Phân cấp quản lý giáo dục thường xuyên trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THÔNG TIN CHUNG

    Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đào Duy Thụ
    Đơn vị công tác: Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Không chính quy, Viện KHGD Việt Nam.
    Thư điện tử: [email protected] Điện thoại: 0437344221
    Thư ký đề tài: ThS. Thái Thị Xuân Đào; Thành viên: ThS. Bế Hồng Hạnh; ThS. Thái Thị Xuân Đào; ThS. Nguyễn Bích Liên; GS.TS Vũ Ngọc Hải; PGS. TS. Nguyễn Công Giáp; ThS. Nguyễn Công Hinh.
    Thời gian thực hiện: Từ 6/2008 đến 6/2010

    Mục tiêu nghiên cứu

    Đề xuất một số giải pháp phân cấp quản lý giáo dục thường xuyên trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI.

    Nội dung nghiên cứu

    - Nghiên cứu làm rõ hệ thống khái niệm có liên quan

    - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản của phân cấp quản lý giáo dục nói chung và quản lý GDTX nói riêng;

    - Đánh giá thực trạng quản lý và phân cấp quản lý GDTX ở Việt Nam;

    - Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý GDTX của các nước trên thế giới và trong khu vực;

    - Đề xuất mô hình và các giải pháp phân cấp quản lý GDTX trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI.

    Phương pháp nghiên cứu

    - Phương pháp nghiên cứu lí luận;
    - Phương pháp nghiên cứ thực tiến; phương pháp thống kê toán học; phương pháp chuyên gia; tổng kết kinh nghiệm.

    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


    1/ Về lí luận

    Phân cấp quản lý là quá trình phân bố lại quyền ra quyết định giữa cơ quan cấp trên với cơ quan cấp dưới theo hướng giảm quyền lực của cơ quan cấp trên và tăng quyền lực của cơ quan cấp dưới.

    Phân cấp quản lý giáo dục là việc chuyển giao quyền hạn, quyền ra quyết định cho cấp dưới thông qua các tổ chức giáo dục. Có 4 cấp được chuyển giao quyền hạn là: Cấp Trung ương; cấp tỉnh; bang hoặc vùng; cấp quận, huyện; và cấp nhà trường.

    Theo UNESCO, GDTX được hiểu là sự giáo dục tiếp tục sau giáo dục ban đầu/ sau giáo dục cơ bản (sau xóa mù chữ hay sau giáo dục tiểu học, giáo dục THCS tùy theo giáo dục phổ cập bắt buộc của từng nước) nhằm đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời (HTSĐ) của mọi người. Sau khi đạt trình độ phổ cập, mỗi người có thể tiếp tục học theo các phương thức khác nhau: chính qui, không chính qui hoặc phi chính qui/tự học tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người. Vì vây, GDTX là một khái niệm rộng, bao gồm cả giáo dục chính qui (GDCQ), giáo dục không chính qui (GDKCQ) và giáo dục phi chính qui (GDPCQ).

    Phân cấp quản lý giáo dục (QLGD) thường được thực hiện dưới các hình thức: Phi tập trung hóa, ủy thác, ủy quyền và tư nhân hóa.

    Nếu xét theo các chức năng QLGD thì có thể hiểu phân cấp QLGD là quá trình thiết kế lại hệ thống qui trình trách nhiệm, quyền hạn, và tính chịu trách nhiệm (theo các chức năng hoặc thành phần của các chức năng QLGD) theo hướng dịch chuyển từ cấp trên xuống dưới, cơ sở và cộng đồng, cũng như qui trình quan hệ công việc việc giữa các bên liên quan (trong và ngoài hệ thống QLGD), nhằm sử dụng tối đa các nguồn lực đạt tới mục tiêu đề ra.

    Đối với nước ta, phân cấp QLGD về cơ bản xuất phát từ những lý do sau:

    - Xuất phát từ điểm yếu của hệ thống quản lý theo kiểu tập trung.

    - Sự cạnh tranh giữa các cấp quản lý khác nhau trong việc giải quyết các vấn đề quan trọng phù hợp với bối cảnh toàn cầu hóa cũng là lý do hết sức quan trọng của việc phân cấp quản lý.

