Tiểu Luận Phân biệt quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta trước và sau thời kỳ đổi mới

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân biệt quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta trước và sau thời kỳ đổi mới
    Ngày nay, sự phát triển nhảy vọt của KHCN, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học; bên cạnh đó là xu thế toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế trên thế giới đang diễn ra nhanh chóng đã đặt các nước đang phát triển như nước ta trước nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, nếu không tận dụng tốt những cơ hội để vươn lên. CNH, HĐH là một nhiệm vụ chiến lược để đưa nước ta phát triển nhanh và bền vững về mọi mặt, xây dựng thành công CNXH. Trước thời kỳ đổi mới, vào những năm 60, Đảng ta đã xác định CNH, HĐH là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tiếp tục khẳng định: “Phát triển kinh tế, CNH, HĐH là nhiệm vụ trung tâm. Con đường CNH, HĐH của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt”.
    Nghiên cứu quá trình CNH, HĐH trong giai đoạn hiện nay, đồng thời so sánh với trước thời kỳ đổi mới sẽ giúp chúng ta hiểu và nhận thức sâu sắc hơn quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, từ đó góp phần tích cực vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trong thời gian tới.

    Thứ nhất: Những điểm giống nhau về quan điểm, chủ trương thực hiện CNH, HĐH đất nước trước đổi mới và hiện nay được thể hiện là:
    - Đảng ta luôn khẳng định CNH, HĐH là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ;
    - Mục tiêu của CNH, HĐH là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho nhân dân.
    Chúng ta đã biết, xã hội loài người đã và đang trãi qua 5 hình thái kinh tế xã hội, tương ứng với nó là 5 phương thức sản xuất khác nhau. Mỗi phương thức sản xuất chỉ có thể được xác lập vững chắc trên một cơ sở vật chất kỹ thuật thích ứng. Đối với CNXH, giai đoạn thấp của CNCS muốn tồn tại và phát triển cũng cần thiết phải có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên LLSX hiện đại và chế độ công hữu về những TLSX chủ yếu. Nước ta quá độ lên CNXH với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu, trình độ LLSX ở mức thấp kém, lại trãi qua hàng chục năm chiến tranh tàn phá, do đó cơ sở vật chất kỹ thuật hoàn toàn chưa thích ứng với CNXH. Để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH, củng cố và hoàn thiện QHSX XHCN, đồng thời để củng cố khối liên minh công- nông- trí cần thiết phải tiến hành CNH, HĐH đất nước. Thành công của sự nghiệp CNH, HĐH chính là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc xây dựng CNXH mà toàn Đảng, toàn dân ta đang thực hiện.

    Thứ hai: Những điểm khác nhau trong quá trình CNH trước và sau thời kỳ đổi mới thể hiện qua một số nội dung cơ bản sau:
    - Về quan điểm:
    + Trước đổi mới, chúng ta hiểu CNH một cách chưa đầy đủ, cho rằng CNH đơn giản là quá trình chuyển đổi từ lao động thủ công sang lao động máy móc; Trong giai đoạn đổi mới đất nước, vào năm 1994, Đảng ta chính thức xác định CNH, HĐH ở nước ta là: quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
     
Đang tải...