Thạc Sĩ Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, thực trạng và giải phápPhân cấ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi là một nội dung quan trọng trong cơ chế phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, nhằm quản lý thống nhất hệ thống NSNN bằng việc phân công trách nhiệm gắn với quyền hạn, phân cấp quản lý giữa các ngành, các cấp trong việc thực hiện thu, chi NSNN phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
    Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi là yêu cầu khách quan, bởi mỗi quốc gia đều có những vùng lãnh thổ khác nhau, mỗi địa phương đều có từng vùng miền khác khau. Việc phân chia dân cư theo đơn vị hành chính, lãnh thổ, vùng miền, hình thành các cấp hành chính là đặc trưng của Nhà nước. Do đó, để góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển, cần thiết phải phân cấp quản lý NSNN, phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương, là giải pháp quan trọng vừa động viên được các nguồn thu tiềm tàng, vừa tạo cơ chế để các nguồn tài chính được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng nhiệm vụ của Nhà nước, vừa tạo quyền tự chủ cho các cấp chính quyền địa phương. Nguồn thu ngân sách là có hạn, trong khi nhu cầu chi tiêu thì lớn, do vậy phân cấp quản lý ngân sách đòi hỏi phải thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật về NSNN.
    Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách của thành phố Đà Nẵng hiện nay vẫn bộc lộ những mặt hạn chế cần được khắc phục. Một số khoản thu phần lớn điều tiết cho cấp xã hưởng nhưng cấp xã chưa phát huy hết việc khai thác triệt để nguồn thu trên địa bàn, dẫn đến thất thu. Một số nhiệm vụ chi chưa được phân cấp đồng bộ .Mặt khác do chế độ chính sách thu ngân sách thay đổi, một số nguồn thu của cấp huyện, cấp xã giảm đã ảnh hưởng đến cân đối các khoản chi của cấp huyện, cấp xã. Để góp phần giải quyết những hạn chế, tồn tại nêu trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài "Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, thực trạng và giải pháp" cho Luận văn Thạc sỹ của mình, với mong muốn tìm những định hướng, giải pháp thích hợp trong phân cấp quản lý NSNN, góp phần vào sự phát triển của nền tài chính quốc gia và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Hệ thống hoá vấn đề lý luận về NSNN. Thông qua việc phân tích đánh giá thực trạng phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để rút ra những thành công, tồn tại và làm rõ nguyên nhân. Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất quan điểm, các giải pháp nhằm xây dựng khung lý luận cơ bản, cần thiết về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng yêu cầu của quản lý NSNN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy cải cách hành chính công, tạo điều kiện thu hút đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010- 2015 đã đề ra.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và cơ chế, chính sách, luật pháp cũng như thực tiễn có liên quan đến phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN của thành phố Đà Nẵng.
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung xem xét về phương thức, cơ chế, nội dung phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách của thành phố Đà Nẵng từ khi tái lập thành phố năm 1997, đặc biệt là từ khi Luật NSNN sửa đổi (năm 2002) có hiệu lực thi hành từ 2007 đến nay. Các kiến nghị và giải pháp đề xuất hoàn thiện cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi thời kỳ ổn định ngân sách từ 2011 đến năm 2015 và những năm tiếp theo.
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
    - Về ý nghĩa khoa học: Luận văn đã hệ thống hoá, phân tích và bổ sung nhận thức, ý nghĩa, vai trò, nội dung của ngân sách nhà nước, bản chất của phân cấp quản lý NSNN và những nhân tố ảnh hưởng. Từ đó đề xuất các giải pháp, nguyên tắc cần quán triệt trong quá trình hoạch định chính sách, phân cấp quản lý NSNN, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương.
    Về ý nghĩa thực tiễn: Phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế, chính sách hiện hành trong phân cấp quản lý NSNN mà trọng tâm là cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ở thành phố Đà Nẵng để làm sáng tỏ những ưu điểm, hạn chế, tồn tại, vướng mắc; nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm, từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể với những bước đi thích hợp để hướng tới thực hiện cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    5. Kết cấu của đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương:
    Chương 1: Lý luận chung về ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
    Chương 2: Thực trạng phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua.
    Chương 3: Giải pháp hoàn thiện cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Bộ Tài chính (1996), Hướng dẫn Luật NSNN, Nxb Tài chính, Hà Nội.
    2. Bộ Tài chính (1996), Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý tài chính phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội.
