Luận Văn Phân biệt những điểm chủ yếu của Nhà nước về kinh tế và quản lý doanh nghiệp của doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân biệt những điểm chủ yếu của Nhà nước về kinh tế và quản lý doanh nghiệp của doanh nghiệp

    PHẦN MỞ ĐẦU

    Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt nam đã thực sự có nhiều chuyển biến đáng kể theo hướng tích cực. Từ khi xoá bỏ chế độ quan liêu bao cấp, mở cửa nền kinh tế theo hướng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, cùng với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn, nhỏ khác nhau . đã tạo nên một lực lượng kinh doanh hùng mạnh, từng bước đưa GDP của Việt Nam tăng lên một cách đáng kể. Có được thành công đó không thể không kể đến công tác quản lý. Đây là khâu quan trọng mang tính quyết định đối với doanh nghiệp nói riêng và đối với nền kinh tế Nhà nước nói chung. Chúng ta không thể điều hành một doanh nghiệp hay dẫn dắt một nền kinh tế ngày càng phát triển mà không có sự tham gia của công tác quản lý. Tuy nhiên để tìm hiểu sâu xa về công tác quản lý của Nhà nước vè kinh tế và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp chúng ta cần phải hiểu được quản lý Nhà nước về kinh tế là cái gì? quản lý kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào? vai trò của từng công tác đó ra sao. Nó có điểm gì giống hay khác nhau? Để trả lời cho những câu hỏi trên em đã mạnh dạn chọn đề tài “phân biệt những điểm chủ yếu của Nhà nước về kinh tế và quản lý doanh nghiệp của doanh nghiệp” làm tiểu luận kết thúc môn học với mục đích để có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu sâu xa hơn về vấn đề này.
    PHẦN NỘI DUNG

    I- Lý luận chung
    Quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý đối tượng quản lý một cách liên tục, có tổ chức, liên kết các thành viên trong tổ chức hành động nhằm đạt tới mục tiêu kết quả tốt nhất.
    1- Quản lý Nhà nước về kinh tế
    1.1. Khái niệm
    Quản lý Nhà nước về kinh tế là sự quản lý của Nhà nước đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân nhằm quyền lực Nhà nước thông qua cơ chế quản lý kinh tế nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế quốc dân. Theo nghĩa rộng, quản lý Nhà nước về kinh tế được thực hiện thông qua cả ba loại cơ quan lập pháp, hành pháp, và tư pháp của Nhà nước. Theo nghĩa hẹp, quản lý Nhà nước về kinh tế được hiểu như hoạt động quản lý có tính chất Nhà nước nhằm điều hành nền kinh tế, được thực hiện bởi cơ quan hành pháp (Chínhphủ). Theo nghĩa này, quản lý Nhà nước về kinh tế được gọi là quản lý hành chính kinh tế
    1.2. Đặc điểm của quản lý Nhà nước về kinh tế
    Chủ quản lý Nhà nước (nắm quyền lực và sử dụng quyền lực đối với nền kinh tế quốc dẫn)
    Đối tượng quản lý bao gồm ba cơ quan: lập pháp (quốc hội) hành pháp (Chính phủ) tư pháp (toà án)
    Nội dung quản lý Nhà nước về kinh tế gồm:
    - Quản lý vĩ mô nền kinh tế
    - Mang tính quyền lực Nhà nước
    - Nhằm mục tiêu phát triển lấy hiệu quả kinh tế xã hội là hcính
    2- Quản lý kinh doanh của doanh nghiệp
    2.1. Khái niệm
    Quản lý kinh doanh là sự tác động của chủ thể quản lý một cách liên tục, có tổ chức đối với đối tượng quản lý là tập thể những người lao động trong doanh nghiệp; sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực và cơ hội để tiến hàn hoạt động kinh doanh đạt tới mục tiêu của doanh nghiệp theo đúng pháp luật và thông lệ, trong điều kiện biến động của môi trường kinh doanh với hiệu quả tối ưu.
    2.2. Đặc điểm quản lý kinh doanh của doanh nghiệp
    Cần có sự tác động thường xuyên, liên tục trong mỗi chu kỳ kinh doanh và toàn bộ thời gian tồn tại doanh nghiệp
    Chủ thể quản lý bao gồm chủ sở hữu (nắm quyền lực kinh tế) và người điều hành (sử dụng quyền lực)
    Đối tượng chủ yếu là tập thể lao động; xét đến cùng là con người (thông qua tác động đến nguồn lực khác).
    Mục tiêu không chỉ là thực hiện được khối lượng công việc (sản phẩm dịch vụ), mà phải đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, lợi nhuận lớn nhất trong khả năng cho phép. Luôn gắn với môi trường (chủ yếu là thị trường, thể chế) kịp thời thích ứng với các biến động thị trường.

     
Đang tải...