Tiến Sĩ Phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/10/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài luận án: Phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở Việt Nam

    Chuyên ngành: Tài chính - ngân hàng Mã số: 62340201

    Nghiên cứu sinh: Nguyễn Xuân Thu Mã NCS: NCS31.33TC

    Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Bất

    Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân



    Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

    Luận án đã làm rõ tác động của phân cấp quản lý ngân sách địa phương đến quản trị nhà nước của chính quyền địa phương trong trường hợp chính quyền địa phương được tổ chức thành 3 cấp như ở Việt Nam, cụ thể như sau:

    (1) Khẳng định các nội dung phân cấp quản lý NSĐP có tác động khác nhau đến từng khía cạnh quản trị nhà nước của CQĐP; phân cấp NSĐP có tác động tích cực chất lượng cung ứng dịch vụ công, minh bạch và hiệu suất của bộ máy hành chính nhưng lại có tác động tiêu cực đến chi phí không chính thức, tiếp cận và sở hữu đất đai. (2) Khẳng định tăng phân cấp cho chính quyền cấp dưới trong cung cấp hàng hóa, dịch vụ công sẽ giúp phân bổ nguồn lực hiệu quả cũng phù hợp trong trường hợp chính quyền địa phương được tổ chức thành ba cấp. (3) Phát hiện kết quả tác động của phân cấp quản lý NSNN đến quản trị nhà nước của CQĐP phụ thuộc vào sự phân cấp quản lý ngân sách theo từng nhiệm vụ chi, khả năng kiểm soát của chính quyền cấp trên đối với chính quyền cấp dưới và năng lực của chính quyền được phân cấp.

    Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

    (1) Phân cấp cho chính quyền cấp huyện cung cấp các hàng hóa, dịch vụ công mang tính địa phương và không đòi hỏi lợi thế về qui mô; chuyển giao lại cho chính quyền cấp tỉnh những nhiệm vụ chi mà cấp huyện thực hiện không hiệu quả; phân định chi tiết từng nhiệm vụ chi cho từng cấp chính quyền địa phương. (2) Điều chỉnh phương thức chia sẻ nguồn thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; chuyển thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường thành khoản thu phân chia giữa các cấp chính quyền địa phương; xây dựng một danh mục nguồn thu bắt buộc mà chính quyền địa phương phải tuân thủ và một danh mục các nguồn thu mở mà các địa phương có thể tự lựa chọn nguồn thu và quyết định thuế suất hay mức thu. (3) Xác định lại phạm vi vay nợ của chính quyền địa phương và giới hạn nợ của chính quyền địa phương cần được xây dựng dựa trên khả năng trả nợ
     
Đang tải...