    3. Bộ Tài chính (1997), Văn bản hướng dẫn thực hiện Luật NSNN, Nxb Tài chính, Hà Nội.
    4. Bộ Tài chính (1997), Hướng dẫn quản lý thu, chi ngân sách xã, , phường, Nxb Tài chính, Hà Nội.
    5. Bộ Tài chính (1998), Hướng dẫn thực hiện Luật NSNN, Hà Nội.
    6. Bộ Lao động (2001), Những quy định pháp luật về tài chính, ngân sách xã, phường, , Nxb Lao động, Hà Nội.
    7. Chính Phủ (1996), Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ về phân cấp quản lý lập, chấp hành và quyết toán NSNN, Hà Nội.
    8. Cục Thống kê Đà Nẵng (2001), Niên giám thống kê 2005 – 2010,
    Nxb Thống kê, Hà Nội.
    9. Đặng Đức Đạm (1997), Đổi mới kinh tế Việt Nam - thực trạng và triển vọng, tr. 185.
    10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    11. Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XVII
    12. Quốc hội khóa XI, kì họp thứ hai (2002), Luật Ngân sách Nhà nước;
    13. Chính phủ nước CHXHCN VN (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 quy định chi tiết thi hành Luật NSNN;
    14. Bộ Tài chính (2003), Thông tư hướng số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 về hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP.
    15. Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng (2010), Nghị quyết số 99/2010/NQ-HĐND ngày 02/12/2010 của về việc phê chuẩn quyết toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, quyết toán chi ngân sách địa phương năm 2009.
    16. Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng (2010), Nghị quyết số 104/2010/NQ-HĐND ngày 03/12/2010 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách địa phương và định mức phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương năm 2011, năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách mới theo Luật Ngân sách Nhà nước
    17. Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng (2010), Nghị quyết số 106/2010/ NQ-HĐND ngày 03/12/2010 của hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng về dự toán ngân sách Nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách thành phố Đà Nẵng năm 2011.
    18. Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng (2010), Tờ trình số 7256/TTr-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng về tình hình thực hiện dự toán ngân sách năm 2010;
    19. Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng (2011), Nghị quyết số 17/2011/NQ-HĐND ngày 19/01/2012 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc phê chuẩn quyết toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, quyết toán chi ngân sách địa phương năm 2010.
    20. Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng (2011),Nghị quyết số 27/2012/NQ-HĐND ngày 04/02/2013 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc phê chuẩn quyết toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, quyết toán chi ngân sách địa phương năm 2011.
    21. Võ Đình Hảo (1992), Quản lý NSNN ở Việt Nam và các nước, Nxb Tài chính, Hà Nội.
    22. Trương Mộc Lâm (1993), Tài chính học, tr. 29.
    23. Nguyễn Công Nghiệp (1991), Thực trạng và xu hướng cải cách NSNN và NSĐP ở các nước tư bản phát triển, Nxb Tài chính, Hà Nội.
    24. Bùi Đường Nghiêu (2000), Đổi mới chính sách tài khóa đáp ứng yêu cầu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, tr. 149, 249.
    25. Tào Hữu Phùng - Nguyễn Công Nghiệp (1992), Đổi mới NSNN, tr. 8-13- 20-190.
    26. Tào Hữu Phùng (2001), "Phân cấp NSNN trong Luật NSNN: Một số cơ chế cần sửa đổi bổ sung", Tài chính, (9), tr. 33-34.
    27. Đào Xuân Sâm (2000), Viết theo dòng đổi mới tư duy kinh tế, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.
    28. Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội (1992), Ngân sách nhà nước, tr. 347-351- 352-356.
    29. Trường Đại học nhân dân Trung Hoa (1999), Cải cách kinh tế, tài chính Việt Nam và Trung Quốc - Thành tựu và triển vọng, Nxb Tài chính, Hà Nội.
    30. Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội (1999), Quản lý tài chính nhà nước, Nxb Tài chính, Hà Nội.
    31. Nguyễn Minh Tân (2000), Tài chính Việt Nam thực trạng và giải pháp (giai đoạn 1991 - 2000), Nxb Tài chính, Hà Nội.
    32. Nguyễn Minh Tân (2001), Đổi mới quy trình lập, chấp hành, quyết toán NSNN, Nxb Tài chính, Hà Nội.
    33. Nguyễn Minh Tú (2001), Một số vấn đề cơ bản về đổi mới quản lý kinh
    tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...