Tài liệu Phản ánh là thuộc tính của tất cả các dạng vật chất

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phản ánh là thuộc tính của tất cả các dạng vật chất,song phản ánh được thể hịên dưới nhiều hình thức : Phản ánh vật lý , phản ánh sinh học , phản ánh tâm lý và phản ánh ý thức.Trong đó, phản ánh ý thức hay phản ánh năng động sáng tạo chính là hình thức phản ánh cao nhất và là biểu hịên của sự tiến hoá cao nhất. Bởi vậy mà ta cần phân biệt phản ánh ý thức với các hình thức phản ánh còn lại.
    Trước tiên ta cần phải hiểu thế nào là phản ánh , thế nào là ý thức. Ý thức là sự phản ánh sáng tạo , năng động thế giới khách quan vào bộ não người , là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan. Còn phản ánh là sự tái tạo của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá trình tác động qua lại giữa chúng.
    Tiếp theo ta cần tìm hiểu về các hình thức phản ánh khác có những đặc điểm gì và những đặc trưng của chúng. Đầu tiên, hình thức phản ánh thấp nhất của giới vật chất là phản ánh tâm lý , hoá học. Phản ánh tâm lý , hoá học chỉ diễn ra ở giới vô sinh không có sự định hướng , lựa chọn. Đó là hình thức phản ánh thụ động có sự tác động qua lại một cách máy móc. Ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình thức phản ánh vật lý , hóa học trong đời sống ví dụ như khi ta để một chiếc gương ở lâu dưới ánh nắng thì nó bị vỡ hay khi ta chụp ảnh , chiếc máy ảnh không có lựa chọn hay xử lý thế nào mà mặc định khi ta ấn nút chụp nó sẽ chụp lại bất kể là chụp cái gì. Tiếp đến ở mức cao hơn phản ánh vật lý hoá học là hình thức phản ánh sinh học. Hình thức phản ánh sinh học tồn tại ở thế giới hữu sinh và tồn tại ở hai dạng là tính kích thích và tính phản ứng. Tính kích thích là phản ứng của thực vật và động vật bậc thấp bằng cách thay đổi chiều hướng sinh trưởng , phát triển , thay đổi về màu sắc , . khi nhận sự tác động của môi trường bên ngoài-tính kích thích đã có sự tiến hoá hơn khi có sự định hướng hành động. Tính kích thích được thể hiện rất rõ ở các loài thực vật , như ở cây xấu hổ , khi ta chạm vào lá thì lá cây sẽ tự co lại hay như ở trong rừng thì các cây sẽ phát triển cao hơn để nhằm vươn lên đón được nhiều ánh nắng hơn thì đó cũng là tính kích thích. Không chỉ ở thực vật mà ở một số sinh vật bậc thấp ta cũng bắt gặp tính kích thích này , như loài giun , rết khi có tác động vào người chúng thường co mình lại , hay như ở loài mực , khi chúng cảm thấy có nguy hiểm chúng sẽ tung ra túi mực để tung hoả mù, . Còn tính cảm ứng là phản ứng của động vật có thần kinh tạo ra năng lực cảm giác, được thực hiện trên cơ sở điều khiển của quá trình thần kinh qua cơ chế phản xạ không điều kiện. Khác với tính kích thích thì tính cảm ứng chỉ có ở động vật chứ không xuất hiện trong giới thực vật, tính cảm ứng thể hịên qua những phản xạ mà từ khi sinh ra đã vốn có để bảo vệ nó như khi bị đánh thì sẽ có phản xạ tránh né hoặc khi chạm vào vật gì mà thấy nóng thì sẽ rút tay ra, . nhưng nó vẫn chưa có sự tạo ra các hình thức phản xạ mới hay ta còn gọi là tạo ra các hình thức phản xạ có điều kịên. Hình thức phản ánh tâm lý thì chỉ diễn ra ở động vật bậc cao chứ động vật bậc thấp không có và sự phát triển của hình thức phản ánh này được thể hiện rõ nhất chính là ở sự xuất hiện của hệ thần kinh trung ương và sự phản xạ có điều kiện. Hình thức phản ánh này thể hiện ở các loài động vật bậc cao hơn như chó , mèo , . chúng đã có khả năng hình thành nên các phản xạ thông qua các hành động được lặp lại , ví dụ như khi ta huấn luyện chó thì cứ vào một giờ nhất định ra cho chúng ăn , liên tục lặp lại như vậy trong nhiều ngày thì sẽ hình thành thói quan cho con chó đấy là cứ đến đúng giờ thì sẽ ra chỗ đặt đĩa thức ăn của chúng hay khi người ta huấn luyện xiếc thì thường tạo thói quen , phản xạ cho các loài động vật đó như khi ta đánh roi hai lần thì chúng sẽ phải lăn qua bên phải , . đó không phải là những phản xạ có sẵn mà do được tích luỹ qua huấn luyện , . và đó chính là sự tiến bộ lớn trong hoạt động phản ánh của giới sinh vật.