    Bản chất của phân cấp quản lý GDTX: Phân cấp quản lý GDTX cũng được hiểu một cách thống nhất như cách hiểu về phân cấp nói chung. Phân cấp quản lý GDTX là quá trình thiết kế lại hệ thống và các quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các cấp quản lý chính quyền đối với giáo dục; qui định chức năng, nhiệm vụ và tính chịu trách nhiệm trong hệ thống giáo dục.Trong những thập kỷ đầu thế kỷ XXI, các vấn đề quan trọng nhất trong phân cấp quản lý giáo dục thường xuyên là việc phân định rõ trách nhiệm (chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn) của các cấp quản lý (trung ương, địa phương) nhằm định hướng, hỗ trợ, kiểm soát chất lượng và đảm bảo công bằng trong giáo dục.

    Những điều kiện để phân cấp quản lý GDTX: Trước hết nhận thức của các nhà quản lý phải đổi mới; đơn vị được phân cấp phải có đủ điều kiện và năng lực thực hiện các quyền theo chức năng, nhiệm vụ được phân cấp; phân cấp cho các đơn vị cấp dưới phải đảm bảo công bằng giữa các đơn vị cấp dưới

    2/ Về thực tiễn

    Thứ nhất: Phân cấp quản lý giáo dục theo văn bản hiện hành

    Theo Hiến pháp và Luật giáo dục:

    - Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua năm 1992: Điều 36 chỉ rõ Nhà nước thống nhất quản lý một số lĩnh vực giáo dục
    - Quản lý Nhà nước về giáo dục: Điều 14 của Luật giáo dục qui định
    - Các cơ quan quản lý về giáo dục: Điều 100 của Luật giáo dục qui định
    - Đối với giáo dục thường xuyên: Điều 44 của Luật giáo dục qui định

    Theo các văn bản qui định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục trong hệ thống giáo dục Việt Nam

    Luật tổ chức của Chính phủ ban hành ngày 25 tháng 12 năm 2001, Nghị định số 166/2004/NĐ-CP Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.

    Luật Giáo dục mới được ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005 cùng các văn bản của Chính phủ được ban hành có liên quan đến quản lý nhà nước về giáo dục như:

    Nghị định số 178/2007/ NĐ-CP ngày 03/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng; nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ. Nghị định số 32/2007/NĐ-CP ngày 19/3/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ GD&ĐT. Nghị định 13 của Chính phủ ban hành ngày 4/2/2008 Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Nghị định 14 Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

    Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên; Quyết định số 09/2008/QĐ- BGDĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT

    Thứ hai: Thực trạng quản lý và phân cấp quản lý GDTX ở Việt Nam hiện nay

    Nhóm tác giả đã khái quát thực trạng phát triển GDTX thông qua: Hệ thống mạng lưới các cơ sở GDTX; Về đối tượng người học các chương trình GDTX; Về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý GDTX

    Về thực trạng quản lý và phân cấp quản lý GDTX:

    - Mô hình phân cấp quản lý nhà nước hệ thống GDTX

    - Phân cấp quản lý các cơ sở GDTX: Trung tâm GDTX được tổ chức tại cấp tỉnh và cấp huyện; trung tâm học tập cộng đồng (HTCĐ) được tổ chức tại cấp xã, phường, thị trấn; trường Bổ túc văn hóa tổ chức tại cấp huyện; các trung tâm tin học; các trung tâm ngoại ngữ
    Công tác quản lý có một số tồn tại sau: Một số cơ sở GD thực hiện chưa đúng về chức năng, nhiệm vụ; mối quan hệ hoạt động chuyên môn còn chồng chéo; sự phối hợp giữa các Bộ, ngành chưa chặt chẽ, hiệu quả; chưa có cơ chế cụ thể, rõ ràng, chưa có một cơ quan đầu mối có đủ quyền lực và thẩm quyền để chỉ đạo, điều phối các hoạt động về lĩnh vực GDTX giữa các Bộ, ngành từ trung ương đến địa phương.

