Luận Văn Phân biệt hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân.

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 28/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Phân biệt hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân.
    Giới thiệu chung

    Phân biệt hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân.
    Bài làm :
    Doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh là loại hình kinh tế đơn giản trong các loại hình kinh tế, Giữa chúng, ngoài những điểm tương đồng như : không có tư cách pháp nhân,tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình bằng toàn bộ tài sản, không được phép phát hành chứng khoán còn có những khác biệt. Phân biệt 2 loại hình kinh tế này có ý nghĩa to lớn trong cả lí luận và thực tiễn.
    Doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh được điều chỉnh chính bởi 2 văn bản khác nhau là Luật doanh nghiệp và Nghị định chính phủ số 43/ 2010. Định nghĩa hai loại hình này như sau :
    Điều 141 luật Doanh nghiệp 2005 định nghĩa về doanh nghiệp tư nhân:
    “1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
    2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
    3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.”
    Điều 49, Nghị định chính phủ số 43/ 2010/ NĐ-CP ngày 15/04/2010 về đăng kí doanh nghiệp quy định về hộ kinh doanh :
    “1. Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
    2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
    3. Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp.”
    Qua các định nghĩa trên, những đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình ta có thể thấy sự khác biệt giữa 2 đơn vị kinh tế này thể hiện ở những khía cạnh sau :
    Thứ nhất là về chủ thể :
    Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ còn hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ. Như vậy, về chủ sở hữu giữa 2 loại hình có sự khác nhau về số lượng. Một bên là doanh nghiệp 1 chủ, góp toàn bộ vốn, tự chịu toàn bộ lợi ích và trách nhiệm, một bên là không nhất thiết 1 chủ mà có thể là 1 nhóm người, 1 hộ gia đình cùng góp vốn quản lí, phát triển và chịu trách nhiệm.
    Chủ thể của loại hình hộ kinh doanh phải là công dân Việt Nam, còn chủ thể trong doanh nghiệp tư nhân ngoài là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi (Điều 50 Nghị định chính phủ số 43/ 2010/ NĐ-CP) còn có thể là người nước ngoài, thỏa mãn các điều kiện về hành vi thương mại do pháp luật đất nước đó quy định.
    Thứ 2, về quy mô kinh doanh :
    Thường quy mô kinh doanh của hộ kinh doanh nhỏ hơn của doanh nghiệp tư nhân. Theo những quy định của pháp luật hiện hành, doanh nghiệp tư nhân không giới hạn quy mô vốn, không giới hạn địa điểm kinh doanh trong khi “đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký hộ kinh doanh. Địa điểm này có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất, nơi đặt địa điểm thu mua giao dịch. Hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh”.( Điều 54 Nghị định chính phủ số 43/ 2010/ NĐ-CP ngày 15/04/2010 về đăng kí doanh nghiệp quy định về hộ kinh doanh). Về địa điểm kinh doanh, hộ kinh doanh có nhiều hạn chế hơn doanh nghiệp tư nhân.
    Ngoài ra, doanh nghiệp tư nhân được phép Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu (khoản 4, Điều 8, luật doanh nghiệp) còn hộ kinh doanh thì không có quyền này. Hộ kinh doanh chỉ được giới hạn số nhân công không được quá 10 người trong khi doanh nghiệp tư nhân thì không hạn chế số nhân công.
    Thứ 3, về đăng kí kinh doanh. Đã là doanh nghiệp tư nhân thì bắt buộc phải đăng kí kinh doanh, còn hộ kinh doanh thì chỉ một số trường hợp nhất định .Cơ quan đăng kí kinh doanh của hộ gia đình là cấp huyện(phòng tài chính kế hoạch hoặc phòng kinh tế) và không có con dấu . Doanh nghiệp tư nhân thì phải đăng kí tại cơ quan đăng kí kinh doanh cấp tỉnh để được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh . Doanh nghiệp tư nhân phải có con dấu chính thức trong quản lí, được cơ quan công an cấp.
    Đây chỉ là những khác biệt cơ bản giữa doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh. Mặc dù vậy, ta vẫn dễ dàng nhận thấy so với hộ kinh doanh thì hình thức doanh nghiệp tư nhân hiện đại và chặt chẽ hơn. Hiện nay, ở Việt Nam có 1,3 triệu hộ kinh doanh và hơn 500.000 doanh nghiệp. Nhà nước tạo điều kiện cho người dân chuyển đổi loại hình hộ kinh doanh sang doanh nghiệp để dễ quản lý và thực hiện tốt hơn các chính sách kinh tế. Việc nghiên cứu và phân tích sự khác nhau giữa các loại hình này là một bước tất yếu để nhà nước có thể quản lý kinh tế theo đúng ý chí của mình.
    Tài liệu tham khảo :
    1. Luật Doanh nghiệp 2005
    2. Nghị định chính phủ số 43/ 2010/ NĐ-CP ngày 15/04/2010 về đăng kí doanh nghiệp quy định về hộ kinh doanh
    3. “Giáo trình luật Thương mại” tập 1, trường Đại học Luật Hà Nội, NXB CAND, Hà Nội, 2006.
    4. Nghị định số 139/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh Nghiệp.


     

    Các file đính kèm:

Đang tải...