Tiểu Luận Phân biệt phản ánh ý thức và các hình thức phản ánh khác trong tự nhiên(7 điểm)

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘIKHOA PHÁP LUẬT KINH TẾ

    BÀI TẬP CÁ NHÂN SỐ 1MÔN: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN


    Đề tài:
    Phân biệt phản ánh ý thức với các hình thức phản ánh khác trong giới tự nhiên
    ​ ​ Sinh viên: Lê Vương Hồng Lam​ Lớp: 3728 MSSV: 372839​
    Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2012
    Trong quá trình nghiên cứu nguồn gốc của ý thức, các nhà khoa học đã tìm ra được rằng bộ óc con người và hoạt động của nó, cùng mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan chính là nguồn gốc tự nhiên của ý thức. Mối quan hệ giữa con người và thế giới khách quan đã tạo ra quá trình phản ánh năng động, sáng tạo hay còn gọi là phản ánh ý thức mang nhiều đặc điểm, tính chất khác biệt so với các hình thức phản ánh khác trong tự nhiên. Trước hết, phản ánh là sự lưu giữ, tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng. Như vậy, ở sự phản ánh luôn tồn tại 2 chiều, một chiều là cái phản ánh, chiều còn lại là cái được phản ánh. Ngoài phản ánh ý thức, phản ánh còn bao gồm các hình thức khác như: phản ánh vật lí,hóa học; phản ánh sinh học và phản ánh tâm lí. Trong đó, phản ánh ý thức là hình thức phản ánh cao nhất trong các hình thức phản ánh. Điểm khác biệt đầu tiên giữa phản ánh ý thức với các hình thức phản ánh khác đó là đối tượng diễn ra hình thức phản ánh. Phản ánh ý thức là hình thức phản ánh chỉ được thực hiện ở dạng vật chất phát triển cao nhất, có tổ chức cao nhất là bộ óc người. Phản ánh vật lí, hóa học là hình thức thấp nhất chỉ diễn ra ở vật chất vô sinh như các chất hóa học vô cơ, các hiện tượng vật lí diễn ra trong tự nhiên. Còn phản ứng sinh học là hình thức phản ứng cao hơn phản ánh lí hóa đặc trưng cho giới tự nhiên hữu sinh, như các thực vật và động vật bậc thấp, các động vật có hệ thần kinh tạo ra năng lực cảm giác. Phản ánh tâm lí là phản ánh của động vật bậc cao, có hệ thần kinh trung ương. Điểm khác biệt thứ hai đó là quá trình diễn ra các hình thức phản ánh. Phản ánh lí hóa thể hiện qua những biến đổi về cơ, lí, hóa khi có sự tác động qua lại giữa các vật chất vô sinh. Viên phấn được dùng để viết lên bảng, trên bảng để lại vết phấn và ngược lại bảng làm mòn viên phấn. Hoặc khi để thanh sắt và axit thanh sắt sẽ bị mòn dần (thay đổi kết cấu, vị trí, tính chất lí – hoá qua quá trình kết hợp, phân giải các chất). Phản ánh sinh học được thể hiện qua tính kích thích, tính cảm ứng, phản xạ. Tính kích thích là phản ứng của thực - động vật bậc thấp bằng cách thay đổi chiều hướng sinh trưởng, phát triển thay đổi màu sắc, cấu trúc Ví dụ, con tắc kè thay đổi màu sắc cơ thể khi môi trường xung quanh thay đổi. Tính cảm ứng được thực hiện trên cơ sở điều khiển của quá trình thần kinh qua cơ chế phản xạ không điều kiện khi có sự tác động vào từ bên ngoài. Ví dụ, khi đụng tay vào vật quá nóng chúng ta sẽ nhanh chóng rụt tay lại. Phản ánh tâm lí được thực hiện trên cơ sở điều khiền của hệ thần kinh trung ương qua cơ chế phản xạ có điều kiện. Như gõ kẻng khi cho cá ăn, nhiều lần như vậy tạo thành phản xạ cho cá khi nghe thấy tiếng kẻng sẽ ngoi lên, mặc dù ta không cho cá ăn. Phản ánh ý thức được thực hiện qua quá trình hoạt động sinh lí thần kinh của bộ não người khi thế giới khách quan tác động lên các giác quan của con người. Ví dụ, khi ta nhìn vào một bức tranh, các hình ảnh về bức tranh sẽ được cơ quan thị giác tiếp nhận rồi truyền đến bộ não người. Tại đây, não người sẽ xử lí, lưu giữ các đặc điểm về bức tranh. Điểm khác biệt cuối cùng đó là hướng phản ánh. Phản ánh ý thức là hình thức phản ánh phát triển nhất. Nó có thể chủ động lựa chọn thông tin, xử lí thông tin, tạo ra thông tin mới. Trong trường hợp ở trên, bộ não người đã lưu giữ hình ảnh về bức tranh, từ đó có thể tạo ra cho người xem cảm giác tranh đẹp hay không. Ba hình thức phản ánh còn lại đều mang tính thụ động, không thể tự điều chỉnh hướng phản ánh của mình. Ví dụ, khi xung quanh có nhiều lá cây, da tắc kè sẽ chuyển thành màu xanh. Nó không thể tự biến thành màu tím, đỏ, hay xanh nếu môi trường không có màu như thế. Thanh sắt khi cho vào axit thì khối lượng chỉ có thể giảm chứ không thể tăng. Như vậy, quá trình tiến hóa của loài người cũng là quá trình phát triển năng lực của nhận thức và tư duy, phản ánh ý thức cho thấy sự tiến hóa vượt trội của loài người so với các loài sinh vật khác, giúp cho con người có thể chủ động khi đứng trước thế giới tự nhiên.
     

    Các file đính kèm:

    hoanglinh203 thích bài này.
Đang tải...