    Nhưng tất cả các hình thức phản ánh vật lý hoá học , phản ánh sinh học và phản ánh tâm lý đều không có được đặc điểm như sáng tạo , năng động ,tích cực , chủ động , tự giác có mục đích mà phải đến phản ánh ý thức thì mới có đầy đủ các đặc điểm ấy - và đó cũng là khác nhau cơ bản của phản ánh ý thức với các loại phản ánh khác,giúp ta phân bịêt phản ánh ý thức với các loại phản ánh khác. Trước tiên, ta phân bịêt phản ánh ý thức và các loại phản ánh khác chính ở ở đặc điểm sáng tạo,chủ động ,tự giác và mang tính mục đích. Nếu như với các loại phản ánh khác thì khi tiếp nhận một thông tin thì các thông tin ấy sẽ được tiếp nhận một cách nguyên vẹn , luôn giống nhau với mọi cá thể và không hề có sự cải biến thông tin, ta có thể thấy khi huấn luyện cả một đàn chó thì chúng sẽ hình thành các phản xạ có điều kịên như nhau ,không hề có sự khác biệt , thì phản ánh ý thức rất khác biệt bởi nó có tính sáng tạo tức là khi tiếp nhận thông tin thông tin thì con người sẽ kết hợp với những tri thức có sẵn để tạo ra ý thức bởi vậy mà cùng một sự vật có thể với mỗi người lại hình thành ý thức khác nhau , như trong câu chuỵên ” thầy bói xem voi “ thì từ cùng một dạng của vật chất là “con voi” nhưng với năm ông thầy thì mỗi ông lại nhìn ra con voi ở một hình dạng không giống nhau , ông thì bảo con voi như cái chổi xề , ông thì bảo con voi như cái cột đình , . đó là sự sáng tạo trong phản ánh ý thức. Phản ánh ý thức còn mang tính tự giác , chủ động bởi con người luôn chủ động tìm hiểu , để có được ý thức chứ ý thức không tự đến với chúng ta , rõ ràng chỉ ngồi im một chỗ thì không thể hình thành ý thức phong phú , sâu sắc về các hịên tượng trong cuộc sống được. Nhưng điểm phân bịêt quan trọng nhất của phản ánh ý thức và phản ánh còn lại chính là tính mục đích,vốn từ khi sinh ra thì ý thức đã mang tính mục đích , mà mục đích con người chính là tác động vào giới tự nhiên để cải biến tự nhiên , nhằm duy trì sự tồn tại của chính mình , đó chính là điểm khác biệt của con người với động vật bởi động vật dựa hoàn toàn vào tự nhiên. Rõ ràng chỉ có con người mới lao động – mà lao động thì mang tính mục đích – còn động vật thì thụ động chỉ biết sống nhờ vào tự nhiên. Điểm phân bịêt thứ hai chính là ý thức chỉ diễn ra ở con người xã hội. Chỉ có dạng vật chất phát triển cao nhất , có tổ chức cao nhất là bộ não người thì mới có thể phản ánh ý thức. Nó khác biệt so với giới động vật dù thông minh thì cũng chỉ là các phản xạ có điều kịên chứ không phải là ý thức.Và điểm cuối cùng phân biệt phản ánh ý thức với các hình thức phản ánh khác là ý thức mang tính xã hội. Nó được ra đời, được tồn tại , được vận động biến đổi phát triển trong môi trường hoạt động xã hội của con người. Ý thức chỉ tồn tại ở con người , có nguồn gốc từ hoạt động cải tạo thế giới của con người qua quá trình lao động mà quá trình lao động đó lại mang tính xã hội do đó ta có thể nói ý thức cũng mang tính xã hội.
    Có thể nói , phản ánh ý thức là hình thức phản ánh cao nhất , phát triển nhất và được phân biệt với các hình thức phản ánh khác qua ba điểm chính là tính mục đích , tính xã hội và chỉ tồn tại ở dạng vật chất phát triển cao nhất là con người với cơ quan tổ chức phát triển cao nhất chính là bộ não .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...