Luận Văn Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước giữa Tỉnh và huyện, xã ở tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2004-2007- Thự

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước giữa Tỉnh và huyện, xã ở tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2004-2007- Thực trạng, phương hướng, giải pháp hoàn thiện



    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài:

    Ngân sách nhà nước là một bộ phận quan trọng trong lĩnh vực tài chính đồng thời nó cũng là một công cụ tài chính quan trọng của một Quốc gia. Cùng với sự phân cấp quản lý kinh tế và hành chính thì ngân sách nhà nước cũng được phân cấp lý quản lý. Phân cấp quản lý ngân sách là cần thiết, nó giúp quá trình quản lý và phân bổ một cách hiệu quả việc sử dụng các nguồn lực tài chính khan hiếm của quốc gia, nó còn tạo tiền đề và điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sự phát triển hài hoà về kinh tế xã hội.Sự phân cấp có thể là khác nhau phụ thuộc vào điều kiện về chính trị, kinh tê, xã hội của từng quốc gia.

    Ở Việt Nam thì việc phân cấp quản lý ngân sách đã được Nhà nước theo đuổi từ năm 1986, cụ thể hoá hơn khi ban hành luật ngân sách nhà nước năm 1996, và sau đó là là luật sửa đổi, bổ sung năm 2002( có hiệu lực từ năm 2004), nó đã góp phần vào việc quản lý có hiệu quả hơn ngân sách nhà nước

    Ngân sách nhà nứơc bao gồm : ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Trong đó ngân sách địa phương lại bao gồm ngân sách cấp tỉnh,ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã. Việc phân cấp quản lý ngân sách địa phương là một phần quan trọng trong phân cấp quản lý ngân sách ở nước ta. Đây là vấn đề được Nhà nước rất quan tâm, với điều kiện của từng địa phương mà việc phân cấp quản lý ngân sách giữa các cấp chính quyền địa phương cũng rất khác nhau. Hiệu quả của việc phân cấp quản lý ngân sách ở địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung của cả nước, nếu việc phân cấp quản lý các cấp chính quyền địa phương tốt nó không những đảm bảo việc thực hiện tốt được các nhiệm vụ đề ra mà còn thể hiện sự tụ chủ, sáng tạo của địa phương trong việc sử dụng ngân sách.

    Tuy nhiên với phân cấp quản lý ngân sách ở địa phương ngoài những thành tựu đạt đựơc vần còn tồn tại những bất cập cần phải được hoàn thịên, để đảm bảo việc phân cấp quản lý ngân sách hiệu quả hơn góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

    Với lý do đó và qua quá trình thực tập tại sở tài chính Bắc Ninh, em xin chọn đề tài “Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước giữa Tỉnh và huyện, xã ở tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2004-2007- Thực trạng, phương hướng, giải pháp hoàn thiện”

    làm đề tài cho chuyên đề của mình.

    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

    Vấn đề phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách giữa các cấp chính quyền điạ phương ở Bắc Ninh thì có các nghiên cứu:

    - Trước năm 1996: Có các nghiên cứu xây dựng luật ngân sách nhà nước năm 1996

    - Năm 2002: Là các nghiên cứu nhằm sử đổi, bổ sung, hoàn thiện luật ngân sách nhà nước năm 1996, luật năm 2002 được thi hành năm 2004

    - Các quyết định và hướng dẫn về phân cấp quản lý ngân sách địa phương và các định mức phân bổ của tỉnh Bắc Ninh ở mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, thời kỳ 2004-2006, 2007-2010

    3. Mục đích nghiên cứu

    Khảo sát đánh giá phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở Bắc Ninh. Từ đó đề xuất các quan điểm, phương hướng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách tỉnh, huyện, xã ở Bắc Ninh trong thời gian tới.

    - Về mặt lý luận:

    Hệ thống các cơ sở lý luận liên quan đến đề tài: Ngân sách nhà nước, ngân sách tỉnh, phát triển kinh tế- xã hội ở tỉnh, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách địa phương.

    - Phân tích thực trạng phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở tỉnh Bắc Ninh. Các phân tích được tiến hành trên quan điểm phát triển và quan khảo sát phân tích thực tế nhằm phát hiện hệ thống phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở địa phương Bắc Ninh hiện hành còn những gì cản trở sự phát triển

    - Đề xuất các quan điểm,phương hướng hoàn thiện hệ thống phân cấp quản lý và biện pháp thực hiện đề xuất

    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

    - Đối tượng nghiên cứu là ngân sách địa phương tỉnh Bắc Ninh, hệ thống phân cấp quản lý ngân sách tỉnh, huyện, xã

    - Phạm vi nghiên cứu; nghiên cứu tình hình phân cấp quản lý ngân sách địa phương liên quan đến một số phân cấp quản lý cụ thể như:

    + Phân cấp quản lý thu, chi ngân sách

    + Phân cấp quản lý phân định quỳên hạn giữa trung ương và tỉnh, giữa tỉnh, huyện, xã ở Bắc Ninh

    Tuy nhiên đối tượng nghiên cứu tập trung là phân cấp quản lý ngân sách địa phương và quan tâm chủ yếu đến phân cấp quản lý ngân sách giữa tỉnh và huyện ở Bắc Ninh

