Tiểu Luận Phân biệt Luật Hành chính với Luật Hiến pháp, cho ví dụ minh hoạ - Bài tập cá nhân 1 Luật Hành Chính

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài tập cá nhân 1 Luật Hành Chính – Phân biệt Luật Hành chính với Luật Hiến pháp, cho ví dụ minh hoạ.

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2007, 2008;
    2. Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội, 2005;
    3. Giáo trình luật Hiến pháp Việt Nam-Đại học luật Hà Nội, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2006;
    4. Giáo trình luật Hiến pháp Việt Nam-Khoa luậtĐại học quốc gia Hà Nội, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2006;
    BÀI LÀM
    1. Về chủ thể ban hành:
    · Chủ thể ban hành quy phạm pháp luật hành chính chủ yếu là do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành và người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. Điều này được khẳng định trong các Điều 15, 16, 18, 19 của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi năm 2002(phải nằm trong văn bản 2008), cụ thể như Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính thông qua hình thức nghị quyết, nghị định; Thủ tướng Chính phủ thông qua hình thức quyết định, chỉ thị; Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật hiện hành thì các cơ quan hoặc người có thẩm quyền ban hành các quy phạm pháp luật hành chính còn có thể là cơ quan quyền lực nhà nước như Luật khiếu nại tố cáo do Quốc hội ban hành, Quyết định biên chế sự nghiệp năm 2009 do Hội đồng nhân dân ban hành
    · Chủ thể ban hành quy phạm pháp luật hiến pháp chủ yếu là do Quốc hội ban hành thông qua hiến pháp, luật, nghị quyết. Ví dụ như Luật tổ chức Quốc hội, Nghị quyết về Nội quy kì họp Quốc hội Bên cạnh đó các quy phạm pháp luật hiến pháp còn được ban hành bởi Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; một số văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và một số nghị quyết do Hội đồng nhân dân ban hành. Cụ thể như Pháp lệnh về nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân (ngày 25/7/1996), Nghị quyết về ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan nhà nước (ngày 30/7/19980;
    2. Về trình tự thủ tục ban hành:
    · Quy phạm pháp luật hành chính: được ban hành theo trình tự thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật thông thường được quy định cụ thể trong luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 bao gồm các bước: lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hành chính, soạn thảo văn bản, lấy ý kiến đối với dự thảo, thẩm định dự thảo, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo trình lên cơ quan chức năng có thẩm quyền, xem xét, thông qua dự thảo và cuối cùng là công bố văn bản quy phạm pháp luật.
    · Quy phạm pháp luật Hiến pháp: được ban hành theo một trình tự thủ tục đặc biệt và không được quy định cụ thể: trên cơ sở nghị quyết của quốc hội, quốc hội lập ra ủy ban dự thảo hiến pháp hoặc ủy ban sửa đổi Hiến pháp trình bộ chính trị (BCH TW Đảng), lấy ý kiến nhân dân, ủy ban dự thảo chỉnh lý lại các ý kiến trưng cầu sau đó báo cáo lại quốc hội trong phiên họp chung, thảo luân các điều, chương. Thông qua tuân theo thủ tục phải được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu biểu quyết tán thành.
    3. Về đối tượng điều chỉnh:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...