Tài liệu Phần 1 [Ôn tập] - Nguyên tắc quyền lực Nhà nước thống nhất

Thảo luận trong 'Công Chức' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Câu hỏi: Trình bày nguyên tắc quyền lực NN là thống nhất, có sự phân công phôí hợp giữa các CQNN trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nguyên tắc này được thể hiện trong HP năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) như thế nào?

    Trả lời:

    Điều 2 HP năm 1992 ( đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định:

    NN Cộng hoàXHCNVN là NNPQ XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực NN thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

    Quyền lực NN là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các CQNN trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.”

    1. Quan niệm về quyền lực nhà nước

    Với nghĩa chung nhất, quyền lực mà cái mà nhờ đó buộc ng¬ười khác phải phục tùng, là khả năng thực hiện ý chí của mình trong quan hệ với người khác.

    Trong xã hội, quyền lực có nhiều loại khác nhau: quyền lực đạo đức, quyền lực tôn giáo, quyền lực dòng họ, quyền lực kinh tế Trong số nhiều loại quyền lực đồng thời tồn tại, đan xen thâm nhập và ảnh h¬¬ưởng lẫn nhau tạo thành chỉnh thể của quyền lực trong xã hội, đáng chú ý nhất là quyền lực công (quyền lực xã hội) và quyền lực chính trị.

    Quyền lực chính trị là một bộ phận của quyền lực trong xã hội, và bao giờ cũng mang tính giai cấp. Quyền lực chính trị của giai cấp nắm quyền còn đ¬ược tổ chức thành NN. Do vậy, xét về bản chất, quyền lực NN là quyền lực của giai cấp thống trị và nó đ¬ược thực hiện bằng cả một hệ thống chuyên chính do giai cấp đó lập ra.

    Quyền lực chính trị ở nước ta mang bản chất của giai cấp công nhân. Nhưng để thực hiện quyền lực chính trị, giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...