Tiểu Luận Phân biệt biện pháp bảo đảm và biện pháp cưỡng chế trong thi hành án dân sự - Bài tập học kỳ Luật th

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài tập học kỳ Luật thi hành án dân sự: Phân biệt biện pháp bảo đảm và biện pháp cưỡng chế trong thi hành án dân sự
    MỤC LỤC
    [TABLE="width: 339"]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]Trang
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]LỜI MỞ ĐẦU
    [/TD]
    [TD]1
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]I. Lý luận chung.
    [/TD]
    [TD]1
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. Khái niệm và ý nghĩa của biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự.
    [/TD]
    [TD]1
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2. Khái niệm và ý nghĩa của biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự.
    [/TD]
    [TD]2
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3. Điều kiện để áp dụng biện pháp bảo đảm và biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự.
    [/TD]
    [TD]3
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4. Mối quan hệ giữa biện pháp bảo đảm và biện pháp cưỡng chế trong thi hành án dân sự.
    [/TD]
    [TD]4
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]II. Phân biệt giữa biện pháp bảo đảm và biện pháp cưỡng chế trong thi hành án dân sự.
    [/TD]
    [TD]5
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. Về căn cứ áp dụng.
    [/TD]
    [TD]5
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. Về tính chất cưỡng chế.
    [/TD]
    [TD]6
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. Về đối tượng áp dụng.
    [/TD]
    [TD]6
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. Về trình tự áp dụng.
    [/TD]
    [TD]7
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]KẾT LUẬN
    [/TD]
    [TD]8
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [/TD]
    [TD]9
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    LỜI MỞ ĐẦU
    Pháp lệnh Thi hành án dân sự 2004 đã được thay thế bởi Luật THADS 2008. Việc công tác thi hành án được quy định chi tiết và cụ thể trong Luật Thi hành án dân sự đã tạo ra một khung pháp lý quan trọng để việc thi hành án được thi hành một cách nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
    Một trong các thay đổi giúp Luật thi hành án dân sự phát huy được vai trò của mình đó là quy định thêm các biện pháp bảo đảm. Vậy biện pháp bảo đảm mới này và biện pháp cưỡng chế vốn có có những điểm gì khác nhau? Vai trò của mỗi biện pháp trong công tác thi hành án như thế nào?
    Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này em đã quyết đinh lựa chọn bài tập số 3 : “Phân biệt giữa biện pháp bảo đảm và biện pháp cưỡng chế trong thi hành án dân sự” để hoàn thiện bài tập lớn môn thi hành án dân sự của mình. Em mong rằng trong quá trình làm bài cũng như những đóng góp từ các thày (cô) sẽ giúp em hoàn thiện kiến thức về vấn đề này.

    NỘI DUNG
    I. Lý luận chung.
    1. Khái niệm và ý nghĩa của biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự (THADS).
    Một bản án, quyết định của toà án có được thi hành trên thực tế hay không phụ thuộc nhiều vào việc đương sự có điều kiện thi hành án hay không. Tuy nhiên khi đương sự có điều kiện để thi hành thì chưa hẳn bản án, quyết định đó đã được thi hành nếu pháp luật không có các biện pháp bảo đảm. Vậy biện pháp bảo đảm là gì?
    Trong giáo trình Luật THADS của trường Đại học Luật Hà Nội có định nghĩa về biện pháp bảo đảm thi hành án như sau: “Biện pháp bảo đảm là biện pháp lý đặt tài sản của nguời phải thi hành án trong tình trạng bị hạn chế hoặc cấm sử dụng, định đoạt nhằm ngăn chặn việc người phải thi hành án tẩu tán, định đoạt tài sản, trốn tránh việc phải thi hành án và đôn đốc họ phải tự nguyện phải thi hành án của mình, do chấp hành viên áp dụng trước khi áp dụng biện pháp cưỡng chế.”
    Với định nghĩa như trên ta có thể thấy biện pháp bảo đảm có ý nghĩa to đối với công tác thi hành án. Cụ thể đó là ngăn chặn được việc tẩu tán tài sản đảm bảo được hiệu lực của bản án, quyết định và thể hiện được tính nghiêm minh của pháp luât. Bên cạnh đó, biện pháp này còn đốc thúc người phải thi hành án tự nguyện thi hành nghĩa vụ của mình. Bởi lúc này, họ biết mình không thể trốn tránh được nghĩa vụ khi tài sản đã bị đặt trong tình trạng bị hạn chế. Và cuối cùng, đối với những đối tượng vẫn không chịu thi hành án thì đây là tiền đề để áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...