
    3.3.3. Nâng cao tính pháp lý Nghị quyết của Quốc hội về NSNN


    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN CỦA TÁC GIẢ
    TÀI LIỆU THAM KHẢO


    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI


    Phân cấp quản lý là một trong những vấn đề cơ bản của quản lý. Trong hoạt động quản lý nhà nước,
    cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, với yêu cầu can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế thị
    trường nhằm bảo đảm các mục tiêu hiệu quả, ổn định và công bằng, việc phân cấp quản lý nhà nước là
    một nội dung quan trọng nhằm bảo đảm sự tham gia của các cấp chính quyền vào thực hiện các chức
    năng, nhiệm vụ của Nhà nước một cách hiệu quả nhất.
    Ngân sách nhà nước là nguồn lực tài chính của quốc gia. Để quản lý quá trình hình thành và phân bổ
    một cách có hiệu quả việc sử dụng ngân sách nhà nước là một vấn đề quan trọng và cấp thiết của các
    quốc gia trên thế giới. Quản lý ngân sách nhà nước là một bộ phận cấu thành của quản lý nhà nước
    trên các lĩnh vực kinh tế – xã hội và được thực hiện bởi hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước từ
    trung ương đến địa phương.
    Trên phương diện lý thuyết cũng như tổng kết thực tiễn, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước đã được
    thừa nhận là phương thức quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước.
    Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước giải quyết các mối quan hệ giữa trung ương và địa phương trong
    việc xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động của ngân sách nhà nước. Đồng thời phân cấp quản lý
    ngân sách nhà nước giúp cho việc xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp quản lý ngân
    sách, đảm bảo giải quyết kịp thời các nhiệm vụ quản lý nhà nước ở các cấp.
    Ở Việt Nam, việc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước vẫn còn những bất cập như mức độ chủ động về
    ngân sách của địa phương chưa cao, quy trình phê duyệt ngân sách nhà nước còn phứcc tạp, tốn thời
    gian, hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội
    của quốc gia. Điều này cho thấy cần phải có đánh giá một cách khách quan
    toàn diện thực trạng phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam trong thời gian vừa qua, chỉ ra
    những tồn tại để có được những giải pháp đúng đắn đẩy mạnh phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là
    một đòi hỏi cấp thiết. Hơn nữa, đã có một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về phân cấp
    quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam, nhưng nhìn chung các nghiên cứu đó mới chỉ xem xét ở từng
    khía cạnh khác nhau, chưa có đánh giá một cách toàn diện về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở
    Việt Nam.
    Trước những yêu cầu về lý luận và thực tiễn của công tác phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở
    Việt Nam, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài "Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện
    nay" làm luận án tiến sĩ Quản lý hành chính công, với mong muốn đưa ra một số kiến nghị mang tính
    khoa học, thực tiễn để góp phần vào tiến trình cải cách ngân sách nhà nước, cải cách tài chính công
    và cải cách nền hành chính nhà nước của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.

    2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    Luận án được thực hiện dựa trên giả thuyết nghiên cứu là những quy định hiện hành về phân cấp quản
    lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay là chưa phù hợp và có nhiều bất cập cho nên hiệu quả của
    công tác quản lý ngân sách nhà nước là chưa cao. Vì vậy, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận
    án là nhằm chứng minh và tìm ra các giải pháp đẩy mạnh phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt
    Nam phù hợp hơn, đem lại hiệu quả cao hơn trong công tác quản lý ngân sách nhà nước.
    Luận án nhằm đạt được các mục đích thiết thực sau:

    - Hệ thống hoá lý thuyết về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
    - Phân tích và đánh giá một cách khoa học về thực trạng phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Phân tích làm rõ những ưu điểm,
    tồn tại trong công tác này nhằm chỉ ra những vấn đề cần nghiên cứu giải quyết trong phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
    - Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam trong thời kỳ
    mới và những điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện những giải pháp trên có hiệu quả .
     
Đang tải...