Tiểu Luận Phân biệt tiếng và từ

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Câu 1. Phân biệt tiếng và từ.
    Trong Tiếng Việt có một loại đơn vị xưa nay ta thường quen gọi là “tiếng”,”tiếng một” hay là ‘chữ”. Và trong ngữ pháp học thì người đầu tiên xác lập khái niệm tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp tiếng Việt là Nguyễn Tài Cẩn. Theo như cách giải thích của ông thì mỗi một tiếng là một đơn vị gốc, - một hình vị - của ngữ pháp tiếng Việt.
    Theo như Nguyễn Tài Cẩn thì tiếng là đơn vị có đủ cả hai đặc trưng “ đơn giản nhất về tổ chức” và “có giá trị về mặt ngữ pháp”. Nhìn trên phương diện ngữ pháp mỗi tiếng thành một chỉnh thể, không thể xé ra thành những bộ phận nhỏ hơn được nữa. Đứng trước một tiếng như là nhà, nếu như ngữ âm học có thể tách ra thành những thành tố gọi là âm vị ( nhà = nh+a+`) thì ngữ pháp không còn cách nào để phân tích thành những bộ phận nhỏ như thế nữa. Trong con mắt của nhà ngữ pháp học thì nhà là một khối hoàn chỉnh không có tổ chức nội bộ.
    Câu 2: Vì sao phải chú ý nghiên cứu nghĩa của tiếng?
    Đối tượng của ngữ nghĩa học là ngữ nghĩa. Nghĩa là một khái niệm hết sức phức tạp và khó có thể đưa ra một khái niệm duy nhất về nó. Tuy nhiên – ngữ nghĩa – thứ nghĩa thể hiện trong ngôn ngữ như một phức thể là không đơn giản. Nghĩa được tạm hiểu như là nội dung của tín hiệu, của biểu thức ngôn ngữ. Trong ngôn ngữ, ở đâu cũng có nghĩa, ở đâu cũng có vai trò hiển hiện hoặc tiềm ẩn của nghĩa. Quan niệm tín hiệu học là một vấn đề nghĩa của ngôn ngữ học hiện đại, xem tín hiệu ngôn ngữ là một thực thể tâm lí có hai mặt cái biểu hiện và cái được biểu hiện. Cụ thể hơn nghĩa gắn kiền với hình thức biểu hiện nó. Đơn vị có nghĩa, mang nghĩa thì từ thấp đến cao: hình vị, từ, ngữ, cầu, lời, văn bản, diễn ngôn. Tuy nhiên việc lấy nghĩa của đơn vị nào để nghiên cứu là một bước xác định cần thiết. Các cấp độ đơn vị có nghĩa thấp nhất là hình vị, kết tiếp là từ, ngữ, câu, Những đơn vị này lại nằm trong các bộ môn truyền thống từ vựng học, ngữ pháp học. Chính vì lẽ đó mà ngữ nghĩa học truyền thống chủ yếu chú trọng nghiên cứu nghĩa của từ, ngữ nghĩa học từ vưng. Ngày nay, khắc phục những hạn chế đó, nhiều nhà nghiên cứu đã chú ý đến nghĩa ngữ pháp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...