Báo Cáo Phân biệt cảm giác và tri giác

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề ra : Phân biệt cảm giác và tri giác (Cho ví dụ minh họa) ?
    Bài làm
    [TABLE="width: 608"]
    [TR]
    [TD]1. Khái niệm chung về cảm giác 1.1. Định nghĩa cảm giác
    Ø Cảm giác là một qúa trình tâm lý phản ánh thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng khi chúng đang tác động trực tiếp vào các giác quan của ta.
    Ø Một số ví dụ về cảm giác
    Tay đụng vào một vật nhọn thấy đau, sờ vào nước đá thấy lạnh
    Để một vật tròn trên tay, nhắm mắt lại cảm thấy vật đó là tròn , nhẵn
    Mùa đông gió thổi vào da cảm thấy lạnh buốt
    Đi qua bờ kênh cảm thấy mùi bốc lên
    rất khó chịu
    Tất cả những hiện tượng đó đều gọi là cảm giác

    1.1. Đặc điểm cảm giác
    - Cảm giác là một quá trình tâm lý, nghĩa là có nảy sinh, diễn biến và kết thúc. Kích thích gây ra các cảm giác là bản thân các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.
    - Cảm giác phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp, nảy sinh diễn biến khi sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh trực tiếp tác động lên giác quan ta. Khi kích thích ngừng tác động thì cảm giác không còn nữa.
    - Cảm giác chỉ phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, bề ngoài của sự vật và hiện tượng như: hình dáng, đường nét, màu sắc chứ không phản ánh được các sự vật, hiện tượng trong tính trọn vẹn của nó.
    Tuy là một hiện tượng tâm lý sơ đẳng, có chung ở cả con người lẫn con vật nhưng cảm giác của con người khác xa về chất so với cảm giác của con vật vì
    nó mang tính chất xã hội.
    Tính chất xã hội thể hiện ở chỗ
    - Đối tượng phản ánh của cảm giác ở con người không phải chỉ là những sự vật, hiện tượng vốn có trong tự nhiên, mà còn bao gồm cả những sản phẩm do con người sáng tạo ra, nghĩa là có bản chất xã hội.
    - Cơ chế sinh lý của cảm giác ở con người không chỉ giới hạn ở hệ thống tín hiệu thứ nhất (tín hiệu, thuộc tính của sự vật), mà nó còn bao gồm các cơ chế thuộc hệ thống tín hiệu thứ hai (ngôn ngữ)
    - Ở con người, cảm giác là mức độ định hướng đầu tiên, sơ đẳng nhất, nhưng nó không phải là mức độ duy nhất và cao nhất như ở một số động vật.
    - Cảm giác của con người được phát triển mạnh mẽ và phong phú dưới ảnh hưởng của hoạt động và giáo dục. Ví dụ do ảnh hưởng của hoạt động nghề nghiệp mà người thợ nhuộm có thể phân biệt được 60 màu đen khác nhau.
    [/TD]
    [TD]2. Khái niệm chung về tri giác
    2.1. Định nghĩa tri giác
    Ø Tri giác là quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính của sự vật hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan ta.
    Ø Ví dụ về tri giác
    Nếu cho phép người bạn nắm chặt tay lại sờ và bóp sự vật thì người ta có thể nói được sự vật ấy là cái gì, tức đã tác động sự vật đang tác động một cách trọn vẹn
    Trong trò chơi nốt nhạc vui, thí sinh chỉ cần nghe vài nốt nhạc cũng có thể đoán
    được tên bài hát.
    Tất cả những hiện tượng đó đều gọi là tri giác
    2.2. Đặc điểm của tri giác
    Tri giác có những đặc điểm giống với cảm giác như:
    - Là một quá trình tâm lý, có nảy sinh, diễn biến và kết thúc.
    - Phản ánh thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng.
    - Phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp (đang tác động).
    Tuy vậy tri giác có những đặc điểm nổi bật như:
    - Tính trọn vẹn: Tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trọn vẹn, đem lại cho ta một hình ảnh hoàn chỉnh về một sự vật, hiện tượng. Tính trọn vẹn của tri giác do tính trọn vẹn khách quan của bản thân sự vật, hiện tượng quy định. Trên cơ sở kinh nghiệm, hiểu biết của mình, chỉ cần tri giác một số thành phần riêng lẻ của sự vật ta cũng có thể tổng hợp được các thành phần riêng lẻ đó tạo nên hình ảnh trọn vẹn của sự vật,
    hiện tượng.
    - Tính kết cấu: Tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng theo những cấu trúc nhất định. Cấu trúc này không phải tổng số các cảm giác, mà là sự khái quát đã được trừu xuất từ các cảm giác đó trong mối liên hệ qua lại giữa các thành phần của cấu trúc ấy trong suốt một khoảng thời gian nào đó. Sự phản ánh này không phải đã có từ trước mà nó diễn ra trong quá trình tri giác.
    - Tính tích cực: tri giác là một quá trình tích cực, gắn liền với hoạt động của con người. Tri giác mang tính tự giác, giải quyết một nhiệm vụ nhận thức cụ thể nào đó, là một hành động tích cực trong đó có sự kết hợp chặt chẽ của các yếu tố cảm giác và vận động.

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...