Tiểu Luận Phân biệt nền kinh tế thị trường nói chung với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    MỤC LỤC

    PHẦN I: NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN . 2
    I. Khái quát chung . 3
    1. Thực trạng nền kinh tế nước ta trước đổi mới . 3
    2. Tư duy của Đảng từ đại hội VI đến đại hội XI 6
    3. Xây dựng nền kinh tế mới – nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa . 7
    II. Đặc trưng, bản chất chung của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN 8
    III.Những mặt tích cực và hạn chế của nền kinh tế thị trường trong đời sống xã hội 9
    1.Tích cực . 9
    2. Hạn chế 10
    PHẦN II: TÍNH KHÁC BIỆT NỔI BẬT CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỚI KINH TẾ THỊ TRƯỜNG NÓI CHUNG 13


    PHẦN I: NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

    I. KHÁI QUÁT CHUNG
    1. Thực trạng nền kinh tế nước ta trước đổi mới (từ năm 1976 đến năm 1986)
    Thứ nhất, sự kém phát triền của nền kinh tế và mang nặng tính tự túc tự cấp do nhà nước đã áp dụng mô hình kinh tế cũ ở miền Bắc cho cả nước. Biểu hiện ở các mặt như:
    - Tư liệu sản xuất chủ yếu được công hữu hóa, có hai hình thức sở hữu là sở hữu toàn dân và tập thể, tương ứng nền kinh tế nước ta dựa vào hai thành phần cơ bản: kinh tế quốc doanh (trong công và thương nghiệp) và kinh tế tập thể (trong nông nghiệp). Để thực hiện được sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa đó, nhà nước đã tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng: quan hệ sản xuất, khoa học kỹ thuật, và văn hóa tư tưởng.Trong đó.cách mạng quan hệ sản xuất là cải tạo các thành phần kinh tế tư nhân, cá thể thành các thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể, được gọi chung là cải tạo xã hội chủ nghĩa.
    - Nhà nước không thừa nhận quan hệ thị trường. Quan hệ hàng hóa – tiền tệ chỉ tồn tại về mặt danh nghĩa tức là nền kinh tế hiện vật có trao đổi thông qua các hợp đồng kinh tế giữa Nhà nước với các đơn vị sản xuất dưới hình thức “cấp phát – giao nộp”, hạch toán kinh tế chỉ là hình thức. Vì vậy hàng hóa dịch vụ, sức lao động, khoa học-công nghệ không được coi là hàng hóa về mặt pháp lý, không ràng buộc trách nhiệm và lợi ích vật chất đối với hiệu quả sử dụng tiền vốn, tài sản, vật tư, lao động, tách rời việc trả công lao động với số lượng và chất lượng lao động.
    - Kinh tế tăng trưởng thấp: từ năm 1976 đến năm 1985, tổng sản phẩm xã hội tăng 50%, bình quân mỗi năm chỉ tăng 4,6%. Sản xuất kinh doanh kém hiệu quả nên chi phí sản xuất cao và không ngừng tăng lên. Năm 1980, chi phí vật chất chiếm 41,95% tổng sản phẩm xã hội và đã tăng lên chiếm 44,1% trong năm 1985. Thu nhập quốc dân qua hai kế hoạch 5 năm, bình quân mỗi năm tăng 3,7%. Năng suất lao động xã hội và thu nhập quốc dân tính theo đầu người còn thấp.
    Về nông nghiệp: theo Kế hoạch 5 năm 1976-1980 thì diện tích đơn vị sản xuất, tức hợp tác xã nông nghiệp ở Miền Bắc tăng gấp hai đến 2,5 lần hầu kích thích sản xuất nhưng năng suất vẫn trì trệ. Ở miền Nam, tính đến cuối năm 1979 thành lập được 1.286 hợp tác xã và hơn 15.000 tổ sản xuất bao gồm khoảng 50% nông dân, nhưng đến năm 1980 hợp tác xã và tổ sản xuất chỉ có trên giấy tờ mà không hoạt động được như kế hoạch. Hậu quả là sản xuất nông nghiệp khựng lại trong khi dân số tăng, gây ra cảnh thiếu lương thực khiến từ năm 1976 đến 1980 mặc dù trong hoàn cảnh hòa bình Việt Nam phải nhập cảng 5,6 triệu tấn lương thực.
    Về công nghiệp: sản xuất trong nước luôn luôn không đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tối thiểu, thu nhập quốc dân chỉ bằng 80-90% nhu cầu sử dụng. Tích lũy nhỏ bé nhưng toàn bộ quỹ tích lũy và phần quỹ tiêu dùng phải dựa vào nguồn của nước ngoài. Đến năm 1985, nợ nước ngoài đã lên tới 8,5 tỷ rúp và 1,9 tỷ USD. Tuy nguồn thu từ nước ngoài lớn như vậy nhưng ngân sách vẫn trong tình trạng thâm hụt và phải bù đắp bằng phát hành trái phiếu.
    Trị giá xuất khẩu hàng năm vẫn còn thấp so với giá trị nhập khẩu, chỉ bằng 20-40% nhập khẩu. hầu hết cái loại hàng hóa thiết yếu phục vụ cho sản xuất và đời sống đều phải nhập khẩu toàn bộ hay một phần do sản xuất không đảm bảo được tiêu dùng. Kể cả những mặt hàng trong nước có thế mạnh như sản xuất gạo, vải. Quan hệ kinh tế quốc tế hầu như chỉ gói gọn với các nước xã hội chủ nghĩa.
    Trong lĩnh vực thương nghiệp, nhà nước tổ chức thu mua, tập trung nguồn hàng và thực hiện phân phối sản phẩm thông qua hệ thống mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán.
    - Nền kinh tế vận hành theo kế hoạch pháp lệnh mang tính hành chính nên nhiều quy luật kinh tế khách quan bị lãng quên. Bên cạnh đó, xuất phát nền kinh tế thấp kém lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề lại càng làm cho kinh tế nước ta không phát triển được. Tình trạng của nước ta trước thời kì đổi mới có trình độ cơ sở vật chất và công nghệ sản xuất thấp kém. Cùng với hệ thống kết cấu hạ tầng và dịch vụ xã hội không được đầu tư và phát triển, cơ cấu kinh tế còn mất cân đối nặng và kém hiệu quả.
    Cùng với những sai lầm trong chính sách kinh tế nên đến năm 1985, kinh tế nước ta đã rơi vào khủng hoảng và lạm phát trầm trọng. Từ năm 1976 tình trạng lạm phát ngày càng tăng và dần vượt ra khỏi tầm kiểm soát của nhà nước. Năm 1985, cuộc cải cách giá-lương-tiền không hiệu quả đã làm cho lạm phát tăng nhanh, hoành hành trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Siêu lạm phát đạt đỉnh cao vào năm 1986, với tốc độ tăng giá cả năm lên tới 774,4%.
    Như vậy những năm đầu thập niên 80 cùa thế kỉ XX, nền kinh tế của nước ta đã lâm vào tình trạng khủng hoảng mà đỉnh cao là năm 1986. Trước tình hình đó yêu cầu đổi mới nền kinh tế là yêu cầu sống còn, quyết định vận mệnh của đất nước.
    Thứ hai, do sự ảnh hưởng của mô hình kinh tế chỉ huy với cơ chế tập trung quan liệu bao cấp, nhà nước quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu, với hệ thống chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh chi tiết từ trên giao xuống, không phù hợp với nguyên
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...