Tiểu Luận Phân biệt tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể và bài tình huống ( bài làm 201

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân biệt tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể

    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU
    NỘI DUNG
    I. Phân biệt tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể .1
    II. Giải quyết tình huống
    a) Bạn có ý kiến gì về tình huống nói trên? .3
    b) Hãy tư vấn cho công ty để vụ việc được xử lí đúng theo qu định của pháp luật lao động 4
    c) Bạn cho biết ý kiến của mình về tình huống nói trên và cách giải quyết .6
    d) Hãy tư vấn cho công ty để bảo vệ quyền lợi của công ty theo quy định của pháp luật 8
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.



    BÀI TẬP SỐ 21
    1) Phân biệt tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể
    2) Công ty TNHH Y là công ty kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng. Để phục vụ cho việc tổi chức, quản lí và tạo lập mối quan hệ hài hòa, công ty và đại diện BCHCĐ cơ sở kí thỏa ước lao động tập thể. Điều 15 thỏa ước quy định: . “Sau khi hết hạn thử việc, hai bên kí hợp đồng lao động 12 tháng. Khi hết hạn hợp đồng, nếu người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ và không vi phạm kỉ luật thì hợp đồng tiếp theo được kí ít nhất với thời hạn 24 tháng” . Anh M, sau khi hết hạn hợp đồng 12 tháng được công ty kí hợp đồng lao động tiếp theo là 12 tháng. Sau khi thực hiện hợp đồng được 6 tháng, do biết quy định trên của thỏa ước nên anh M yêu cầu công ty kí lại hợp đồng với thời hạn 24 tháng. Công ty không đồng ý vì cho rằng trong thời hạn thực hiện hợp đồng thứ nhất, anh M đã hai lần bị nhắc nhở bằng văn bản về hành vi vi phạm kỉ luật lao động
    a) Bạn có ý kiến gì về tình huống nói trên?
    Tình tiết bổ sung: Anh Nguyễn Văn A làm việc trong công ty với hợp đồng lao động có thời hạn 36 tháng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, anh A có hành vi vi phạm về quy trình an toàn nên bị xử lí hình thức kỉ luật chuyển làm công việc khác với mức lương thấp hơn trong thời hạn 6 tháng. Anh A không đồng ý với quyết định nói trên và gửi đơn khiếu nại đền Giám đốc công ty, thanh tra Sở lao động thương binh xã hội, Liên đoàn Lao động cấp tỉnh. Trong thời gian đợi giải quyết khiếu nại, anh A đến bộ phận mới để nhận công việc nhưng người phụ trách không bố trí công việc. 10 ngày sau, mặc dù chưa có quyết định giải quyết khiếu nại nhưng người phụ trách bộ phận đề nghị anh A đến làm việc. Tuy nhiên, 3 ngày sau anh A mới đi làm việc. Cho rằng anh A đã nghỉ việc không có lí do nên Giám đốc yêu cầu phòng Nhân sự công ty rằng chuẩn bị các thủ tục cần thiết để họp kỉ luật với dự kiến sẽ xử lí anh A với hình thức cao hơn.
    b) Hãy tư vấn cho công ty để vụ việc được xử lí đúng theo quy định của pháp luật lao động
    Tình tiết bổ sung: Chị Phạm Thị N là người lao động làm việc tại công ty theo chế độ tuyển dụng biên chế từ năm 1980. Năm 1995 chị N chuyển sang chế độ hợp đồng lao động với loại hợp đồng không xác định thời hạn. Cuối năm 2006, Giám đốc công ty đề nghị chị vào chi nhánh Thành phố Đà Nẵng (trụ sở chính của công ty ở thành phố Hà Nội) làm việc với tư cách kế toán trưởng chi nhánh, dự kiến trong khoảng 1 năm. Chị N đồng ý, nhưng lo rằng mình phải làm việc lâu dài trong Đà Nẵng, chị N chủ động đề nghị với Giám đốc công ty kí hợp đồng lao động làm công việc nói trên tại Đà Nẵng trong thời hạn 1 năm từ 1.2.2007 đến 31.1.2008 Giám đốc đồng ý. Khi hết hạn hợp đồng, do nhu cầu công việc, hai bên đồng ý gia hạn hợp đồng lao động thêm 1 năm nữa từ 1.2.2008 đến 31.1.2009. Khi hết hạn hợp đồng này, chị N yêu cầu công ty chuyển chị trở về làm việc ở nơi cũ (tại Hà Nội), Giám đốc công ty thông báo cho chị biết tại trụ sở chính không còn công việc để bố trí, nếu chị muốn tiếp tục làm việc công ty sẽ kí hợp đồng lao động không xác định thời hạn để chị làm việc ở chi nhánh Đà Nẵng, Cho rằng công ty đã vi phạm lời hứa, chị N bỏ ra Hà Nội và yêu cầu được bố trí công việc cũ. Giám đốc công ty ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với chị N với lí do hợp đồng đã hết hạn. Chị N cho rằng việc chấm dứt hợp đồng với mình là trái pháp luật vì chị là đối tượng tuyển dụng biên chế trước đây và đang làm hợp đồng lao động với loại thời hạn không xác định/
    c) Bạn cho biết ý kiến của mình về tình huống nói trên và cách giải quyết
    Tình tiết bổ sung: Anh D làm việc trong công ty theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ năm 2005. Tháng 4/2008, anh D được công ty đưa đi đào tạo ở Hàn quốc trong thời hạn 2 tháng. Trước khi đi, công ty yêu cầu anh D kí vào cam kết đào tạo trong đó có nội dung: Tốt nghiệp khóa học, anh D phải làm việc cho công ty ít nhất 2 năm, nếu vi phạm anh D phải bồi thường toàn bộ chi phí đào tạo là 3000 USD cộng thêm ít nhất 5 triệu đồng. Sau khi về nước làm việc được 2 tháng anh D chấm dứt hợp đồng lao động với công ty (đã báo trước 45 ngày), căn cứ, mà anh D viện dẫn để chấm dứt là khoản 3 điều 37 Bộ luật lao động và anh D cho rằng thỏa thuận đào tạo nói trên là trái pháp luật đồng thời yêu cầu công ty giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc. Công ty kiện anh D và yêu cầu phải bồi thường chi phí đào tạo.
    d) Hãy tư vấn cho công ty để bảo vệ quyền lợi của công ty theo quy định của pháp luật.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...