Tiểu Luận Phân cấp phân quyền ở Công hòa liên bang Đức

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cộng hoà Liên bang Đức (tiếng Đức: Bundesrepublik Deutschland; gọi tắt: Đức) là một quốc gia liên bang nằm ở Trung Âu và có chung đường biên giới với các nước Đan Mạch (về phía Bắc), Ba Lan và Séc (phía Đông), Áo và Thụy Sĩ (về phía Nam), Pháp, Luxembourg, Bỉ và Hà Lan (về phía Tây). Lãnh thổ Đức trải rộng 357.021 km vuông và có khí hậu ôn đới. Với 82 triệu người, Đức là nước có dân số lớn nhất trong Liên minh châu Âu và là nước có số dân nhập cư lớn thứ ba trên thế giới.

    Đức là một nước cộng hòa đại nghị liên bang bao gồm 16 bang (Länder). Thủ đô và thành phố lớn nhất là Berlin. Đức là thành viên của Liên hiệp quốc, NATO, G8, G20, OECD và WTO. Đức là một cường quốc với nền kinh tế có GDP danh nghĩa đứng thứ tư và GDP sức mua tương đương đứng thứ năm trên thế giới. Đức là nước viện trợ phát triển hằng năm nhiều thứ nhì,[3] và ngân sách quốc phòng đứng thứ sáu trên thế giới. Quốc gia này có một mức sống cao và hệ thống an sinh xã hội toàn diện. Đức giữ vị trí chính yếu trong quan hệ ở châu Âu cũng như có nhiều liên kết chặt chẻ trên thế giới. Đức được biết đến là dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật.

    Thủ đô của Cộng hòa Liên bang Đức là Berlin. Đồng thời Berlin cũng là tên gọi của một bang ở Đức. Theo điều 20 của Hiến pháp Đức thì Cộng hòa Liên bang Đức là một quốc gia dân chủ, xã hội và có pháp quyền. Nước Đức có tất cả 16 bang mà trong đó có 5 bang được chia thành 22 vùng hành chính (Regierungsbezirk).

    1.Phân quyền trong quản lý nhà nước

    Nước Đức là một liên bang. Điều đó cũng có nghĩa trên phương diện về phân cấp quản lý được chia thành 2 cấp:cấp liên bang, đại diện cho quốc gia về mặt đối ngoại, quốc phòng và cấp bang đại diện cho từng vùng lãnh thổ. Mỗi một cấp (liên bang và bang) bộ máy nhà nước riêng bao gồn: hành pháp, lập pháp và tư pháp.

    Tổ chức bộ máy nhà nước của cấp Liên bang bao gồm:

    Tổng thống: là người đứng đầu nhà nước những trên thực tế không có quyền để quyết định các vấn đề chính sách nhà nước. Cách bầu cử tổng thống của Đức cũng mang tính đặc trưng. Đó là sự bầu cử của một Hội đồng gồm hạ viên và một số lượng đại diện bằng nhau của các bang.
    Nhiệm kỳ của tổng thống là 5 năm.

    Tổ chức lập pháp của Đức:

    Quốc hội của Đức cũng mang tính chất lưỡng viện.

    Tổ chức lập pháp của Liên Bang bao gồm : Quốc hội Liên bang và Hội đồng Liên bang cùng quyết định về luật lệ của liên bang và có quyền sửa đổi Hiến pháp với đa số 2/3 trong cả hai cơ quan.

    Hạ nghị viện (lower house – Bundestag: Đây là một cơ quan của những người đại diện cho công dân và các đảng phải chính trị cả nước. Một nửa do cử tri bầu; một nửa còn lại là do các đảng phái chính trị của các bang đề nghị lên. Điều này làm cho hoạt động của Hạ viện mang tính đại diện vừa cho công dân vừa cho lợi ích của đảng chính trị.

    Thượng nghị viện (upper house -the Bundesrat): Đây là một thể chế liên bang, mang tính chất đại diện cho các bang. Cơ quan này không do công dân bầu trực tiếp mà là cơ quan đại diện của các đại diện của các bang. Tổng số 69 thành viên được phân bổ cho các bang theo số dân:
    - Trên 7 triệu dân có 6 đại biểu ở thượng viện;
    - Trên 6 triệu dân có 5 đại biểu;
    - Từ 2 đến 7 triệu có 4 đại biểu.
    - Dưới 2 triệu dân, chỉ có 3 đại biểu.

    Thượng viện mang tính đại diện cho các bang do đó mọi quyết định đưa ra phải đạt được đã số phiếu thông qua. Và Luật thay đổi khi Thượng viện đồng ý và ngay cả khi Hạ viện đã thông qua, Thượng viện vẫn có quyền ngăn cản.
    Thành viên của thượng nghị viện từ các bang phải có hàm bộ trưởng của bang đó. Đây cũng là một trong những nét đặc trưng, khác với thành viên hạ viện.

    Các bang đều có Quốc hội riêng của mình để quyết định hệ thống pháp luật của bang.
    Tuy nhiên, quốc hội các bang không tổ chức theo hình thức lưỡng viện. Quốc hội bang là cơ quan lập pháp bang. Nhiệm kỳ của Quốc hội bang là 5 năm. Tuy nhiên, các bang không thống nhất chung thời hạn bầu cử Quốc hội bang. Đây cũng là điều làm cho hai viện của Quốc hội liên bang có những vẫn đề khi thay đổi cơ cấu đại biểu của các bang.

    Quốc hội của ba bang thành phố cũng có tên gọi không giống nhau. Ở Berlin gọi là the Abgeordnetenhaus (House of Representatives); trong khi đó ở Bremen và Hamburg được gọi Bürgerschaft.
    Có ba bang được gọi là bang tự do và còn lại 10 bang khác. Các bang này có cách thức tổ chức không khác nhau nhiều.

    Ba bang thành phố (city –states) là Berlin, Bremen and Hamburg có cách thức tổ chức hoàn toàn khác với các bang khác. Đây thực chất chỉ tổ chức chính quyền 1 cấp mặc dù có chia thành các vùng lãnh thổ nhỏ hơn. Bang Bremen bao gồm hai thành phố.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...