Tài liệu Phân biệt nhượng quyền thương mại và các hình thức kinh doanh khác

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mối quan hệ giữa nhượng quyền thương mại và hoạt động chuyển giao công nghệ, hoạt động li-xăng:
    Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hoạt động chuyển giao công nghệ và hoạt động li-xăng được hiểu như sau
    Hoạt động li-xăng là hoạt động chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp (SHCN).
    “Chuyển giao công nghệ là hình thức mua và bán công nghệ trên cơ sở Hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được thoả thuận phù hợp với các quy định của pháp luật. Bên bán có nghĩa vụ chuyển giao các kiến thức tổng hợp của công nghệ hoặc cung cấp các máy móc, thiết bị, dịch vụ, đào tạo kèm theo các kiến thức công nghệ cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán để tiếp thu, sử dụng các kiến thức công nghệ đó theo các điều kiện đã thoả thuận và ghi nhận trong Hợp đồng chuyển giao công nghệ”.


    Thông qua việc phân tích bản chất của nhượng quyền thương mại và nhìn nhận về hoạt động chuyển giao công nghệ, hoạt động li-xăng, cho phép chúng ta đánh giá được vài nét cơ bản về tính tương đồng và sự khác biệt giữa những hoạt động này như sau:


    TÍNH TƯƠNG ĐỒNG
    Thường có sự nhầm lẫn giữa chuyển giao công nghệ, hoạt động li-xăng và nhượng quyền thương mại. Điều này cũng dễ hiểu, bởi lẽ, khi nhìn vào một hoạt động, một quan hệ nào đó, người ta thường để ý nhiều nhất đến đối tượng của nó, trong khi đó thì về đối tượng, cả ba hoạt động này có rất nhiều điểm tương đồng.
    ã Xét đối tượng
    + Đối tượng của Nhượng quyền thương mại là quyền thương mại – quyền kinh doanh, mà cụ thể thì đó chính là quyền sử dụng cách thức kinh doanh và quyền được sử dụng nhãn mác, tên thương mại, bí quyết, của bên nhượng quyền.
    + Đối tượng của hoạt động chuyển giao công nghệ là “các kiến thức tổng hợp của công nghệ hoặc cung cấp các máy móc, thiết bị, dịch vụ, đào tạo kèm theo các kiến thức công nghệ quyền sử dụng đối với bí quyết kỹ thuật, giải pháp kỹ thuật”đó bao hàm các đối tượng SHCN;


    + Đối tượng của hoạt động li-xăng là quyền sử dụng đối với các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp.
    Như vậy, cả nhượng quyền thương mại, hoạt động chuyển giao công nghệ và hoạt động li-xăng đều có chung một phạm vi đối tượng chủ yếu đó là quyền sử dụng các đối tượng SHCN.
    ã Lợi ích nhận được
    lợi ích mà Bên nhận có được từ việc nhận quyền thương mại, nhận công nghệ, nhận li-xăng từ Bên chuyển nhượng thường tập trung nhiều nhất ở giá trị các đối tượng SHCN của Bên chuyển nhượng. Vì thế trong cả 3 hoạt động nhượng quyền thương mại, chuyển giao công nghệ, chuyển giao li-xăng, các bên đều chú ý nhiều nhất đến giá trị của các đối tượng SHCN và lẽ dĩ nhiên trong bối cảnh đó người ta thấy các hoạt động này đều “na ná” nhau.


    SỰ KHÁC BIỆT


    Mặc dù có những điểm tương đồng lớn như đã nói ở trên, nhượng quyền thương mại và hoạt động chuyển giao công nghệ, hoạt động li-xăng vẫn có rất nhiều điểm khác biệt với nhau:
    Giữa nhượng quyền thương mại với chuyển giao công nghệ.
    + Về mặt tính chất của hoạt động
    Nếu như nhượng quyền thương mại là phương thức mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thông qua việc cho phép một doanh nghiệp khác được sản xuất kinh doanh trên cơ sở uy tín, tên thương mại, công nghệ.v.v của Bên nhượng quyền, thì chuyển giao công nghệ lại chỉ đơn thuần là việc chuyển giao các công nghệ để ứng dụng nó vào quá trình sản xuất.
    + Về quyền năng của bên nhận quyền đối với đối tượng chuyển giao.
    Khi một doanh nghiệp nhận công nghệ, họ có quyền ứng dụng công nghệ đó để sản xuất ra sản phẩm dưới bất kỳ thương hiệu, kiểu dáng, tên thương mại nào mà họ mong muốn. Trong khi đó, đối với hoạt động nhượng quyền thương mại, Bên nhận quyền chỉ được sử dụng các công nghệ mà mình nhận được để sản xuất, cung ứng các loại dịch vụ có cùng chất lượng, hình thức và dưới nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại của Bên nhượng quyền. Bên cạnh đó, Bên nhận quyền còn phải tuân theo sự bày trí cửa hàng, cung cách phục vụ khách hàng, phương pháp xúc tiến thương mại của Bên nhượng quyền. Đặc biệt, các doanh nghiệp cùng nhận quyền thương mại từ một doanh nghiệp nhất định sẽ có mối quan hệ với tư cách là các thành viên trong cùng một mạng lưới kinh doanh, mối quan hệ này không bao giờ hình thành giữa các doanh nghiệp cùng nhận quyền chuyển giao công nghệ.
    + Sự khác nhau về phạm vi đối tượng của hoạt động.
    Nếu như trong hoạt động chuyển giao công nghệ, đối tượng của nó là “các kiến thức tổng hợp của công nghệ hoặc máy móc, thiết bị, dịch vụ, đào tạo kèm theo các kiến thức công nghệ”,tức là chủ yếu tập trung vào công nghệ sản xuất ra sản phẩm, quy trình sản xuất ra sản phẩm. Trong khi đó, nhượng quyền thương mại như đã đề cập ở trên có phạm vi đối tượng không chỉ bao gồm quy trình sản xuất mà còn cả các quy trình sau sản xuất nhằm đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, quy trình quản lý – không chỉ giới hạn ở cơ cấu tổ chức, chính sách kinh doanh, kiểm toán, nhân sự, thậm chí cả tiêu chuẩn cho việc thiết kế, trang trí cửa hàng, nhà xưởng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...