Tài liệu Phân biệt các cơ chế bảo hiểm ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân biệt các cơ chế bảo hiểm ở Việt Nam




    ể đáp ứng nhu cầu bảo hiểm tài sản của các chủ thể và nhu cầu an sinh xã hội,
    pháp luật Việt Nam đã quy định nhiều cơ chế bảo hiểm khác nhau. Trong đó, mỗi cơ chế bảo hiểm phải tuân theo một hành lang pháp lí nhất định. Tuy vậy, giữa chúng vẫn mang nhiều nét tương đồng, đến mức trong thực tiễn khó có thể phân biệt được. Vì lí do đó, chúng tôi thông qua bài viết này nhằm góp phần phân biệt sự khác nhau giữa các cơ chế bảo hiểm sau đây:
    - Bảo hiểm dân sự
    Đây là loại bảo hiểm mà hoạt động của nó như một ngành kinh doanh dịch vụ và đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới nhưng cho đến nay vẫn chưa có tên gọi thống nhất. Chúng tôi tạm gọi loại bảo hiểm này là bảo hiểm dân sự vì một số lí do sau: Theo pháp luật Việt Nam thì loại bảo hiểm này được quy định trong Bộ luật dân sự đồng thời hợp đồng bảo hiểm được coi là một trong các hợp đồng dân sự thông dụng (xem Chương XVIII BLDS năm 2005). Mặt khác, đa phần các loại bảo hiểm này đều được hình thành từ ý chí tự nguyện của các chủ thể (trừ một số trường nhằm đảm bảo lợi ích và an toàn chung của xã hội). Tính tự nguyện cam kết của các bên chủ thể trong loại bảo hiểm này đã được quy định trong BLDS năm 2005 và Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 như sau:
    “Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận





    giữa các bên, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”.(1)
    “Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó, bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy
    ra sự kiện bảo hiểm”.(2)
    Khi các bên chủ thể đã tự nguyện thiết lập hợp đồng bảo hiểm thì từ thời điểm hợp đồng đó có hiệu lực pháp luật sẽ phát sinh quan hệ bảo hiểm và phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên. Nói tóm lại, hợp đồng bảo hiểm là một hợp đồng dân sự và là phương tiện pháp lí để các chủ thể thiết lập với nhau quan hệ bảo hiểm.
    Tuy nhiên, các nước trên thế giới quy định về loại bảo hiểm này dưới những tên gọi khác nhau. Vì trong quan hệ bảo hiểm này, bên nhận bảo hiểm chỉ phải thực hiện việc chi trả tiền bảo hiểm khi người được bảo hiểm gặp rủi ro bất thường nên một số nước (chẳng hạn như Hoa Kì) gọi là bảo hiểm rủi ro. Mặt khác, bởi bản chất của loại bảo hiểm này như một ngành kinh doanh và đối tượng bảo hiểm của nó đa phần là những




    * Giảng viên chính Khoa luật dân sự
    Trường Đại học Luật Hà Nội



    rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại nên có nước (chẳng hạn như Thái Lan) gọi là bảo hiểm kinh doanh, một số nước khác lại gọi là bảo hiểm thương mại (assurance commercial).
    Xét về bản chất thì loại bảo hiểm này đa phần được hình thành một cách tự nguyện, chỉ bảo hiểm các tổn thất bất thường (rủi ro), mang đậm tính kinh doanh vì thường bảo hiểm các rủi ro trong hoạt động kinh doanh, thương mại. Do vậy, có thể nói rằng bảo hiểm dân sự, bảo hiểm rủi ro, bảo hiểm kinh doanh, bảo hiểm thương mại chỉ là một.
    Hoạt động bảo hiểm dân sự là một hoạt động kinh doanh, bên cạnh mục đích kinh doanh, bảo hiểm dân sự còn mang mục đích đảm bảo xã hội. Hoạt động bảo hiểm dân sự là sự kết hợp hài hoà giữa tính kinh doanh và tính nhân đạo, tính cộng đồng, hướng tới việc ổn định đời sống xã hội, ổn định sản xuất ngay cả khi xảy ra các biến cố, rủi ro. Vì vậy, có thể kể ra một số đặc trưng của bảo hiểm dân sự, đó là:
    - Bảo hiểm dân sự là một ngành kinh tế (kinh tế bảo hiểm) trong nền kinh tế quốc dân, hoạt động bảo hiểm là hoạt động kinh tế (kinh doanh bảo hiểm) nên quá trình hoạt động phải đảm bảo sự hạch toán kinh tế và có lãi. Để quá trình hoạt động của bảo hiểm dân sự đúng với định hướng của mình, các quốc gia trên thế giới đều phải tác động tới nó thông qua việc quy định bằng pháp luật về rất nhiều vấn đề khác nhau như: Tiêu chuẩn, điều kiện đối với doanh nghiệp bảo hiểm, phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ bảo hiểm dân sự .



    - Với góc độ là một hoạt động kinh doanh, bảo hiểm dân sự luôn mang mục đích kinh tế đồng thời với góc độ là một loại hình bảo hiểm nên bảo hiểm dân sự còn mang tính xã hội. Bản chất của quan hệ kinh tế nói riêng và quan hệ dân sự nói chung, nhất là trong nền kinh tế nhiều thành phần luôn đòi hỏi tính tự do, tự nguyện của các chủ thể cũng như tính bình đẳng giữa các chủ thể với nhau. Vì thế, dù trong bảo hiểm dân sự vẫn có loại hình bảo hiểm bắt buộc nhưng đa phần các quan hệ bảo hiểm dân sự đều được hình thành từ loại hình bảo hiểm tự nguyện. Bảo hiểm dân sự ở loại hình bắt buộc chỉ được đặt ra trong những trường hợp cần phải bảo vệ lợi ích hợp pháp cho người thứ ba nên đối tượng tham gia bảo hiểm do pháp luật quy định. Thông thường đó là những cá nhân, tổ chức có nguy cơ gây ra thiệt hại đối với người khác và do đó thường phát sinh ở họ trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại (chẳng hạn như chủ xe cơ giới là người buộc phải tham gia bảo hiểm về trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới). Trong khi loại hình bảo hiểm tự nguyện được thực hiện trong mọi trường hợp với bất kì chủ thể nào, miễn là họ có nhu cầu bảo hiểm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...