Thạc Sĩ Phân cấp quản lý cho chính quyền cấp xã nước ta hiện nay

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chính quyền cấp xã (cấp cơ sở) là một bộ phận cấu thành trong hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước ta, cấp xã là cấp gần gũi, gắn bó với người dân nhất. Đây là cấp cơ sở trực tiếp giải quyết những yêu cầu, nguyện vọng thiết thân của người dân. Chính vì lẽ đó mà sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Cấp xã là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi việc đều xong xuôi.Trong lộ trình phân cấp quản lý hành chính hiện nay việc tăng cường phân cấp cho chính quyền cấp xã chính là nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân, đảm bảo người dân được phục vụ ngày càng tốt hơn, kịp thời hơn những yêu cầu chính đáng của mình. Điều này càng quan trọng hơn trong điều kiện mới, điều kiện hội nhập quốc tế, Việt Nam đã chính thức là thành viên của tổ chức thương mại kinh tế thế giới (WTO).
    Hiện nay, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 26/11/2003 đã có những quy định khá cụ thể về phân cấp quản lý cho chính quyền cấp xã. Cụ thể như sau:

    Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã, thị trấn.* Trong lĩnh vực kinh tế (Được quy định tại điều 111, mục 3, chương IV Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp)- Xây dựng kế hoặch phát triển kinh tế – xã hội hàng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoặch đó.- Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp.- Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn xã, thị trấn và báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.- Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các nhu cầu công ích ở địa phương; xây dựng và quản lý các các công trình công cộng, đường giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo quy định của pháp luật.- Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện. Việc quản lý các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm sử đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật.* Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và tiểu thủ công nghiệp. (Được quy định tại điều 112, mục 3, chương IV Luật tổ chức HĐND và UBND các cấp)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...