Tiểu Luận Phân cấp quản lý hành chính nhà nước giữa Trung ương và địa phương

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong những năm qua, vấn đề phân cấp, phân quyền luôn được nhắc đến như là một giải pháp quan trọng trong quá trình cải cách hành chính.Thực chất của vấn đề phân cấp, phân quyền là hoạt động hay một quá trình sắp xếp, bố trí quyền quyết định đến cấp thấp hơn trong cơ cấu thứ bậc của tổ chức. Mỗi một tổ chức có cơ cấu thứ bậPhân cấp, giao quyền cho địa phương là quy luật tất yếu khách quan để các địa phương tự quyết, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của địa phương mình. Thực tế cho thấy chúng ta đã đẩy mạnh việc phân cấp, giao quyền chủ động cho địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập trong phân cấp quản lý giữa Trung ương và chính quyền các cấp, đó chính là lý do tôi lựa chọn vấn đề phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước giữa trung ương và địa phương là vấn đề mà tôi tâm đắc nhất.

    Phân cấp là hình thức đưa chính phủ lại gần hơn với người dân, giúp cho các hoạt động và quyết định của khu vực công phù hợp với lợi ích chung của nhân dân. Có thể định nghĩa phân cấp theo một số khía cạnh sau:

    Hiện nay, có một số quan niệm khác nhau xung quanh khái niệm “phân cấp”. Theo một số tác giả, phân cấp chính là phân quyền giữa trung ương và địa phương. Phân cấp là phân ra, chia thành các cấp, các hạng. Phân cấp có sự chuyển giao quyền lực quản lý xuống các cấp dưới để thực hiện cho sát dân và sát tình hình thực tiễn, đồng thời, để giảm bớt khối lượng cho cấp trên khỏi phải trực tiếp giải quyết những việc sự vụ. Việc phân cấp phải gắn trách nhiệm với quyền hạn rõ ràng và bảo đảm tính thống nhất từ trung ương đến cơ sở. Có quan niệm khác cho rằng, phân cấp có thể theo hai hướng: một hướng nằm ngang là sự phân chia căn cứ vào sự khác nhau của các công việc của một cấp; hướng nằm dọc (thẳng đứng) là sự phân chia theo cơ cấu thứ bậc công việc giữa các cấp khác nhau.

    c. Tập trung một số lĩnh vực vào một cấp; trong khi đó nhiều lĩnh vực sẽ thực hiện phân cấp, phân quyền cho các cấp thấp hơn. Trong giới hạn chủ đề này, chúng ta chỉ bàn đến việc phân cấp, phân quyền trong khu vực công, nhà nước và chủ yếu là việc phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước giữ chính quyền trung ương và chính quyền địa phương.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...