    Về thực trạng phân cấp quản lý theo một số chức năng cơ bản với GDTX:

    - Tính pháp lý cho các hoạt động của toàn hệ thống GDTX chưa cao. Phân cấp chưa nhấn mạnh vào việc làm thế nào để tăng cường các nguồn lực cho GDTX.

    - Các điều kiện để phân cấp quản lý GDTX còn hạn chế: Chưa đổi mới tư duy trong quản lý, kể cả nhận thức của các cấp chính quyền và ngành GD; việc xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển GDTX chưa được chính quyền các cấp, các ngành coi trọng, còn giao khoán cho ngành giáo dục thực hiện; chính sách đầu tư của nhà nước cho GDTX hiện nay còn nhiều hạn chế, chưa kịp thời và chưa thể hiện sự công bằng; chủ thể quản lý các cơ sở GDTX chưa phát huy được tính năng động, tự chủ về các mặt quản lý tổ chức – nhân sự, chuyên môn, tài chính

    Thứ ba: Kinh nghiệm phân cấp quản lý của một số nước trên thế giới và khu vực

    GDKCQ ngày càng được coi trọng phát triển ở nhiều nước và đã được thể chế hóa trong Luật Giáo dục của các nước với tư cách là bộ phận giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.
    Sự phát triển GDKCQ cũng còn rất khác nhau giữa các nước về đối tượng, chương trình, nội dung, hình thức và về quản lí. Tuy nhiên, phi tập trung hóa trong quản lí GDKCQ là xu thế chung của các nước.

    Hầu hết ở các nước, Chính phủ không trực tiếp tổ chức, quản lý các cơ sở GDKCQ mà có sự phân cấp trách nhiệm rõ ràng, giao trách nhiệm cho các tổ chức của Chính phủ thành lập; Giao cho chính quyền địa phương, tư nhân tổ chức quản lý.

    Từ những kết quả nghiên cứu trên, nhóm tác giả đã đề xuất định hướng mô hình phân cấp quản lý giáo dục trong những thập kỷ đầu thế kỷ XXI: Mô hình phân cấp quản lý Nhà nước hệ thống GDTX; mô hình phân cấp quản lý đối với các cơ sở GDTX. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp về phân cấp quản lý giáo dục trong những thập kỷ của thế kỷ XXI như: Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp, các ngành về phân cấp quản lý giáo dục nói chung và GDTX; Xây dựng và hoàn thiện một số văn bản pháp quy về phân cấp quản lý giáo dục từ trung ương đến địa phương; Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước cho đội ngũ cán bộ quản lý GDTX ở các cấp; Phân cấp quản lý một số chức năng cơ bản đối với trung tâm GDTX tỉnh/huyện.

    3/ Một số khuyến nghị

    Để tạo điều kiện tốt cho việc phân cấp quản lý giáo dục thường xuyên trong tương lai, nhóm nghiên cứu đề tài kiến nghị lãnh đạo các cấp một số kiến nghị sau:

    Cần thành lập Ban chỉ đạo quốc gia xây dựng XHHT và chỉ đạo mô hình điều hành, quản lý GDTX trong những thập kỷ đầu thế kỷ XXI ở 4 cấp: Cấp Quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã như đề tài đã đề xuất;

    Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và ban hành cơ chế, chính sách và hệ thống văn bản pháp luật cụ thể khuyến khích phát triển GDTX;

    Nhà nước cần tiếp tục tăng cường những khoản kinh phí đầu tư, hỗ trợ cho các cơ sở GDTX tại các vùng KT-XH khó khăn. Tại những vùng có nguồn tài chính và nguồn lực phong phú, có vị trí thuận lợi tốt hơn phải sử dụng tối đa quyền lực phân cấp. Nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở GDTX phát triển, đáp ứng xây dựng xã hội học tập, học tập thường xuyên (HTTX) và học tập suốt đời cho người dân mọi vùng miền.

    TỪ KHÓA: 1/ Giáo dục thường xuyên; 2/ Quản lý giáo dục; 3/ Phân cấp quản lý

    Chi tiết xin liên hệ: Phòng Thư viện, số điện thoại: 04-39423754 hoặc theo địa chỉ thư điện tử: [email protected] 

    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...