    5. Phương pháp nghiên cứu:

    Sử dụng phương pháp thu thập số liệu, khảo sát , phân tích, so sánh

    6. Kết cấu chuyên đề:

    Trừ phân mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của chuyên đề thực tập gồm có 3 chương:

    Chương I :Cở sở lý luận của việc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước

    Chương II :Thực trạng phân cấp quản lý ngân sách nhà nước giữa Tỉnh và huyện, xã ở Bắc Ninh giai đoạn 2004-2007

    Chương III: Phương hướng, biện pháp hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách giữa tỉnh và huyện, xã đối với tỉnh Bắc Ninh

    Với sự giúp đỡ tận tình trực tiếp của thầy giáo GS- TS ĐÀM VĂN NHUỆ và sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ, nhân viên phòng Quản lý ngân sách của Sở Tài Chính Bắc Ninh em đã hoàn thành báo cáo chuyên đề thực tập. Tuy nhiên với một sinh viên sắp tốt nghiệp thì kinh nghiệm thực tế hạn chế, khả năng nhận thức lý luận và thực tiễn còn chưa sắc bén , thời gian hạn hẹp, cho nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy kính mong sự phê bình, góp ý của thầy, các cán bộ phòng Quản lý ngân sách Bắc Ninh để đề tài này hoàn thiện và phong phú hơn.

    Em xin chân thành cảm ơn !

    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1

    CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 4

    1.1. Một số vấn đề cơ bản về ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. 4

    1.1.1. Khái niệm và vai trò của ngân sách nhà nước. 4

    1.1.2. Khái niệm của phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. 5

    1.2. Sự cần thiết và nội dung hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và tỉnh. 6

    1.2.1. Sự cần thiết phân cấp ngân sách nhà nước. 6

    1.2.2. Nội dung cơ bản và các nguyên tắc cơ bản của phân cấp quản lý ngân sách nhà nước giữa trung ương đối với tỉnh 9

    1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. 22

    CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIỮA TỈNH, HUYỆN, XÃ Ở BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2004-2007. 24

    2.1. Khái quát tình hình phát triển KT-XH và ngân sách nhà nước của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2004-2007. 24

    2.1.1. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Bắc Ninh 24

    2.1.2. Tình hình phát triển KT-XH tỉnh Bắc Ninh 24

    2.1.3. Tình hình thực hiện ngân sách ở tỉnh Bắc Ninh 29

    2.2. Thực trạng của phân cấp quản lý ngân sách trung tỉnh, huyện Bắc Ninh 35

    2.2.1. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giưa tỉnh, huyện, xã ở tỉnh Bắc Ninh 35

    2.2.2. Quá trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách địa phương ở Bắc Ninh 43

    2.2.3. Đánh giá Thực trạng phân cấp quản lý ngân sách nhà nước giữa Tỉnh và huyện, xã ở Bắc Ninh 44

    2.2.4. Nguyên nhân hạn chế trong phân cấp quản lý ngân sách ở tỉnh Bắc Ninh 57

    CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG, HOÀN THIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH GIỮA TỈNH, HUYỆN, XÃ ĐỐI VỚI TỈNH BẮC NINH 59

    3.1. Các quan điểm cần quán triệt trong hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. 59

    3.1.1. Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tổ chức quốc gia và vai trò chủ đạo của ngân sách tỉnh đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương trong phát triển KT-XH ở Bắc Ninh 59

    3.1.2. Bảo đảm hiệu quả KT- XH cao trong sử dụng ngân sách nhà nước. 60

    3.1.3. Bảo đảm sự rõ ràng, minh bạch và sự công bằng trong phân công trách nhiệm, quyền hạn, đấy là đòi hỏi khách quan xuất phát từ hiệu quả, hiệu lực của quản lý 60

    3.2. Phương hướng quản lý ngân sách địa phương ở tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ ổn định 2007-2010. 61

    3.2.1. Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006- 2010 của Bắc Ninh 61

    3.2.2. Một số giải pháp chính 70

    3.2.3. Phương hướng quản lý ngân sách địa phương ở Bắc Ninh giai đoạn 2007-2010 73

    3.3. Phương hướng hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước đối với tỉnh Bắc Ninh. 88

    3.3.1. Sớm khắc phục trùng lặp thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp 88

    3.3 2, phân cấp quản lý ngân sách theo hướng phân cấp nhiều hơn cho huyện, xã nhằm phát huy quyền làm chủ , năng động, sáng tạo của từng địa bàn trong tỉnh 88

    3.3.4. Xây dựng và thực hiện các kế hoạch tài chính- ngân sách trung và dài hạn 89

    3.4. Giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước đối với tỉnh Bắc Ninh. 89

    3.4.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy của HĐND tỉnh Bắc Ninh 89

    3.4.2. Nhà nước nên có quy định thống nhât về quản lý tài chính ở thôn. 90

    3.4.3. Hoàn thiện hệ thống cơ cấu, định mức trong lập và phân bổ dự toán ngân sách 90

    3.4.4. Cần tăng tỷ lệ điều tiết cho huyện, xã để địa phương tiến tới tự cân đối thu chi, chủ động 91

    3.4.5. Một số khoản thu, chi cần điều chỉnh lại như sau: 92

    KẾT LUẬN 94
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...