Chuyên Đề Phân biệt tài chính công và Tài chính Nhà nước?

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Khái niệm: Tài chính công là một phạm trù kinh tế gắn với thu nhập và chi tiêu của Chính phủ. Tài chính công vừa là nguồn lực để Nhà nước thực hiện các chức năng vốn có của mình, vừa là công cụ để Nhà nước chi phối, điều chỉnh các hoạt động khác của xã hội nhằm thực hiện những nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.
    Để xác định khái niệm và phạm vi của tài chính công, có thể dựa vào ba tiêu chí như sau:
    - Về sở hữu: Tài chính công là loại hình tài chính thuộc sở hữu Nhà nước.
    - -Về tính chất: Tài chính công phục vụ cho các lợi ích chung, lợi ích công cộng của toàn xã hội, của quốc gia hoặc của tuyệt đại đa số nhân dân.
    - Về mục đích: Hoạt động của Tài chính công không nhằm mục đích thu lợi nhuận, Tài chính công được sử dụng cho các hoạt động thuộc về các chức năng vốn có của Nhà nước đối với xã hội, trong đó đặc biệt là thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và cung ứng các dịch vụ công.
    Các nguồn Tài chính chỉ được coi là Tài chính công khi nó thoả mãn cả ba tiêu chí nêu trên, nếu chỉ thoả mãn một hoặc hai tiêu chí thì chưa đủ căn cứ để xác định đó có phải là Tài chính công hay không ? Như vậy: các nguồn Tài chính tương ứng với các quỹ tiền tệ đảm bảo đồng bộ ba tiêu chí trên được coi là Tài chính công. Do đó có thể hình dung:
    Về hình thức, Tài chính công phản ánh hệ thống các quỹ tiền tệ thuộc sở hữu công, được sử dụng vì lợi ích chung của cộng đồng, được điều chỉnh bởi luật công;
    Về nội dung: Tài chính công phản ánh quá trình hình thành và sử dụng hệ thống các quỹ tiền tệ thông qua quá trình phân phối và phân phối lại của cải xã hội dưới dạng giá trị;
    Phân biệt giữa Tài chính công và tài chính Nhà nước:
    Thuật ngữ "Tài chính công" được dùng khá phổ biến trong các văn bản quản lý tài chính của các nước. Tuy nhiên ở Việt Nam, thuật ngữ này mới du nhập vào trong những năm gần đây và được sử dụng rất hạn chế trong các văn bản quản lý tài chính của Nhà nước. Vì vậy, cho đến nay nhận thức về Tài chính công dưới góc độ khái niệm, đặc điểm, phạm vi và chức năng, vai trò của Tài chính công cũng có những quan niệm khác nhau.
    Có quan niệm đồng nhất Tài chính công với tài chính Nhà nước. Thực chất: tài chính Nhà nước là tổng thể các hoạt động thu chi bằng tiền do Nhà nước tiến hành trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước nhằm thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước. Do vậy: Tài chính công và tài chính Nhà nước giống nhau về bản chất và chỉ khác nhau về phạm vi. Đó là: tài chính Nhà nước bao gồm tất cả các khâu cơ bản của hệ thống tài chính quốc gia, nhưng Tài chính công chỉ bao gồm một số khâu của hệ thống tài chính quốc gia, trong đó không bao gồm khâu tài chính của doanh nghiệp Nhà nước. Nói một cách khác, tài chính Nhà nước có phạm vi rộng hơn Tài chính công.
    - Phân biệt giữa Tài chính công và tài chính “tư”:
    Tài chính công có những điểm giống và khác với tài chính “tư” - tài chính của khu vực tư nhân. Điểm giống nhau giữa Tài chính công và tài chính “tư” là ở chỗ chúng đều thuộc phạm trù tài chính. Đó là hệ thống các quỹ tiền tệ được hình thành trong quá trình phân phối và phân phối lại của cải xã hội dưới dạng giá trị và được chi dùng cho hoạt động kinh tế, chính trị xã hội của đất nước.
    Tài chính công khác với và Tài chính “tư” ở ba điểm sau:
    Một là, các quỹ tiền tệ thuộc phạm trù Tài chính công thuộc sở hữu công bao gồm sở hữu Nhà nước, sở hữu của các tổ chức kinh tế, xã hội nghĩa là sở hữu của nhiều người.
    Hai là, các quỹ tiền tệ thuộc phạm trù Tài chính công được chi dùng cho lợi ích số đông, không lấy mục tiêu lợi nhuận làm động lực chính.
    Ba là, sự vận động của các quỹ tiền tệ thuộc phạm trù Tài chính công chịu sự điều chỉnh của "luật công". ở các nước, hoạt động của Nhà nước, của các tổ chức xã hội, tập thể . không vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận, và chỉ vì lợi ích của cả cộng đồng thì được điều chỉnh bởi các "luật công". Trái lại, những hoạt động vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế thì được điều chỉnh bởi "luật tư". ở nước ta, việc phân biệt "luật công", "luật tư" chưa thực rõ ràng.
    Đặc điểm của Tài chính công:
    Tài chính công thực sự trở thành công cụ của Nhà nước để phục vụ và thực hiện các chức năng của Nhà nước. Hoạt động của Tài chính công rất đa dạng, liên quan đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội và tác động đến mọi chủ thể trong xã hội. Chính nét đặc thù đó là nhân tố có ảnh hưởng quyết định tới các đặc điểm của Tài chính công. Có thể khái quát đặc điểm của Tài chính công trên các khía cạnh sau đây:
    Đặc điểm về tính chủ thể của Tài chính công
    Tài chính công thuộc sở hữu Nhà nước, do đó, Nhà nước là chủ thể duy nhất quyết định việc sử dụng các quỹ công. Việc sử dụng các quỹ công, đặc biệt là ngân sách Nhà nước, luôn luôn gắn liền với bộ máy Nhà nước nhằm duy trì sự tồn tại và phát huy hiệu lực của bộ máy Nhà nước, cũng như thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà Nhà nước đảm nhận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...